Phèn Chua
(Sulfas Alumino Potassicus)
Tên khác: Bạch phàn, Minh phàn, khi nung nóng lên sẽ xốp nhẹ gọi là Khô phàn hay Phàn phi.
Tên khoa học: Alumen, Sulfas Alumino Potassicus.
Mô tả Dược liệu:
Phèn chua được điều chế từ nguyên liệu thiên nhiên là Minh phàn thạch, công thức K2S0, Sulfataluminium A12 (S04)3, A14(OH)3 có lần ít sắt nung Minh phàn thạch (Alunite) rồi hòa tan trong nước nóng, lọc và kết tinh sẽ được phèn chua, đó là loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, khi thì một miếng to không màu hoặc trắng, có khi trong hay hơi đục, tan trong nước không tan trong cồn, rang ở nhiệt độ cao phèn chua mất dần hết nước để thành Phèn phi, xốp nhẹ gọi là khô phàn (Alument Usium).
Tác dụng của Phèn chua: Táo thấp, sát trùng, khử đàm, chỉ huyết, đồng thời lại còn có tác dụng làm mửa mạnh nhiệt đàm.
Tính vị, qui kinh: Vị chua chát, tính lạnh. Nhập kinh Tỳ.
Sơ chế:
Nung đá Minh phàn (ALUNITE) sau đó hòa tan trong nước nóng, lọc và kết tinh, ngoài ra có thể chế phèn chua bằng cách nung đất sét cho tác dụng với ACID SULFURIC, rồi trộn với dung dịch KALI SULFAT rồi kết tinh. Dùng thứ trắng trong là thứ tốt.
Chủ trị, liều dùng:
Ngứa âm hộ, đới hạ, ngứa lở (tán bột xức hoặc sắc rửa). Cổ họng sưng đau, đờm dãi nhiều, động kinh. Dùng từ 2-1 chỉ uống, ngoài dùng tùy thích.
Bào chế:
+ Phương pháp ngày xưa:
– Cho phèn chua vào nồi đất nung đỏ rực cả trong lẫn ngoài, lấy ra đậy kín lại, cho vào trong tàng ong lộ thiên mà đốt, cứ 10 lạng phèn thì 6 lạng tàng ong, đốt cháy hết để nguội lấy ra tán bột. Gói giấy lại, đào đất sâu 5 tấc, chôn 1 đêm rồi lấy ra dùng (Lôi Công).
– Không nấu thì gọi là sinh phàn, nấu khô cho hết nước gọi là Khô phàn. Nếu uống phải chế cho đúng cách (Lý Thời Trân).
+ Phương pháp ngày nay dùng 1 chảo gang có thể tích chứa được gấp 5 lần thể tích muốn phi, để tránh phèn trào ra. Cho vào chảo đốt nóng đến khi chảy, nhiệt độ có tới 800-9000. Phèn bồng trào lên, cho đến khi nào không thấy bồng trào lên nữa thì rút lửa để nguội. Lấy ra cạo bỏ cái đen hoặc vàng bám bên ngoài chỉ lấy thứ trắng. Tán mịn. Phèn phi tan ít và chậm tan trong nước.
Kiêng kỵ: Chứng ho âm hư cấm dùng. Không nên uống nhiều uống lâu.
Bảo quản: Cần tránh ẩm. Đựng kín trong lọ
Tham khảo các bài thuốc gia truyền:
1. Chữa hắc lào:
– Phèn chua phi: 4 phần,
– Hàn the nung: 1phần.
Hai vị tán nhỏ, rây mịn, trộn lẫn cho vào lọ đậy kín, dùng dần. Rửa sạch nơi bị hắc lào, chấm nước lá trầu không, sau đó rắc thuốc bột trên lên bề mặt nơi bị tổn thương, ngày hai lần cho đến khi khỏi hẳn.
2. Chữa chốc đầu:
– Phèn chua phi: 4 phần,
– Hàn the nung: 1 phần.
Hai vị tán nhỏ rây mịn, trộn lẫn , cho vào lọ đậy kín, dùng dần. Gội đầu bằng nước tro bếp, sau đó lau khô. Lấy một nắm lá trầu không thêm một dúm muối, giã nát, bọc vào miếng vải sạch, chấm lên nơi đầu bị chốc, sau đó rắc bột nói trên lên vùng tổn thương, ngày 2 – 3lần. Nhớ cậy hết vẩy và rửa hết mủ bên trong da đầu, nếu để có mủ phía trong, rắc bột phía ngoài sẽ không có tác dụng.
Có thể dùng thuốc bôi ngoài đơn thuần hoặc kết hợp với bài thuốc uống trong (tiêu độc) sau đây:
– Huyền sâm 12g, Kim ngân hoa 8g, Sâm đại hành 8g, Hạ khô thảo 8g, Ké đầu ngựa 10g, Thổ phục linh 12g, Nhân trần 10g, Mạch môn 8g, Cam thảo 8g.
Tất cả cho vào ấm đất với ba bát nước, sắc còn một bát, chia hai lần uống trong ngày. Bôi và uống thuốc liền 5 – 7 ngày. Thường chỉ 3 – 5 ngày là khỏi. Đây là một bài thuốc đơn giản, rẻ tiền nhưng lại rất hiệu nghiệm.
3. Chữa hôi nách:
Phèn chua phi, tán nhỏ, rây mịn cho vào lọ nút kín, dùng dần. Tắm hoặc rửa nách thật sạch bằng xà phòng, bôi bột phèn chua vào. Vì hôi nách là bệnh do tuyến mồ hôi nên không thể khỏi hằn được, phải bôi thuốc thường xuyên sau mỗi lần tắm rửa. Nếu bôi đều đặn, sẽ không khi nào có mùi.
4. Chữa rắn cắn:
Phèn chua phi, cam thảo 2 vị bằng nhau, tán nhỏ, mỗi lần uống 3 – 6g, ngày uống 2 – 3 lần, chữa rắn, rết độc cắn, cả khi đã bị cấm khẩu, mắt quầng thâm.
5. Chữa viêm dạ dày, ruột cấp, mạn tính:
Phèn chua phi: 100g, tán nhỏ, rây mịn, cho vào lọ nút kín, dùng dần. Ngày uống 0,5 – 1g chia làm nhiều lần, chữa viêm dạy dày và ruột cấp tính, nôn mửa; viêm ruột mạn tính, kíêt lỵ mạn tính.
6. Chữa khí hư, bạch đới:
Khô phàn, Sà sàng tử (hạt cây Giần sàng) hai vị bằng nhau, tán nhỏ viên thành viên hay sắc nước, dùng rửa âm hộ, âm đạo, chữa khí hư bạch đới.
7. Chữa nước ăn chân:
Rửa sạch chân bằng nước muối, chú ý các kẽ chân, lau khô, bôi dầu hoả vào các kẽ chân, sau đó rắc bột phèn phi vào. Ngày rắc thuốc 2 lần. Nhớ luôn luôn để chân khô khi không phải lội nước.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang