Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Quả vải với tác dụng của quả vải và cách dùng quả vải hiệu quả ra sao?

Quả vải là gì và tác dụng quả vải chữa bệnh gì: đột quỵ, ung thư, tim mạch, táo bón,… Thành phần dược chất trong quả vải là gì? Cách dùng quả vải và cách ngâm quả vải với rượu. Hình ảnh quả vải và nguồn gốc quả vải. Tác dụng phụ của quả vải là gì? Giá quả vải bao nhiêu?

Thành phần dược chất của quả vải có tác dụng gì và cách dùng quả vải

Thành phần dược chất của quả vải có tác dụng gì và cách dùng quả vải

Quả vải là gì?

Quả vải là gì? Theo nghiên cứu, quả vải (Lychee/Litchi) là một bộ phận của cây ăn quả thân gỗ; cây có hoa nhưng không có nhựa và thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Chúng được miêu tả khoa học lần đầu tiên vào năm 1782. Quả vải còn có tên khác là quả lệ chi. Đặc điểm của quả vải như sau:

  • Quả vải là loại quả hạch có hình cầu hoặc hơi thuôn.
  • Dài khoảng 3-4 cm với đường kính khoảng 3 cm.
  • Lớp vỏ ngoài với cấu trúc sần sùi, khi chín màu đỏ.
  • Vỏ không ăn được nhưng rất dễ bóc.
  • Bên trong vỏ là lớp cùi thịt màu trắng đục, vị ngọt.
  • Ở giữa là 1 hạt dài 2 cm, đường kính 1-1,5 cm.
  • Hạt màu nâu đen, có độc tính nhẹ, không nên ăn.

Quả lệ chi là một loại quả của cây nhiệt đới, đặc trưng cho vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Đây là trái cây theo mùa, rất trĩu quả vào mùa hè. Loại trái này thường có ở các cành trung bình trên tán lá xanh. Tại các nước phương Tây, quả vải là một trái cây ngoại lai cực kỳ lạ lẫm và quý hiếm.

Thành phần dược chất của quả vải

Thành phần dược chất của quả vải như thế nào? Những thành phần ấy có lợi cho sức khỏe không. Theo các nghiên cứu khoa học chỉ ra, lớp cùi thịt trắng ở trong rất giàu dưỡng chất. Cụ thể như sau:

Giá trị dinh dưỡng có 100 g cùi quả vải:

  • Lượng Calo: 66 kcal.
  • Chất béo bão hoà: 0,1 g.
  • Chất béo không bão hòa đơn: 0,1 g.
  • Chất béo không bão hòa đa: 0,1 g.
  • Lipid: 0,4 g.
  • Cholesterol: 0 mg.
  • Kali: 171 mg.
  • Natri: 1 mg.
  • Chất xơ: 1,3 g.
  • Cacbohydrat: 17 g.
  • Đường thực phẩm: 15 g.
  • Protein: 0,8 g.
  • Vitamin A, C, D, B6, B12; Sắt, Magie, Canxi.

Trong đó, có các thành phần dược chất mang nhiều công dụng:

  • Vitamin trong quả vải giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Hợp chất Flavonoid của vải giúp trung hòa các gốc tự do xấu.
  • Chất Hemoglobin, Folate và Magie giúp hỗ trợ tái tạo hồng cầu.
  • Kali có tác dụng giúp kiểm soát nhịp tim.
  • Pectin và chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Thành phần dược chất trong quả lệ chi tươi hoặc khô đều rất giàu có và đa dạng. Chúng còn có hàm lượng các chất chống Oxy hóa cao hơn nhiều so với những trái cây khác.

Thành phần dược chất của quả vải

Tác dụng của quả vải

Tác dụng của quả vải như thế nào là điều mà nhiều người thắc mắc. Lợi ích của quả vải đã được ghi chép trong sách cổ Trung Hoa. Vải có ý nghĩa như “quà tặng cho hoàng gia”. Chúng chứa nhiều dưỡng chất và Vitamin với công dụng:

  • Chống lại nhiều bệnh thông thường: ho, cảm lạnh, cúm,…
  • Phòng ngừa, điều trị bệnh suy dinh dưỡng, thấp còi vì thiếu Vitamin C.
  • Tác dụng phòng chống ung thư, đặc biệt là ung thư vú.
  • Giúp kiểm soát tình trạng viêm, ngăn ngừa thoái hóa khớp.
  • Cải thiện tình trạng lưu thông máu.
  • Tăng khả năng Oxy hóa trong các cơ quan, tế bào.
  • Tăng cường trao đổi chất, giúp làm sạch hệ thống cơ quan, tế bào.
  • Loại bỏ chất dinh dưỡng dư thừa: đường, chất béo, Protein.
  • Kiểm soát huyết áp và bảo vệ tim mạch hiệu quả.
  • Ngăn ngừa đột quỵ, giảm cân.
  • Giảm co thắt động mạch và mạch máu, điều tiết chức năng cơ bắp.
  • Bài trừ Cholesterol xấu, tăng Cholesterol tốt trong máu.
  • Có lợi cho nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Ngăn ngừa táo bón, ung thư ruột kết.
  • Giúp xương chắc khỏe, chống gãy, giòn.
  • Chăm sóc làn da, giúp trẻ mau lớn.

Công dụng của quả vải đã được kiểm nghiệm trên thực tế. Tuy nhiên, thực phẩm có tốt cũng không nên ăn quá nhiều. Bởi vậy, chỉ ăn quả vải với lượng vừa phải theo tình trạng cơ thể để phát huy công dụng.

Công dụng của quả vải chữa trị bệnh ung thư rất tốt

Xem thêm: https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/khoe-dep/13-loi-ich-tuyet-voi-cua-trai-vai-doi-voi-suc-khoe-va-sac-dep-380228.html

Cách dùng quả vải

Cách dùng quả vải đúng để có lợi cho sức khỏe là gì? Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Độc giả nên tham khảo các phương pháp sau:

  • Mua quả sáng màu, đỏ đậm hoặc đỏ tươi, vỏ cứng, không dập.
  • Loại bỏ quả úng thối, sâu đầu.
  • Trước khi ăn, nên uống nước muối, trà thảo mộc lạnh, chè, bí đao,…
  • Có thể trộn cùng Salad, thêm vào kem, sữa chua để tăng hương vị.
  • Vải sấy dùng để ăn nhẹ hoặc ăn cùng sữa chua, bánh, nước chè.
  • Nước ép vải: pha chế Cocktail.
  • Không ăn vải lúc đói, nên ăn sau bữa cơm tối thiểu 30 phút.
  • Ăn lúc sương sớm là ngon ngọt nhất, giúp giảm tính hỏa trong vải.
  • Quả ở phía Đông ít tính nhiệt, nhưng quả chín phía Tây ngon hơn.
  • Nên ăn cả lớp màng trắng sau vỏ ngoài để không bị sinh nhiệt.
  • Nên ăn cả phần trắng ở trên đầu hạt vải (phòng sinh hỏa).
  • Không nên ăn quá nhiều vải cùng một lúc.
  • Với trẻ nhỏ: mỗi lần cho bé ăn khoảng 100g quả tươi.
  • Nên tách sẵn vải cho trẻ phòng khi bé nuốt cả hạt.
  • Người lớn nên sử dụng dưới 10 quả/lần.

Phương pháp sử dụng quả vải không khó nhưng mọi người cần phải đặc biệt chú ý. Nếu ăn sai cách rất dễ gây ngộ độc, thậm chí là tử vong. Ngoài ra, người dùng có thể ăn vải sấy thay đường cũng rất bổ dưỡng cho cơ thể.

Cách dùng quả vải đúng nhất để có lợi cho sức khỏe

 

Tên gọi Quả vải.
Tên khác Quả lệ chi.
Nguồn gốc Vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Dược chất Vitamin, Canxi, Kali, Hemoglobin, Folate,…
Công dụng Chữa ho, ngừa bệnh thoái hóa, bảo vệ tim mạch,…
Tác hại Nóng trong, mụn nhọt, dị ứng, chóng mặt,…
Cách dùng Ngâm rượu, pha chế Cocktail, ăn trực tiếp,…
Giá thành Giá thành sản phẩm quả vải.
Hình ảnh Hình ảnh quả vải.

 

Quả vải ngâm rượu

Quả vải ngâm rượu có khó thực hiện không? Đây là điều cánh mày râu quan tâm khá nhiều. Để ngâm rượu vải ngon, người làm nên tiến hành theo các bước dưới đây:

Nguyên liệu:

  • Vải thiều khô hoặc tươi (lượng vừa đủ).
  • Rượu trắng 38-40 độ (rượu nếp thì càng tốt).
  • Bình thủy tinh.

Cách ngâm rượu vải:

  • Vải khô hoặc tươi đem bỏ vỏ và hạt, chỉ lấy long vải.
  • Rửa sạch bình thủy tinh, tráng nước sôi, phơi khô.
  • Ngâm theo tỷ lệ: 1kg long vải và 2-2,5 lít rượu.
  • Đậy kín nắp, bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng.
  • Sau khoảng 10-15 ngày là sử dụng được.

Cách dùng rượu vải:

  • Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần uống 1 chén nhỏ trong bữa ăn.
  • Liều lượng tương đương là 25-30ml/ngày.
  • Không nên uống nhiều quá 100ml sẽ làm phản tác dụng.

Lưu ý:

  • Vải khô: không được để long vải dính nước.
  • Vải tươi: nên ngâm qua nước muỗi loang trước để cùi dai hơn.
  • Có thể thêm cam thảo để tăng hương vị.

Quả lệ chi ngâm với rượu là phương pháp dùng để chữa bệnh rất hiệu quả. Rượu vải giúp cải thiện tình trạng yếu sinh lý, tăng hưng phấn, ngừa ung thư và thiếu máu. Đồng thời, ruống rượu vải giúp phụ nữ tươi trẻ, đep da hiệu quả. Ngoài ra, vải ngâm rượu còn giúp giảm co thắt mạnh máu và động mạch rất hữu hiệu.

Cách ngâm vải với đường và trà cho chị em tham khảo 

Hình ảnh quả vải

Hình ảnh quả vải như thế nào? Vào mùa hè ở các nước vùng nhiệt đới, không khó để bắt gặp hình ảnh của quả vải. Vải xuất hiện nhiều tại các sạp chợ hay trong siêu thị, là món ưa thích của rất nhiều người.

  • Chúng mọc thành chùm, quả hình tròn hoặc hình trái xoan.
  • Vải có hương vị gần giống quả nhãn, chôm chôm.
  • Quả vải chín vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 10.
  • Quả được thu hoạch sau khi cây ra hoa khoảng 100 ngày.
  • Nếu sản lượng lớn, chế biến bằng cách đông lạnh, sấy khô (vải khô).
  • Giống vải được ưa chuộng nhất ở Việt Nam là vải thiều.
  • Một giống vải khác được dân gian gọi là vải tu hú.

Hình ảnh quả lệ chi được nhắc đến nhiều nhất là ở Bắc Giang. Huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) chính là nơi sản xuất vải thiều lớn nhất nước. Sản lượng vải thiều năm 2018 là hơn 90.000 tấn. Vải thiều Bắc Giang đạt Top 10 món ăn, đặc sản giá trị Kỷ lục khu vực Đông Nam Á. Đó là xác lập của Tổ chức Kỷ lục Đông Nam Á năm 2018.

Hình ảnh quả vải trên thực tế

Nguồn gốc quả vải

Nguồn gốc quả vải có từ đâu? Vải có nguồn gốc bắt đầu từ miền Nam Trung Quốc, phân bố trải dài về cả Đông Nam Á. Quả lệ chi chỉ sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, không sương giá hoặc chỉ rét nhẹ. Cây phát triển tốt trên loại đất thoát nước tốt, giàu hữu cơ và hơi chua. Ở Ấn Độ, vải được trồng nhiều ở Muzaffarpur, Bihar và Bắc Ấn Độ. Muzaffarpur đã sản xuất ra 75% tổng sản lượng vải của Ấn Độ.

Sự phân bố của một số loài vải:

  • Litchi Chinensis Subsp. Chinensis: phân bố ở bán đảo Đông Dương, Trung Quốc.
  • Litchi Chinensis Subsp. Javanensis: phân bố tại đảo Java.
  • Litchi Chinensis Subsp. Philippinensis Leenh: có ở Indonesia, Philippines.

Nguồn gốc quả lệ chi được dẫn chiếu lịch sử đầu tiên tại Trung Quốc là thời Đường. Tại Việt Nam, Mai Thúc Loan là phu khuân vải để cống nạp cho nhà Đường, sau lên ngôi Vua. Về sau, vải còn được biết đến với vụ án Lệ Chi Viên (vườn vải) thời Nguyễn Trãi.

Nguồn gốc quả vải bắt đầu từ đâu?

Tác dụng phụ của quả vải

Tác dụng phụ của quả vải là gì và có gây nguy hiểm cho sức khỏe không? Quả vải giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư, giảm viêm, tốt cho tim mạch,… Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều vải hoặc ăn sai cách có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Cụ thể như sau:

  • Vải chứa nhiều đường nên dễ gây nóng trong người.
  • Ăn nhiều gây nhiệt miệng, chảy máu mũi, mụn nhọt, đau họng,…
  • Bị dị ứng, rất dễ gây nguy hiểm cho cơ thể.
  • Có thể làm tăng triệu chứng bệnh Lupus, đa xơ cứng, viêm khớp.
  • Gây suy hô hấp, tiêu chảy, phù nề da, chóng mặt, đau đầu,…
  • Ăn nhiều còn làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường.
  • Có khả năng gây tăng lượng đường đột biến trong máu.
  • Ăn lúc bụng đói gây đau dạ dày hoặc bị say vải.

Tác dụng phụ của quả lệ chi là điều khó tránh khỏi nếu người dùng vẫn giữ thói quen cũ. Cần ăn ít vải để hạn chế sinh nóng trong cơ thể; tối đa 10 quả/ngày với người lớn và 5-6 quả/ngày đối với trẻ nhỏ; chia thành 2 lần ăn. Lớp màng bọc ở ngoài tuy có vị chát nhưng cũng đừng bỏ qua chúng. Nếu biết cách ăn vải khoa học, công dụng của vải sẽ cực kỳ hữu hiệu cho cơ thể người dùng.

Giá quả vải

Giá quả vải bao nhiêu tiền 1kg? Đây là điều mà nhiều người tiêu dùng thắc mắc. Trên thị trường Việt Nam đang bày bán khá nhiều loại vải khác nhau. Bởi vậy sẽ có sự chênh lệch về mức giá. Theo đó, có thể thống kê giá các sản phẩm từ quả vải như sau:

  • Vải Bắc Giang xuất khẩu có giá trung bình là 25.000 đồng/kg.
  • Giá vải tại huyện Lục Ngạn: 40.000-60.000 đồng/kg, cao điểm có khi 70.000 đồng/kg.
  • Vải thiều hữu cơ Lục Ngạn đóng hộp lót lụa: 200.000 đồng/hộp 12 quả.
  • Giá vải thiều khô đóng gói: 150.000-250.000 đồng/kg.

Giá thành quả lệ chi thuộc loại bình dân, ngoại trừ những sản phẩm cao cấp. Mặt hàng này được xuất khẩu chủ yếu tới Trung Quốc thông qua đường chính ngạch. Ngoài ra, vải còn xuất sang Trung Đông, Mỹ, Canada, EU, Nga, Nhật, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Australia,…

Quả vải 

Xem thêm: https://dantri.com.vn/du-lich/hon-200-nghin-dong-mot-qua-vai-thieu-o-nhat-ban-20190618123400748.htm

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version