Thực đơn cho người tiểu đường với thịt cá, rau quả, đậu… ở tỷ lệ hợp lý vừa giúp hỗ trợ điều trị bệnh vừa ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết.
Thực đơn cho người tiểu đường do bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM gợi ý với đầy đủ chất cần thiết cho sự phục hồi cơ thể của người bệnh.
Tiểu đường (đái tháo đường) là một căn bệnh do sự thiếu hụt nội tiết tố trong cơ thể. Người bị tiểu đường thường mất hoàn toàn hoặc suy giảm khả năng sản xuất ra hormone insulin. Tình trạng này khiến lượng đường trong máu tăng cao và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Bệnh nhân hoàn toàn có thể gặp phải bệnh lý liên quan tới mắt, thận, thần kinh và tim.
Tiểu đường là căn bệnh rất nguy hiểm. Theo ước tính, có tới 70 – 80% người bị bệnh tiểu đường tử vong do gặp biến chứng về tim mạch. Những người này có khả năng tử vong cao gấp 2 – 3 lần người bình thường. Với người bị đái tháo đường phải phụ thuộc vào imsulin, tỷ lệ người chết do nhiễm độc ure là 50 – 80%. Người bị mù lòa do tiểu đường cao hơn người bình thường gấp 23 lần. Theo thống kê từ Bộ Y tế, số người chết do bệnh tiểu đường chỉ đứng sau bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não và ung thư.
Thực đơn cho người tiểu đường
Theo BS Nguyễn Thị Hoa – Trưởng khoa Dinh Dưỡng – BV Nhi Đồng 1, những người bị tiểu đường nên chọn những món ăn có thể giúp đường huyết ở mức ổn định. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần đa dạng thực phẩm để đảm bảo có chế độ ăn uống tốt cho sự phục hồi cơ thể.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người tiểu đường
Cũng theo BS. Hoa, người bị tiểu đường cần tuân thủ nguyên tắc sau:
– Bữa ăn phải đảm bảo đủ năng lượng để giữ cân nặng ở mức bình thường.
+ Tùy vào độ tuổi, giới tính, công việc hàng ngày và thể trọng của mỗi người mà có chế độ ăn khác nhau.
- Với người lao động nhẹ: 30kcal/ngày
- Với người lao động trung bình: 35kcal/ngày
- Người lao động nặng: 40 – 45kcal/ngày.
+ Không nên đưa quá nhiều hoặc ít năng lượng vào bữa ăn. Bởi, làm như thế có thể khiến lượng đường trong máu rơi vào vùng nguy hiểm.
- Chất đạm: 15 – 20% tổng năng lượng khẩu phần.
- Chất béo: 25 – 30%
- Glucid (chất đường bột): 55 – 60%
– Chất xơ: 30 – 40g/ngày. Chúng có tác dụng khống chế glucoza, triglycerid và cholesterol. Hơn nữa, chất xơ cũng làm giảm quá trình hấp thu đường vào máu. Nhờ đó, lượng đường trong máu ở mức cân bằng, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả.
– Vitamin B1, B2, PP giúp ngăn ngừa đường tạo thành thể cetonic.
– Muối: Chỉ nên ăn ít hơn 6g/ngày.
– Nên chia nhỏ thành 5 – 6 bữa/ngày nhằm khống chế đường huyết ở mức ổn định. Với người bệnh có sử dụng insulin trong quá trình điều trị, cần thêm một bữa phụ trước khi ngủ để tránh tình trạng bị hạ đường huyết.
– Ăn đúng giờ, không nên bỏ bữa. Trong bữa ăn không nên ăn quá nhiều, ăn vội vàng.
– Ít sử dụng đồ chiên xào, đưa món ăn dạng luộc và nấu là chính vào bữa ăn
– Rượu, bia, thuốc lá là những thứ mà người bệnh cần tránh xa.
Thực đơn cho người đái tháo đường
Bác sỹ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM và bác sỹ Nguyễn Thị Hoa có đưa ra một số gợi ý về thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường như sau.
Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường của bác sỹ Diệp
Theo bác sỹ Diệp, bệnh nhân tiểu đường cần có chế độ ăn uống hợp lý để ức chế bệnh tật. Bởi, chúng là nhân tố quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị chứng tăng đường huyết của người bị đái tháo đường.
Mẫu 1:
Thời gian | Món ăn | Số lượng | Năng lượng (Kcal) |
7h | Bún (bún mọc, có thể thay thế bằng bánh ướt) | 1 tô vừa | 248 |
10h | Đu đủ chín | 200g | 70 |
Trưa | + Cơm
+ Chả cá + Canh bắp cải thịt heo + Su su luộc |
3/4 bát
3 viên 1 bát 130ggr |
359 |
(13h) | Lê | 150gr | 68 |
Chiều | + Cơm
+ Cá kèo kho rau răm + Canh cải xoong thịt heo + Đậu bắp luộc |
3/4 bát cơm
4 con 1/2 bát 170gr |
354 |
19 – 20h) | Sữa dành cho người bị tiểu đường | 27gr (124 ml) | 118 |
Mẫu 2:
Thời gian | Món ăn | Số lượng | Năng lượng (Kcal) |
7h | Bánh mỳ trứng | 1 cái vừa | 333 |
9h | Bưởi | 4 múi | 48 |
Trưa | + Cơm
+ Thịt gà kho gừng + Canh bí đao + Rau lang luộc |
1 bát
50gr 1 bát 500gr |
431 |
13h | Thanh Long | 170gr | 68 |
17h | + Cơm
+ Đậu hũ nhồi thịt, sốt cà + Canh rau dền nấu tôm tươi |
1 bát
1/2 miếng 1 bát |
428 |
19h | Sữa dành cho người bị tiểu đường | 32gr (147ml) | 140 |
Thực phẩm cho người tiểu đường của bác sỹ Hoa
Theo BS. Hoa, những người bị tiểu đường nên ổn định lượng đường trong mỗi bữa ăn nhằm duy trì lượng đường trong máu ở mức vừa phải. Nên bổ sung chất xơ nhằm quét bớt lượng cholesterol thừa, chống táo bón, kiểm soát cân nặng và làm chậm quá trình hấp thu đường huyết.
Thời gian | Món ăn | Số lượng | Năng lượng (Kcal) |
7h | + Phở | 1 tô vừa | 410 |
+ Viên uống bổ sung rasulin cho người tiểu đường. | 2 viên | ||
9h | Táo | 1/2 quả | 61 |
Trưa | + Cơm
+ Canh rau ngót nấu thịt + Cá lóc kho + Rau muống luộc |
1,5 bát
20gr 1 khứa nhỏ 200gr |
437 |
Viên uống bổ sung Rasulin dành riêng cho người mắc tiểu đường | 2 viên | ||
13 – 14h | Quýt | 2 quả | 61 |
17h | + Cơm
+ Canh khổ qua nấu tôm + Thịt heo nạc kho tiêu + Dưa giá |
1/2 bát
1/2 quả 30gr 100gr |
548 |
19h – 20h | Viên uống bổ sung Rasulin dành riêng cho người mắc tiểu đường | 2 viên |
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng thảo dược thiên nhiên như nấm lim xanh vào bữa ăn. Lương y Đinh Công Bảy – Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM cho biết, người bị tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng nấm lim xanh thay thế cho sữa hoặc viên uống bổ sung rasulin. Vị thảo dược này giúp duy trì đường huyết của bệnh nhân ở mức an toàn. Hơn nữa, chúng cũng giúp người bị tiểu đường có khả năng miễn dịch và phòng ngừa biến chứng của bệnh.
Thực đơn cho người tiểu đường: Người đái tháo đường không nên ăn gì?
Để mang tới hiệu quả điều trị tốt nhất, các bác sỹ khuyên rằng bệnh nhân cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bệnh nhân không nên ăn hoặc hạn những loại thực phẩm nằm trong các nhóm sau.
Người tiểu đường không được ăn gì?
Người bệnh cần tuyệt đối tránh xa nhóm thực phẩm này. Chúng gồm: đường, mía, sữa chế biến, cafe, kẹo, trái cây đóng hộp, nước quả ép, mứt, mỡ động vật, chè. Nguyên nhân do đây là những thứ có chứa hàm lượng đường cùng hóa chất hay chất bảo quản. Chúng có khiến lượng đường huyết tăng cao và bệnh nặng thêm.
Nhóm thực phẩm người tiểu đường hạn chế ăn
Những loại thực phẩm có chứa nhiều tinh bột như: cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh quy, trái cây ngọt, các loại khoai như khoai lang, khoai mỳ… nằm trong nhóm thức ăn nên hạn chế. Nguyên nhân do chúng có chứa lượng đường tự nhiên khá cao có thể làm chậm lại quá trình hồi phục. Ngoài ra, đây cũng có thể là nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng cao.
Xem thêm: Người bị tiểu đường nên và không nên ăn gì
.