Tiểu đường nên ăn hoa quả gì và kiêng những thực phẩm nào? Những thông tin dưới đây sẽ giải đáp về chế độ ăn khi bị tiểu đường mà nhiều người bệnh quan tâm.
Tiểu đường nên ăn hoa quả gì sẽ tốt cho việc điều trị bệnh? Một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường chính là chế độ ăn uống không hợp lý. Việc điều trị bệnh có đạt hiệu quả hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc bị tiểu đường ăn gì, kiêng gì.
Bệnh tiểu đường, hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa mỡ, cacbohydrat, protein khi thiếu hụt insulin tuyến tụy. Điều này khiến đường huyết trong cơ thể tăng cao, gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
Người bị tiểu đường nên ăn hoa quả gì?
Tiểu đường nên ăn hoa quả gì là vấn đề người bệnh quan tâm. Bởi hoa quả là thực phẩm quen thuộc và chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, đối với bệnh nhân đái tháo đường không phải loại quả nào cũng tốt. Người bệnh cần phải lựa chọn loại hoa quả phù hợp giúp ổn định đường huyết trong cơ thể.
Dưới đây là một số gợi ý về việc bị tiểu đường nên ăn hoa quả gì mà người bệnh có thể tham khảo.
Bị tiểu đường nên ăn các loại trái cây ít đường
Một số loại ít đường mà người bệnh có thể lựa chọn khi không biết tiểu đường nên ăn hoa quả gì như: bưởi, bơ, đu đủ, cà chua…
Bệnh tiểu đường ăn bưởi giúp điều trị hiệu quả
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Bệnh viện Đa khoa Massachusettes (Mỹ) và đại học Hebrewrong (Israel), ăn bưởi giúp trị đái tháo đường.
Công dụng của bưởi với người tiểu đường
Bệnh tiểu đường nên ăn bưởi bởi vì:
- Trong thành phần của bưởi chứa chất naringenin. Chất này giúp gan đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể. Bên cạnh đó, naringenin còn giúp kiểm soát đường huyết ổn định.
- Trong nước ép bưởi có chứa một chất gần giống với insulin. Điều này giúp làm giảm đường glucose, hạ đường huyết và ổn định huyết áp.
- Bưởi chứa 0% chất béo không chỉ tốt cho người ăn kiêng mà còn phù hợp với bệnh nhân đái tháo đường.
Ăn bưởi trị đái tháo đường
Mỗi ngày bệnh nhân đái tháo đường nên ăn bưởi để hỗ trợ điều trị, cụ thể là:
- Ăn 3 phần bưởi, tương đương với 1 quả/ ngày.
- Nếu không ăn bưởi tươi có thể uống nước ép bưởi. Mỗi cốc nước ép sử dụng 2 – 4 múi bưởi.
- Bổ sung thêm các loại rau, quả ít đường khác bên cạnh việc ăn bưởi mỗi ngày.
Quả bơ hỗ trợ chữa đái tháo đường
Bơ được mệnh danh là “thực phẩm hoàn chỉnh” bởi thành phần ít đường và chứa chất béo đơn. Ngoài ra, quả bơ còn chứa khoảng 20 loại vitamin E, A, C, B6,… và chất khoáng như protein, folate, kali, đồng.
Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trung bình có khoảng 17g carbohydrat trong một trái bơ. Đây là lượng carbohydrat phù hợp với sức khỏe con người, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường.
Kết hợp ăn bơ với thực phẩm khác giúp giảm đường huyết trong cơ thể. Bởi lẽ, chất béo và chất xơ trong quả bơ góp phần làm chậm sự hấp thu carbohydrat trong các thực phẩm khác.
Tìm hiểu thêm thông tin tại: http://dantri.com.vn/suc-khoe/loi-ich-cua-trai-bo-voi-nguoi-benh-tieu-duong-20160618055154422.htm
Đu đủ chín trị đái tháo đường
Đu đủ là một trong những gợi ý dành cho người bệnh khi không biết bị tiểu đường nên ăn hoa quả gì. Bởi trong thành phần đu đủ chứa hợp chất papain, vitamin A và chất carotene tốt cho sức khỏe con người. Các chất này giúp kiểm soát hàm lượng đường có trong máu.
Ngoài ra, đu đủ chín còn góp phần làm chậm tiến triển của bệnh đái tháo đường type 2. Trong 1 cốc đu đủ chứa khoảng 8,3g đường. Người bệnh có thể ăn đu đủ mà không lo tăng đường huyết.
Bị tiểu đường ăn hoa quả có chỉ số GI trung bình?
Chỉ số GI là chỉ số đường trong thực phẩm. Vậy lời khuyên về tiểu đường nên ăn hoa quả gì có loại trừ các loại trái cây có GI trung bình không?
Người bệnh hoàn toàn có thể ăn các loại quả chứa đường (GI nằm trong khoảng từ 56 – 69). Một số loại quả có chỉ số GI trung bình là: cam, táo, chuối… Lượng đường trong những loại quả này không khiến đường huyết trong cơ thể tăng đột ngột. Nhưng chúng cũng không có khả năng giúp ổn định đường huyết.
Vì vậy người bệnh không nên ăn quá nhiều cam, táo, chuối,… trong một ngày hoặc ăn liên tục từ ngày này sang ngày khác. Tốt nhất là ăn cách ngày hoặc kết hợp cùng với các loại thực phẩm chứa ít đường hoặc không chứa đường như bưởi, bơ, cà chua…
Xem thêm về những loại rau, quả ít đường: http://suckhoedoisong.vn/10-loai-rau-va-trai-cay-khong-duong-tot-cho-suc-khoe-n92947.html
Đường huyết cao không nên ăn gì?
Bên cạnh việc lưu ý ăn gì tốt cho điều trị, tiểu đường kiêng gì cũng là điều người bệnh cần quan tâm. Các loại thức ăn, đồ uống chứa Carbohydrate đơn (viết tắt là Carb đơn) sẽ khiến đường huyết tăng nhanh, theo chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ Paige Smathers.
Đồ ngọt gây tăng lượng đường trong máu
Đồ ngọt phổ biến hiện nay thường là bánh kẹo, socola, nước ngọt. Trong thành phần của chúng chứa nhiều đường tự nhiên hoặc đường hóa học.
Khi tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt vào cơ thể, lượng đường trong máu sẽ tăng cao. Người khỏe mạnh có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường nếu có thói quen ăn đồ ngọt mỗi ngày. Còn người đã phát hiện bệnh tiểu đường sẽ rất khó điều trị nếu không kiêng đồ ngọt. Thậm chí chúng còn khiến bệnh trở nên nặng hơn, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Bị tiểu đường không nên ăn thực phẩm nhiều tinh bột
Các bác sĩ khuyến cáo người bị đái tháo đường nên hạn chế ăn tinh bột, điển hình là cơm, bún, phở, cháo và các loại củ như khoai, sắn.
Tinh bột khi được cơ thể hấp thụ sẽ thành đường glucose trong máu. Sự chuyển hóa này khiến chỉ số đường huyết ngày càng tăng và insulin do tuyến tụy sinh ra không đủ hoặc đủ nhưng bị kháng lại, từ đó gây bệnh tiểu đường.
Chất béo bão hòa khiến khó kiếm soát đường huyết
Các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa như: nội tạng động vật, mỡ động vật, thịt lợn và các chế phẩm như xúc xích, mỳ tôm, đồ ăn chiên, rán.
Trong thành phần của những loại đồ ăn này chứa hàm lượng cholesterol cao. Khi cơ thể hấp thụ chúng sẽ khiến dư thừa cholesterol trong máu, tăng nguy cơ bệnh béo phì và khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn.
Trái cây khô không tốt cho người tiểu đường
Trong 1kg trái cây khô chứa hàm lượng đường cao gấp nhiều lần so với 1kg trái cây tươi. Vì vậy, sử dụng trái cây khô rất dễ khiến người bệnh mất kiểm soát đường huyết.
Ngoài ra, các chế phẩm khác từ trái cây như siro, nước ép cũng là thực phẩm, đồ uống mà người bị đường huyết cao nên tránh xa để phòng ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Bị đái tháo đường nên kiêng sữa, bơ, phomai
Chất béo trong phô mai, bơ, sữa khiến tuyến tụy bị hạn chế sản xuất insulin. Khi insulin không được sản xuất đủ sẽ khiến việc chuyển hóa glucose vào mô bị ngăn cản. Glucose tích tụ trong máu càng nhiều càng khiến bệnh tiểu đường nặng và khó điều trị hơn.
Do đó, nếu có nhu cầu sử dụng sữa, hãy lựa chọn loại sữa tách béo. Bên cạnh đó, hãy hạn chế sử dụng bơ, sữa, phô mai khi bị đái tháo đường.
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang