Ngô Thù Du
Tên khoa học: Evodia rutaecarpa (Juss) Benth. Thuộc Họ Cam (Rutaceae).
Mô tả cây thuốc:
Thu hoạch, sơ chế:
Thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 11, khi quả chưa nứt, cắt cành có quả, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp (40 – 50 oC), loại bỏ cành cuộng, lá, cuống quả và tạp chất khác.
+ Ngô thù du sống: Loại bỏ tạp chất.
+ Ngô thù du chế: Giã hoặc tán thô Cam thảo và sắc với đồng lượng nước, lọc bỏ bã, cho Ngô thù du sạch vào dụng cụ có nắp, trộn với nước sắc Cam thảo và ủ cho thấm hết, sao se, lấy ra phơi khô. Dùng 6 kg Cam thảo cho chế 100 kg Ngô thù du.
Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô.
Bào chế:
+ Nấu nước sôi tẩy 7 lần để lại vị đắng nồng. Sấy khô dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
+ Chích Ngô thù du: Dùng Cam thảo sắc lấy nước, bỏ bã, cho Ngô thù vào, tẩm, sao qua cho khô (Mỗi 100 cân Ngô thù, dùng Cam thảo 6 cân 4 lạng) (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Lấy nước đun sôi để ấm (60 -70o) đổ vào ngô thù quấy nhẹ cho đến nguội. Bỏ nước nguội đi. Làm lại như trên 2- 3 lần (thuỷ bào). Sấy khô, giã dập (dùng sống) (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản: Để nơi khô ráo, khó mốc mọt, nhưng đậy kín để giữ hương vị.
Mô tả Dược liệu:
Vị thuốc Ngô thù du là quả hình cầu hoặc hình cầu dẹt, đường kính 0,2 – 0,5 cm, mặt ngoài màu lục vàng thẫm đến màu nâu, thô, xù xì. Có nhiều điểm chấm dầu nhô lên hoặc trũng xuống. Đỉnh quả có kẽ nứt hình sao 5 cánh, chia quả thành 5 mảnh. Gốc quả còn sót lại cuống phủ lông tơ vàng. Chất cứng, giòn. Mặt cắt ngang quả thấy rõ 5 ô, mỗi ô chứa 1 – 2 hạt màu vàng nhạt. Mùi thơm ngát, vị cay, đắng.
Tính vị:
+ Vị cay, tính ôn (Bản Kinh).
+ Rất nhiệt, có ít độc (Danh Y Biệt Lục).
+ Vị đắng, cay, rất nhiệ, có độc (Dược Tính Luận).
+ Vị cay, đắng, tính ôn, có độc (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vị cay, đắng, tính nhiệt, có độc (Trung Dược Học).
Quy kinh:
+ Vào kinh túc Thái âm Tỳ, túc Thiếu âm Thận, túc Quyết âm Can (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh Can, Tỳ, Vị, Đại trường, Thận (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
+ Vào kinh can, Vị (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Vị, Tỳ, Can, Thận (Trung Dược Học).
Tác dụng của Ngô thù du:
+ Ôn trung, chỉ thống, hạ khí, trục phong tà, khai tấu lý (Bản Kinh).
+ Kiện tỳ, thông quan tiết (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Khai uất, hóa trệ (Bản Thảo Cương Mục).
+ Ôn trung, chỉ thống, lý khí, táo thấp (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Khứ hàn, chỉ thống, chỉ ẩu, giáng nghịch, ôn tỳ, chỉ tả, khứ đờm thấp (Trung Dược Học).
Chủ trị:
Trị nôn nghịch, nuốt chua, đầu đau do quyết âm bệnh, tạng hàn, nôn mửa, ti6eu chảy, bụng trướng đau, cước khí, sán khí, miệng lở loét, răng đau, thấp chẩn, thủy đậu (Trung Dược Đại Từ Điển).
Kiêng kỵ: Âm hư, có triệu chứng nhiệt: không dùng (Trung Dược Học).
Bài thuốc có Ngô thù du:
+ Chữa nôn mửa: Ngô thù du 5g, can khương 2g, nước 300ml sắc còn 100ml, chia 3 lần uống trong ngày.
+ Giúp sự tiêu hoá: Ngô thù du 2g, một hương 2g, hoàng liên 1g, tất cả tán thành bột, trộn đều, chia 3 lần uống trong ngày.
+ Hạ bộ chảy nước ngứa ngáy: Ngô thù du không kể liều lượng, sắc nước mà rửa.
+ Chữa nhức răng: Ngô thù du ngâm rượu, ngậm vào một, lúc lâu rồi nhổ đi.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang