Giỏ hàng

Biến chứng tiểu đường và cách phòng tránh hiệu quả nhất

Biến chứng tiểu đường là nỗi khiếp sợ của mọi bệnh nhân. Nó gồm biến chứng mắt do tiểu đường, bệnh thần kinh tiểu đường và nhiều tổn thương nguy hiểm khác.

Biến chứng tiểu đường được chia làm 2 loại: biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính. Tuy nhiên, dù là loại nào đi chăng nữa thì những tổn thương do tiểu đường gây ra cũng đều để lại hậu quả trầm trọng và nguy cơ tử vong rất cao nếu không được điều trị hoặc cấp cứu kịp thời.

Một số biến chứng tiểu đường nguy hiểm.

Một số biến chứng tiểu đường nguy hiểm.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Tiểu đường (đái tháo đường) là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Được coi là “kẻ giết người thầm lặng”, bệnh tiểu đường cũng giống như HIV hay ung thư, tiến triển âm thầm nhưng để lại những hệ lụy khôn lường.

Biến chứng tiểu đường cấp tính

Biến chứng tiểu đường cấp tính xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được xử trí ngay lập tức.

Hôn mê do hạ đường huyết đột ngột

Hạ đường huyết là một tình trạng rất hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường.

Hôn mê do hạ đường huyết là biến chứng tiểu đường, thường xảy ra khi đường huyết thấp hơn mức 3mnol/l (mức bình thường với người tiểu đường là 5,0 – 6,2 mnol/l). Tình trạng này nếu không cấp cứu đúng lúc, đúng phương pháp có thể khiến bệnh nhân tử vong hoặc bị tổn thương não không hồi phục.

Hôn mê do nhiễm toan ceton

Nhiễm toan ceton là tình trạng nhiễm toan do tăng sản sinh và tích lũy ceton trong máu. Tình trạng này xảy ra khi lượng insulin bị thiếu hụt tương đối hoặc tuyệt đối, kèm theo theo là tăng đường huyết và mất nước. Nhiễm toan ceton nặng sẽ dẫn đến hôn mê.

Nhiễm toan ceton thường gặp ở người đái tháo đường type 1 hơn là type 2. Bệnh nhân hôn mê nhiễm toan ceton có tỷ lệ tử vong khoảng 2% – 10%.

Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu

Tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết xảy ra khi đường trong máu tăng rất cao (thường trên 30 mnol/l) đi kèm theo là hiện tượng mất nước nặng, không nhiễm toan ceton hoặc có nhiễm nhưng rất nhẹ. Tăng áp lực thẩm thấu mức nặng sẽ dẫn tới hôn mê.

Biến chứng tiểu đường này xảy ra ở người bệnh tiểu đường type 2 nhiều hơn type 1. Tỷ lệ tử vong của người bị hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu có thể lên đến 15%.

Biến chứng tiểu đường mạn tính

Tiểu đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa đường mạn tính. Hậu quả của bệnh là đường huyết tăng cao trong thời gian dài. Tình trạng này tiếp diễn sẽ khiến cho quá trình oxy hóa diễn ra mạnh, từ đó gây tổn thương tới các tế bào và mạch máu.

Bệnh thần kinh tiểu đường

Thần kinh tiểu đường là biến chứng phổ biến, xuất hiện sớm nhất ở bệnh nhân đái tháo đường. Biến chứng này bao gồm bệnh thần kinh ngoại biên và bệnh thần kinh tự chủ.

Loét bàn chân là một biến chứng tiểu đường thường gặp ở người bệnh.

Loét bàn chân là một biến chứng tiểu đường thường gặp ở người bệnh.

Bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường

Tổn thương thần kinh ngoại biên sẽ khiến bệnh nhân tê bì hoặc kim châm, giảm cảm giác, yếu cơ.

Các biểu hiện của bệnh thường diễn ra ở bàn chân, cụ thể là loét bàn chân. Nếu không được chữa kịp thời thì bệnh nhân có thể bị đoạt chi cao, thậm chí là tử vong.

Bệnh thần kinh tự chủ do đái tháo đường

Tổn thương thần kinh tự chủ (tổn thương thần kinh thực vật) có các triệu chứng như:

  • Loạn nhịp tim;
  • Da khô;
  • Tiêu chảy;
  • Táo bón;
  • Đại tiện không kiểm soát được;
  • Rối loạn cương dương ở nam giới hoặc khô âm đạo ở nữ giới;
Biến chứng mắt do tiểu đường

Lượng đường huyết tăng cao sẽ khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương, gây ra bệnh võng mạc tiểu đường. Căn bệnh này sẽ làm thị lực người bệnh bị suy giảm, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến mù lòa.

Ngoài ra, đái tháo đường cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt khác như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, phù hoàng điểm.

Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường

Mắc các bệnh về tim mạch là hệ lụy khó tránh khỏi với người bệnh tiểu đường. Các thống kê đã chỉ ra rằng hơn 75% bệnh nhân đái tháo đường nhập viện vì các biến chứng tim mạch.

Theo ThS.BS Hồ Khải Hoàn (Phó Trưởng khoa Đái tháo đường, BV Nội tiết TƯ), biến chứng tiểu đường về tim mạch phổ biến nhất là tắc mạch vành và mạch não, xơ cứng động mạch, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim…

Bệnh thận do tiểu đường

Lượng đường huyết cao sẽ làm tổn thương tới hàng triệu mạch máu nhỏ tại thận. Từ đó, thận bị suy giảm chức năng lọc, bài tiết, nặng hơn có thể dẫn đến suy thận không hồi phục.

Biến chứng nhiễm trùng của tiểu đường

Bệnh nhân đái tháo đường rất dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là:

  • Nhiễm trùng răng lợi;
  • Nhiễm trùng tiết niệu hay sinh dục;
  • Nhiễm trùng da gây mụn nhọt, nấm;
  • Chậm liền vết thương;

Nguyên nhân do đường trong máu cao là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, đồng thời làm yếu hệ miễn dịch của cơ thể.

Xây dựng chế độ ăn uống nhiều rau xanh là cách phòng tránh biến chứng tiểu đường hiệu quả.

Xây dựng chế độ ăn uống nhiều rau xanh là cách phòng tránh biến chứng tiểu đường hiệu quả.

Phòng tránh biến chứng tiểu đường thế nào?

Theo TS.BS nội tiết Bệnh viện Mayo tại Mỹ – Laurie R. Roust, hiện nay chưa có phương pháp nào để chữa khỏi bệnh tiểu đường. Song người bệnh có thể kiểm soát lượng đường huyết để có một cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh biến chứng tiểu đường khi thực hiện các điều sau:

  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Có chế độ sinh hoạt khoa học. Không làm việc quá sức mà cần nghỉ ngơi điều độ để giảm căng thẳng.
  • Ăn uống hợp lý, không được bỏ bữa hay kiêng khem quá mức.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, thực hiện xét nghiệm HbA1c từ 3-6 tháng một lần.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ khi cơ thể có bất cứ dấu hiệu bất thường nào.
  • Chăm sóc chân, da, miệng và mắt cẩn thận, tránh để bị thương, bị nhiễm trùng.

Ngoài ra, để việc phòng tránh biến chứng tiểu đường thêm hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng các thảo dược thiên nhiên như nấm lim xanh.

Hàm lượng vitamin A, C cao trong nấm lim xanh có tác dụng chống viêm, nhiễm và loại bỏ các gốc tự do. Đặc biệt, các dược chất như polysaccharides, proteoglycan có khả năng loại bỏ đường dư thừa trong cơ thể qua cơ chế kích thích tuyến tụy sản sinh ra insullin, cân bằng nội tiết tố. Điều này sẽ giúp cho việc chữa trị tiểu đường có hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Đồng thời, sử dụng nấm lim xanh sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe, giảm cảm giác mệt mỏi.

Xem thêm: https://thanhnien.vn/suc-khoe/nhung-cach-ngan-chan-bien-chung-benh-tieu-duong-465841.html

 

 

 

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button