Phòng Kỷ
(Radix Stephaniae tetrandrae)
Dược Liệu Phòng kỷ có tên khác: Phấn phòng kỷ.
Tên khoa học: Radix Stephaniae tetrandrae. Họ Tiết dê (Menispermaceae).
Nguồn gốc:
Vị thuốc là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Phấn phòng kỷ (Stephania tetrandra S. Moore). Cây này chưa thấy ở Việt Nam, vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.
Mô tả Dược Liệu Phòng kỷ:
Phòng kỷ là rễ phơi khô của cây Phấn phòng kỷ, một loại cây sống lâu năm, mọc leo, rễ phình thành củ, đường kính của rễ có thể tới 6cm. Thân cây mềm, dài khoảng 2,5-4m. Vỏ thân màu xanh nhạt, nhưng ở gốc màu hơi đỏ. Lá mọc so le hình tim, dài khoảng 4-6cm, rộng khoảng 4,5-6cm, đầu lá nhọn, mép nguyên, hai mặt lá đều có lông, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tro. Cuống lá dài gần bằng chiều dài của lá dính vào phía trong phiến lá. Hoa nhỏ, khác gốc, màu xanh nhạt. Quả hạch, hình cầu hơi dẹt.
>>> Chữa Xơ Gan bằng bài thuốc từ Dược liệu sạch dân dã mà không phải ai cũng biết
Bộ phận dùng: Rễ cái. Rễ cái vàng, chắc, có vân ngang là tốt. Rễ đen, xốp, có chỗ loét, thái vỡ là xấu.
Thu hái, sơ chế:
Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy rễ, rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài, phơi tái, cắt khúc 5 – 20cm, rễ nhỏ để nguyên, rễ to bổ dọc, phơi hoặc sấy khô.
Mô tả Dược liệu:
Vị thuốc Phòng kỷ là phần rễ hình trụ không đều, hoặc hình nửa trụ, thường cong queo, dài 5 – 10 cm, đường kính 1 – 5 cm. Mặt ngoài màu vàng, nơi uốn cong thường có rãnh ngang, trũng sâu, có mấu và mắt gỗ. Thể chất nặng, rắn chắc, mặt bẻ gẫy phẳng, màu trắng xám, rải rác có tinh bột. Mùi nhẹ, vị đắng.
Cách bào chế Dược Liệu:
Theo Trung Y:
+ Cạo bỏ vỏ ngoài, rửa rượu phơi khô (Bản Thảo Cương Mục).
+ Lấy rễ khô ngâm nước một ngày. Vớt ra ủ mềm thấu, thái lát phơi khô (dùng sống) hoặc tẩm rượu sao dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, ngâm một lúc, ủ cho đến mềm thấu, thái mỏng phơi khô. Có thể rửa sạch, thái mỏng ngay rồi phơi khô.
Thành phần hoá học: Tetradine, Fangchinoline, Menisine, Menisidine, Cyclanoline, Fanchinine, Demethyltetradine (Trung Dược Học).
Tác dụng dược lý:
+ Nhiều loại Alkaloid của Hán phòng kỷ có tác dụng hạ áp nhanh. Thuốc có tác dụng dãn mạch vành, tăng lưu lượng máu ở mạch vành, làm giảm lượng tiêu hao oxy của cơ tim. Thuốc có tác dụng chống rối loạn nhịp tim (Trung Dược Học).
+ Tetradine A, B đều có tác dụng chống viêm. Các Tetradine đều có tác dụng giảm đau. Thuốc còn có tác dụng giải nhiệt, chống dị ứng, chống choáng quá mẫn (Trung Dược Học).
+ Quảng phòng kỷ có tác dụng giảm đau, kháng viêm và giải nhiệt (Trung Dược Học).
+ Thuốc có tác dụng làm dãn cơ vân (Trung Dược Học).
+ Thuốc có tác dụng chống ung thư (chủ yếu do chất Phòng kỷ tố A. Phòng kỷ tố A, B đều có tác dụng kháng amip. Phòng kỷ tố A có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ Shigella (Trung Dược Học).
Tính vị:
+ Vị cay, tính bình (Bản Kinh).
+ Vị rất đắng, tính hàn (Y Học Khởi Nguyên).
+ Vị đắng, cay, tính hàn (Trung Dược Học).
Quy kinh:
+ Vào kinh Can, Tỳ, Thận (Bản Thảo Tái Tân).
+ Vào kinh Bàng quang, Thận, Tỳ (Trung Dược Học).
Tác dụng của Phòng kỷ: Trừ phong, hành thuỷ, tả thấp nhiệt ở hạ tiêu.
Chủ trị: Thuỷ thũng, thấp cước khí, tiểu tiện không thông lợi, thấp chẩn, nhọt độc, phong thấp tê đau.
Bảo quản: Phơi thật khô, để nơi cao ráo.
Liều dùng: Ngày dùng 6 – 12g.
Kiêng ky: Âm hư mà không có nhiệt thì không nên dùng.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang