Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Quả trám với tác dụng và cách dùng quả trám hiệu quả nhất. Viện Y

Quả trám là gì và tác dụng của quả trám chữa bệnh gì: động kinh, viêm họng, ho khan,… Cách dùng quả trám tốt nhất như thế nào? Cách chế biến quả trám cho hiệu quả với sức khỏe ra sao? Giá bán quả trám bao nhiêu tiền 1 kg, mua ở đâu? Hình ảnh quả trám.

Quả trám là gì?

Quả trám là gì? Đây là quả của cây trám, thuộc chi Trám (Canarium). Quả này rất phổ biến và là thức quà dân dã tại các vùng quê ở Việt Nam. Người ta thường dùng quả trám để chế biến các món ăn hàng ngày. Song rất ít người biết đến tác dụng chữa một số bệnh trong Đông y của loại quả này.

    • Quả trám có tên gọi khác là mác cơm (miền Trung) và cà na (miền Nam).
    • Tên chữ Hán trong sách thuốc: sơn lãm, gián quả, thanh quả,…

Quả trám có 2 loại, phân biệt qua màu vỏ của 2 cây khác nhau, cụ thể như sau:

  • Trám trắng (Canarium Album) hay bạch lãm, cam lãm: vỏ xanh nhạt, chín ngả vàng.
  • Trám đen (Canarium Tramdeum) hay hắc lãm, ô lãm: màu tím thẫm, quả bùi.

Cả hai loại cây đều to cao hàng chục mét; mọc nhiều trong rừng núi miền Bắc, miền Trung nước ta. Cây trám có cây đực và cây cái, thường ra hoa vào tháng 6-7 và đậu quả vào tháng 8-10.

Quả mác cơm có hình trái xoan, hai đầu nhọn; dài 2,5-3,5 cm, hạt cứng nhẵn, 3 ngăn. Cả trám đen và trám trắng đều rất giống loại quả olive (Olea Europaea) của Nam Âu.

Quả trám là gì?

Quả trám là gì?

Tác dụng của quả trám

Tác dụng của quả trám trong chữa một số bệnh lý rất hiệu quả. Quả trám có vị chua, ngọt bùi, béo, tính ấm (có sách viết lương-hơi hàn); vào 2 kinh phế và vị (có sách viết vào phế và thận). Công dụng chủ yếu của loại quả này là thanh nhiệt, giải độc, chữa động kinh và các bệnh về họng. Cụ thể, những lợi ích của quả trám như sau:

  • Điều trị ho khan, khô cổ, đặc biệt vào ban đêm.
  • Chữa viêm họng cấp hay mãn, viêm amidan, mất tiếng.
  • Chữa sốt cao, khô môi miệng, khát nước hiệu quả.
  • Hết kiết lỵ ra máu nhờ sử dụng quả trám.
  • Quả trám sắc nước giải ngộ độc cua cá (có sách ghi ngộ độc cá nóc).
  • Khỏi viêm tắc mạch máu nhờ ăn quả trám luộc.
  • Chữa nẻ da do lạnh (cước), khô nứt môi chảy máu.
  • Trà trám (uống thay trà bình thường) dùng điều trị viêm họng, khản cổ.
  • Cao trám dùng chữa bệnh động kinh rất hiệu quả.
  • Quả trám trị bệnh đau nhức xương khớp.
  • Hạn chế được nôn ọe ở phụ nữ đầu mang thai nhờ dùng quả trám.

Công dụng chữa bệnh của quả trám rất tốt nhưng không phải ai cũng biết rõ. Thường người ta chỉ dùng quả trám để chế biến món ăn. Ví dụ như thịt kho trám, cá kho trám, mứt trám, xôi trám,… Các món ăn này đều rất ngon, bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng.

Tác dụng của quả trám

Xem thêm: https://suckhoedoisong.vn/qua-tram-vi-thuoc-quy-n123741.html

Cách dùng quả trám

Cách dùng quả trám như thế nào để hiệu quả còn tùy vào mục đích sử dụng. Cách chế biến món ăn từ quả trám đen và trám trắng cũng khác nhau. Mọi người thường nhận xét rằng quả trám đen ngon hơn quả trám trắng. Trong Y học, quả trám cũng được sử dụng nhiều bằng nhiều cách. Cụ thể như sau:

Sử dụng trám trắng chế biến một số món ăn:

  • Mứt trám: trám trắng nấu với đường, hương vị tựa mứt chà là Iraq.
  • Ô mai trám: trám trắng còn ngâm với muối, trộn bột gừng, cam thảo.
  • Trám kho cá: bỏ hạt trám, vị chát của trám khử mùi tanh cá.
  • Trám kho thịt: bỏ hạt trám, đập dập, kho với thịt ba chỉ.
  • Trám trắng ngâm nước mắm cua.
  • Muối trám: muối với đường, nước mắm; có thể dùng sau 5 ngày muối.


Cách làm món nham trám, đặc sản vùng quê Hoàng Vân, Hiệp Hòa, Bắc Giang

Chế biến món ăn từ quả trám đen:

  • Trám đen chín om.
  • Trám đen kho thịt hay hoặc cá.
  • Trám đen ngâm tương.
  • Xôi nhân trám.
  • Nham trám đen.


Cách làm trám đen nhồi thịt lạ miệng đưa cơm

Cách dùng quả trám trong Y học:

  • Nấu nước 20-30 quả trám trắng (bỏ hột, đập dập)/ngày chữa ho khan.
  • Sử dụng trám muối để ngậm chữa viêm họng cấp hay mãn, viêm amidan.
  • Giã quả trám lấy nước uống hàng ngày chữa sốt cao, khô môi miệng.
  • Chữa ho khản cổ dùng quả trám tươi bỏ hạt, giã nát với huyền sâm..
  • Trám, ô mai lượng đốt thành tro, uống với nước cơm chữa kiết lỵ.
  • Sử dụng 30g nước trám trắng/ngày chữa ngộ độc cá, cua, hải sản.
  • Ăn quả trám trắng luộc chữa khỏi viêm tắc mạch máu sau 1-2 tháng.
  • Quả trám đốt thành tro, trộn mỡ lợn (dầu thực vật) chữa nứt da.
  • Ninh quả trám tươi với củ cải để phòng, chữa bệnh hô hấp.
  • Trà trám dùng điều trị viêm họng khô rát, khản cổ, ho khan.
  • Cao trám dùng chữa động kinh, pha uống 2 lần/ngày, mỗi lần 1 thìa.

Sử dụng quả trám để cho hiệu quả cao có rất nhiều cách. Nhưng phổ biến nhất vẫn là dùng quả trám để chế biến món ăn trong gia đình. Quả trám được coi là đặc sản của một số địa phương, đặc biệt là ở miền Bắc. Đây cũng được coi là một thứ quà bình dị, thân thương của thôn quê; mà bất cứ ai đi xa cũng luôn luôn nhớ về.

Cách dùng quả trám

Hình ảnh quả trám

Hình ảnh quả trám trắng, quả trám đen và các món ăn chế biến từ quả trám. Loại quả này ai cũng có thể sử dụng, phù hợp với mọi lứa tuổi. Cho đến nay, chưa ghi nhận được tác dụng phụ của quả trám đối với sức khỏe con người.

Tuy nhiên, có một số đặc điểm sau:

  • Quả trám có vị hơi chát nên có một số người sẽ không thích ăn.
  • Khi được tách hạt rồi phơi khô, trám trắng sẽ dễ ăn hơn.
  • Trám đen cần chế biến phù hợp để cảm nhận được vị thơm bùi.

Hình ảnh quả trám và những món ăn từ quả trám bên trên đều đã được tách hạt. Trước đây, thường người ta sẽ chặt đôi hạt trám ra; rồi lấy nhân màu trắng ở bên trong để ăn. Nhân này ăn rất bùi, rất béo, thơm và ngon. Nhưng hạt trám rất cứng, việc chặt đôi hạt rất khó, nên ngày nay người ta thường bỏ hạt đi. Theo nghiên cứu, nhân màu trắng ấy có chứa Axit béo.

Hình ảnh quả trám

Xem thêm: https://vtc.vn/tac-dung-chua-benh-tuyet-voi-tu-qua-tram-d277229.html

Nguồn gốc của quả trám

Nguồn gốc của quả trám và cây trám ở đâu; điểm của loài quả này như thế nào mà có công dụng tốt đến thế? Đây là những thông tin được rất nhiều người quan tâm. Sau đây là lời giải đáp:

  • Chi Trám (Canarium) là một chi các loài cây thân gỗ trong họ Burseraceae.
  • Có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Phi và miền Nam châu Á.
  • Từ miền Nam Nigeria về phía Đông Ấn Độ, miền nam Trung Quốc, Philipine.
  • Cây trám là thân gỗ lớn cao tới 40-50 m, với các lá mọc đối hình chân chim.
  • Canarium Album (trám trắng), Canarium Tramdenum (trám đen) là hai loài cây Nam Á.
  • Quả trám ở Việt Nam khác với quả trám ở vùng khác.

Nguồn gốc của quả sơn lãm không phải ai cũng biết. Ở nước ta, có thể tìm thấy nhiều loại quả này ở các vùng quê.

Xem thêm: https://nongnghiep.vn/thong-tin-cay-tram-den-tram-trang-post54684.html

Giá quả trám

Giá quả trám bao nhiêu tiền 1 kg là điều mà các bà nội trợ rất quan tâm. Thông thường, đầu mùa giá trám cao hơn khi chính thức vào mùa khoảng 30.000-50.000 đồng/1 kg. Giá quả trám đen có xu hướng cao hơn quả trám trắng. Cụ thể giá quả trám khi vào mùa như sau:

  • Quả trám trắng dao động khoảng: 30.000-50.000 đồng/ 1kg.
  • Quả trám đen dao động khoảng: 50.000-80.000 đồng/1 kg.

Giá thành quả trám có những khi khá cao nhưng vẫn được người dân mua rất nhiều. Đây là loại quả tốt, dễ bảo quản và bảo quản được lâu. Có thể tách hạt rồi phơi khô quả trám để kho thịt hoặc kho cá dần. Ngoài ra, ngâm hoặc muối trám cũng là phương pháp được rất nhiều bà nội trợ áp dụng. Để mua được quả trám ngon, người dùng phải lựa chọn kỹ. Những quả trám ngon là loại quả thon dài hai đầu, sờ còn thấy cứng, da phấn và mịn. Những quả bị nhăn thường hay bị rộp, không ngon.

Giá quả trám trên thị trường

Tên gọi Quả trám, mác cơm, cà na, sơn lãm, thanh quả,…
Phân loại Quả trám trắng, quả trám đen.
Nguồn gốc Vùng nhiệt đới châu Phi và miền Nam châu Á.
Công dụng Chữa bệnh động kinh, viêm họng, ho khan,…
Cách dùng Chế biến món ăn, chế tạo thuốc chữa bệnh,…
Giá cả 30.000-80.000 đồng/1 kg.
Nơi bán Toàn quốc.

Cách trồng cây trám

Cách trồng cây trám đúng kỹ thuật như thế nào và chăm sóc ra sao? Dưới đây là câu trả lời cho vấn đề được rất nhiều người quan tâm này:

  • Thời vụ trồng cây trám:
    • Trồng cây vào đầu mùa mưa.
    • Ở miền Bắc thường trồng vào vụ Xuân hè hoặc Hè thu.
  • Phương thức trồng trám:
    • Trồng thuần loài hoặc hỗn loài.
    • Có thể trồng làm giàu rừng theo rạch hoặc theo đám.
  • Mật độ trồng cây trám:
    • Trồng thuần loài: 830 cây/ha (cự ly 4×3 cm).
    • Trồng hỗn loài (làm giàu rừng) mật độ trồng 400-500 cây/ha, cự ly 5x5m.
    • Trồng theo đám quanh vườn nhà, mật độ trông 300-400 cây/ha.
  • Làm đất trồng trám:
    • Xử lý thực bì theo băng (băng phát và băng chừa), cuốc hố 40x40x40cm.
    • Trồng xung quanh vườn nhà cuốc hố 50x50x50 cm.
    • Cuốc hố trước khi trồng 1 tháng.
    • Bón lót 1-2 kg phân chuồng, trộn 0,1-0,2 kg phân NPK/gốc.
    • Lấp hố, vun đất theo hình mui rùa.
  • Tiêu chuẩn cây trám con xuất vườn:
    • Khi cây đạt 7-8 tháng tuổi.
    • cao khoảng 60-70 cm.
    • đường kính gốc 0,6-0,8 cm.
    • Sinh trưởng và phát triển tốt, không sâu bệnh.
  • Trồng cây trám:
    • Dùng cuốc bổ giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu.
    • Bóc bầu, đặt cây sao cho cổ rễ ngang mặt hố.
    • Vun đất xung quanh cho kín, ấn chặt.
  • Kỹ thuật chăm sóc cây trám:
    • Chăm sóc 3 năm đầu, mỗi năm 2 lần.
    • Lần 1 vào tháng 4-5, lần 2 vào tháng 10-11.
  • Phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây trám:
    • Ngắt những lá, búp đã bị sâu trưởng thành phá hại.
    • Đem đốt để diệt hết trứng sâu non.
    • Dùng đèn bẫy sâu trưởng thành vào buổi tối.
    • Rung từng cây trám để sâu trưởng thành rơi và giết.
    • Dùng Wofatox nồng độ 0,2-0,5% phun đều vào ngọn, lá cây có sâu hại.
    • Bảo vệ các loài thiên địch như kiến lửa, ong,…
  • Thu hoạch trám:
    • Rừng 8 tuổi có thể cho thu hoạch, có thể đạt 1-2 tấn quả/ha.
    • Tuổi càng cao thì lượng quả cũng tăng dần.
    • Chu kỳ sai quả là 2-3 năm.
    • Trích nhựa: Có thể đẽo máng ở gốc, lấy nhựa hàng ngày.
    • Nhưng không nên trích kiệt để nuôi dưỡng cây lấy quả và cho gỗ.
  • Lấy gỗ cây trám:
    • Rừng 30-40 tuổi có thể chặt trắng lấy gỗ và trồng lại.
    • Gỗ khi khai thác, cắt khúc, bóc vỏ và ngâm tẩm bằng thuốc bảo quản.
    • Tránh mối, mục để đưa vào chế biến, sử dụng.

Phương thức trồng cây trám như trên là hợp lý và cho năng suất cao. Ngoài ra, người trồng có thể tham khảo thêm về cây giống và các cách chăm sóc kỹ lưỡng hơn.

Cách trồng cây trám


Chăm sóc để cây trám ra quả đều

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version