Phù Tiểu Mạch
(Triticum Aestivum)
Tên khác: Tiểu mạch, Hạt lúa mì.
Tên khoa học: Triticum Aestivum.
Bộ phận dùng: Hạt.
Mô tả Dược liệu:
Phù tiểu mạch là hạt cây Lúa mì. Nên chọn hạt chắc mẫy còn mới đều, không mốc mọt là tốt. Phù tiểu mạch có thể nghiền thành bột, gọi là bột mì, khi ngâm cho nảy mầm và sấy khô để sản xuất Vị Cốc nha.
Nguồn gốc: Chủ yếu được nhập từ các nước Châu Âu.
Bào chế: Ngâm vào nước, lựa bỏ những hạt lép, nhẹ rỗng nổi trên mặt nước, phơi khô.
Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, tính mát. Vào kinh Tâm Tỳ.
Tác dụng của Phù tiểu mạch: Bổ khí và thanh nhiệt, cầm mồ hôi.
Chủ trị: Cơ thể yếu biểu hiện như ra mồ hôi trộm hoặc vào ban đêm.
Thành phần hóa học: Chủ yếu có chứa khoảng 12,6 gam protein, 1,5 gam chất béo vv.
Bài thuốc có Phù tiểu mạch:
+ Trị chứng trong người phiền muộn, tinh thần hoảng hốt không tự chủ, buồn bực bất an, tăng sữa cho sản phụ: Cam thảo 12g, Đại táo 10 quả, Tiểu mạch 40g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng: Dưỡng tâm, an thần, hòa trung, hoãn cấp. (Đại Mạch Cam Thảo Thang – La Thị Hội Dược Y Kính).
+ Trị khí âm suy kém, mồ hôi tự ra, mồ hôi trộm, tim hay hồi hộp, lo sợ: Hoàng kỳ 16g, Ma hoàng (rễ) 12g, Mẫu lệ (nướng) 40g, Phù tiểu mạch 40g. Tán bột. Ngày uống 12 – 16g hoặc sắc uống. Tác dụng: Cố biểu, chỉ hãn. (Mạch Tiễn Tán – Vệ Sinh Bảo Giám).
Kiêng kỵ: Phù tiểu mạch cũng như các loại gạo ngũ cốc những người tiểu đường một lúc không nên ăn quá nhiều.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang