Biến chứng của bệnh đái tháo đường có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm như: tim mạch, suy thận, tổn thương võng mạc, dây thần kinh…
Biến chứng của bệnh đái tháo đường được chia thành 2 nhóm chính. Chúng gồm: biến chứng cấp tính và biến chứng xa. Chia sẻ trên báo Sức khỏe và Đời sống, BS. Hồ Văn Cưng cho biết, biến chứng cấp tính có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Còn biến chứng xa thường khiến sức khỏe bệnh nhân suy yếu, giảm tuổi thọ.
Đái tháo đường là hội chứng thường gặp khi cơ thể thiếu hụt hoặc mất hoàn toàn khả năng sản xuất insulin. Lúc này, lượng glucose trong máu rất cao. Điều này dẫn tới sự suy yếu của cơ thể. Theo WHO, đây là một trong số ít những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới. Bởi, những biến chứng của bệnh tiểu đường nặng nề gây hậu quả nghiêm trọng như tàn tật, mù lòa, thậm chí là tử vong.
Căn bệnh này không phải biểu hiện rất rõ ràng. Vì thế, mỗi người cần đi khám định kỳ thường xuyên để sớm phát hiện dấu hiệu bệnh.
Biến chứng của bệnh đái tháo đường
Biến chứng của bệnh đái tháo đường thường được phân theo 2 nhóm: biến chứng cấp tính và biến chứng xa.
Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường
Biến chứng cấp tính là dạng biến chứng rất nguy hiểm. Nó có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
Biến chứng của bệnh đái tháo đường dẫn tới hôn mê
Bệnh nhân tiểu đường hôn mê do tăng đường huyết
Nguyên nhân của tình trạng này là đường trong máu lên cao. Khi glucose trong máu lên tới 500mg/dl có thể khiến người bệnh hôn mê. Nếu lâu ngày rất dễ dẫn tới tử vong.
Biến chứng này thường xảy ra khi bệnh nhân căng thẳng, luôn trong tình trạng lo âu. Hoặc, vết thương của người bệnh bị nhiễm trùng. Khi tăng đường huyết, bệnh nhân sẽ có cảm giác ăn không ngon, ngủ không yên. Một số trường hợp còn có cảm giác buồn nôn và hay đau bụng.
Người bị tiểu đường hôn mê do hạ đường huyết
Khi hạ đường huyết, người bệnh cũng sẽ bị hôn mê. Lúc này họ có cảm giác bị đói, vã mồ hôi, tay chân bị lạnh và run. Nguyên nhân do bệnh nhân dùng thuốc quá liều hoặc ăn không đúng bữa. Triệu chứng này rất nguy hiểm bởi nếu kéo dài nó có thể gây hôn mê sâu dẫn tới tử vong.
Biến chứng xa của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có những biến chứng gì? Theo Ths. BS Hồ Khải Hoàn – Phó Trưởng khoa Đái tháo đường – BV Nội tiết TƯ, biến chứng xa không gây tử vong ngay lập tức. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Nếu để lâu ngày, chúng cũng có thể là nguyên nhân gây tử vong.
Biến chứng tiểu đường tim mạch
Ở những người bị đái tháo đường, mạch máu bị tổn thương. Từ đó, các cơ quan cũng bị ảnh hưởng dẫn tới nhiều căn bệnh khác nhau. Trường hợp mạch máu ngoại biên tổn thương, việc vận chuyển máu tới các chi bị nghẽn lại. Tình huống này khiến các bắp thịt bị đau, gây hoại tử ngón và bàn chân. Thậm chí, nếu mạch máu dẫn tới cơ quan sinh dục bị tắc nghẽn cũng gây bệnh bất lực ở nam giới.
Biến chứng tiểu đường mắt
Tiểu đường là nguyên nhân khiến võng mạc bị tổn thương. Nguyên nhân do mạch máu dẫn tới võng mạc đã bị tắc nghẽn hoặc gặp thương tổn nhất định. Trong trường hợp bị nặng, bệnh nhân đái tháo đường sẽ nhìn không rõ. Duy trì tình trạng này lâu ngày sẽ dẫn tới mù lòa. Ngoài ra, tiểu đường còn có thể gây ra nhiều biến chứng về mắt khác như: tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể.
Biến chứng suy thận ở người bị tiểu đường
Suy thận là một biến chứng của bệnh tiểu đường. Đây được xem là một biến chứng xa nhưng có tỷ lệ tử vong cao. Biến chứng này thường xảy ra sau khoảng 12 năm. Nếu người bệnh vừa bị tăng huyết áp vừa bị tiểu đường thì biến chứng này có thể tới nhanh hơn. Vì thế, người bệnh cần nỗ lực điều trị nhằm ức chế sự phát triển của bệnh. Việc này vừa kiểm soát đường trong máu lại vừa nhằm ức chế sự hình thành và phát triển của suy thận. GS Thái Hồng Quang (Chủ tịch hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam) cho biết, có một số loại thuốc chuyên dùng để điều trị đái tháo đường cũng có chức năng làm chậm sự phát triển của bệnh thận.
Biến chứng của bệnh đái tháo đường có thể tổn thương hệ thần kinh
Tiểu đường là nguyên nhân khiến hệ thần kinh bị tổn thương. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng chúng khiến người bệnh khó chịu. Chúng làm đảo lộn cuộc sống đời thường của bệnh nhân. Những biến chứng này gồm: hay bị tê ở tay chân, bị đau xương, mắt tự nhiên bị lé, khó nuốt, đầy hơi sau khi ăn, táo bón, tiêu chảy….
Biến chứng tiểu đường ở chân
Khi dây thần kinh cảm giác bị tổn thương khiến bệnh nhân không còn cảm nhận được gì. Ngay cả khi có vật lạ đâm vào khiến chân bị sưng phồng, trầy da. Lâu ngày, những vết đó sẽ bị nhiễm trùng. Nếu nặng, bệnh nhân có thể phải tháo khớp bàn chân.
Một số biến chứng nhiễm trùng khác của bệnh tiểu đường
Ở bệnh nhân đái tháo đường, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm nghiêm trọng. Điều này dẫn tới họ dễ bị vi trùng, nấm (bệnh lao, viêm tai…) xâm nhập.
Cách phòng ngừa biến chứng bệnh đái tháo đường
Theo Amy Jamieson-Petonic, chuyên gia dinh dưỡng và là Giám đốc Trung tâm sức khỏe Cleveland Clinic (Mỹ), người bệnh có thể phòng ngừa biến chứng nguy hiểm nhờ điều chỉnh tâm lý, chăm sóc mắt, răng, miệng, chân, da và sử dụng một số loại thảo dược.
Điều chỉnh tâm lý giúp phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường
Việc tinh thần luôn bị căng thẳng cũng dễ gây ra tình trạng tăng đường huyết. Nguyên nhân là do khi bị căng thẳng, người bệnh sẽ không còn chăm sóc cho bản thân. Việc này khiến những thói quen không lành mạnh hình thành. Từ đó, lượng glucose trong máu không ở mức kiểm soát. Vì thế, những người bị đái tháo đường tốt nhất nên thiền định, đọc sách… để điều chỉnh tâm lý thoải mái. Việc này nhằm giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Phòng ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường: Chăm sóc mắt, răng, miệng, chân
Đái tháo đường có thể khiến mạch máu ở mắt, thần kinh, thận bị tổn thương. Người bệnh có nguy cơ bị mù lòa cao. Thậm chí, chỉ với một vết thương nhỏ ở chân nhưng không được điều trị cũng dễ dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng. Một số bệnh nhân khi tới bệnh viện, bác sỹ cho biết chỉ cần chọn một đôi giày thích hợp hơn là có thể tránh tình trạng viêm loét.
Sử dụng thảo dược phòng tránh biến chứng của bệnh tiểu đường
Việc kết hợp thảo dược với thuốc Tây là phương pháp được các bác sỹ khuyên dùng. Bởi, chúng mang lại hiệu quả cao lại an toàn và dễ sử dụng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở nước ta có đa dạng các loại dược liệu quý hiếm. Chúng có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường như: mướp đắng, nấm lim xanh, linh chi…
Dùng mướp đắng để phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra, trong mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt, giảm mỡ máu. Bên cạnh đó, đây cũng là vị thuốc không thể thiếu giúp giảm lượng đường huyết. Chúng cũng có chức năng giảm chỉ số HbA1c và ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.
Giới Đông y vẫn sử dụng nước ép mướp đắng để điều trị bệnh nhân đái tháo đường type 2. Theo các nhà khoa học, mỗi ngày người bệnh nên ăn từ 3 – 5 quả mướp đắng. Những hoạt chất có trong đó sẽ ức chế sự phát triển của bệnh. Đồng thời,ngăn chặn xảy ra những biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Với loại quả này, người bị tiểu đường nên uống 500ml nước ép vào mỗi buổi sáng sớm. Thời gian tốt nhất là trước khi ăn sáng. Hoặc bệnh nhân cũng có thể kết hợp mướp đắng với lý gai theo tỷ lệ 1:1. Kiên trì thực hiện trong 2 tháng sẽ nhận thấy hiệu quả rõ rệt.
Phòng biến chứng bệnh tiểu đường với nấm lim xanh
Các nhà khoa học đã chứng minh nấm lim xanh là “thần dược” trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Trong vị thuốc này có chứa dược chất như: Proteoglycan, Beta-glucan, Triterpenes…. Chúng có tác dụng đào thải lượng đường dư thừa khỏi cơ thể. Hơn nữa, dược chất này còn kích thích tuyến tụy sản sinh insulin. Thông qua quá trình giải độc, loại bỏ nguy cơ tắc nghẽn mạch máu để ngăn chặn biến chứng của bệnh này.
Lượng aciamin cùng các vitamin và khoáng chất trong nấm lim xanh giúp giảm sự xâm nhập của đường tới các tế bào. Từ đó, nâng cao sức đề kháng, giúp ổn định đường huyết và huyết áp. Nhờ đó, tuyến tụy chỉ cần tập trung vào quá trình sản sinh insulin.
Người bệnh có thể sử dụng nấm lim xanh uống thay nước lọc hàng ngày. Kiên trì sử dụng từ 2 – 5 tháng, những triệu chứng của bệnh sẽ bị loại bỏ. Nhờ đó, đường huyết luôn ở mức ổn định. Vì thế, biến chứng về tim mạch, thận… sẽ không xảy ra.
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang