Lễ hội nổi tiếng ở Quảng Nam có lễ hội Bà Thu Bồn, lễ cầu Bông, lễ rước cộ Bà chợ Được, lễ nguyên tiêu, đêm phố cổ Hội An…
Lễ hội nổi tiếng ở Quảng Nam – Lễ hội Cầu Bông
Lễ hội nổi tiếng ở Quảng Nam đầu tiên phải nói đến lễ hội Cầu Bông. Lễ hội này được tổ chức vào mùa xuân, tại sông Hội An. Lễ hội này được tổ chức để cầu mong mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu.
- Thời gian tổ chức lễ hội: Ngày 6/2 âm lịch hàng năm.
- Địa điểm diễn ra lễ hội: Làng Trà Quế 500 năm tuổi, Hội An, Quảng Nam.
- Ý nghĩa lễ hội: Tỏ lòng biết ơn với ông cha đi trước đã dựng nên làng rau Trà Quế lâu năm này.
Phần lễ:
Các bậc cao niên trong làng sẽ chọn ra người đại diện cúng tế. Người dân ở 2 làng đã tụ hội về đình làng để thực hiện nghi lễ rước thần. Người tham gia đủ già trẻ, gái trai mặc sắc phục (các bô lão), áo dài (với phụ nữ). Đoàn rước cầm cờ, hoa, đánh trống chiêng, khiêng lư hương, án thờ… diễu quanh làng.
Lễ vật gồm mâm xôi màu hồng, con gà trống ngậm hoa, hương nhang, trà rượu, vàng mã… Xôi hồng tượng trưng cho sự đoàn kết, may mắn, được mùa. Hình ảnh gà trống thể hiện sự đoàn kết, ý chí, sức mạnh của người dân làng rau.
Phần hội:
Có nhiều hoạt động vui chơi, giải trí. Tiêu biểu là cuộc thi “Nhanh tay, thạo nghề” – Cuộc thi trồng rau, “Thôn nữ giỏi nội trợ” – Chế biến món tôm hữu nổi tiếng, “Vớt rong, bón gốc”… Tất cả những phần hội thi đều gắn với công việc thuần nông. Điều đó có ý nghĩa đề cao, ca ngợi vùng đất linh thiêng, màu mỡ.
Lễ hội Bà Thu Bồn – Lễ hội nổi tiếng ở Quảng Nam
Lễ hội Bà Thu Bồn là một trong những lễ hội nổi tiếng ở Quảng Nam được tổ chức vào mùa xuân, tại ven sông Thu Bồn (Quảng Nam). Bà Thu Bồn (bà Bô Bô), một nữ tướng nhà Lê. Khi bị giặc truy đuổi, bà đã chạy đến làng Thu Bồn, không may là bà ngã ngựa do tóc bà bị quấn vào chân ngựa. Nhờ đó mà quân giặc có thể bắt được bà và giết bà.
- Thời gian diễn ra lễ hội: Ngày 12/2 âm lịch hàng năm.
- Địa điểm tổ chức lễ hội: Xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
- Ý nghĩa lễ hội: Lễ hội được tổ để tỏ lòng biết ơn đến sự bảo vệ, chở che của bà tới người dân sống 2 bên bờ sông Thu Bồn.
Phần lễ:
Lễ rước “Ngũ hành tiên nương” (5 vị nữ tướng dưới quyền Bà Thu Bồn) trên sông Thu Bồn về lăng Bà để cúng tế. Ngoài việc tỏ lòng biết ơn, nghi lễ còn có ý nghĩa cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa…
Vật tế lễ bao giờ cũng là một con trâu và mâm xôi lớn. Sau lễ tế, trâu sẽ bị giết nhưng không xẻ thịt mà giữ nguyên con, dùng máu của nó bôi lên cúng.
Phần hội:
Phần hội gồm các hoạt động văn hóa – thể thao như hát tuồng, hát bài chòi, hát đối, hội hoa đăng… quan trọng nhất là đua thuyền Lệ Bà (Nam-Nữ) và đốt lửa thiêng trên bãi bồi của dòng sông.
Lễ hội đêm rằm Hội An – Lễ hội độc đáo của người Quảng Nam
Lễ hội nổi tiếng và độc đáo này bắt đầu từ năm 1998. Trong lễ hội này, mọi nguồn sáng đều được dùng từ đèn lồng và đèn hoa đăng. Cả khu phố sáng rực, lung linh, huyền ảo từ đủ mọi loại đèn khác nhau. Mọi đèn điện khác đều được tắt hết.
- Thời gian diễn ra lễ hội: Cứ vào ngày 14 âm lịch hàng tháng. Từ 16h, các xe lưu thông trên tuyến đường ven sông Hoài đều bị cấm. Đến 18h, những dãy đèn lồng được thắp sáng lên. Đèn hoa đăng bắt đầu được mua về và thả trôi trên dòng sông Hoài.
- Địa điểm tổ chức: Khu phố cổ Hội An.
- Ý nghĩa lễ hội:
Trong lễ hội này, người dân chỉ thực hiện nghi thức thả đèn hoa đăng trên và tắt đèn điện, thắp đèn lồng. Sau đó thưởng thức âm nhạc dân gian như hát tuồng, chèo… Tham gia hoạt động vui chơi, hội bài chòi. Du khách tham quan được hòa mình vào không khí cổ kính, huyền ảo. Một cảm giác hoàn toàn khác với những lễ hội truyền thống khác.
Lễ cúng tổ Minh Hải, Quảng Nam được tổ chức thế nào?
Lễ cúng tổ Thiền sư Minh Hải là lễ cúng tổ Phật giáo – Một hệ phái khởi phát từ Hội An.
- Thời gian diễn ra lễ cúng: Ngày 7/11 âm lịch (ngày Thiền sư Minh Hải mất) hàng năm.
- Địa điểm tổ chức: Tại chùa Chúc Thánh (Chùa Khoai), phường Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam.
- Ý nghĩa lễ cúng: Tỏ lòng thành kính với người mang đến nét văn hóa đa dạng cho Hội An như ngày hôm nay.
Phần lễ:
Có sự tham dự đông đủ của những người có chức sắc, giáo phẩm Phật giáo cùng bà con Phật tử. Trong tiếng kinh kệ hòa cùng tiếng chuông mõ ngân vang, khi trầm, khi bổng. Các vị chủ lễ trong mặc áo cà sa đỏ, đầu đội mũ tì lư tuần tự tới lui giữa làn hương khói lan tỏa. Tất cả tạo thành một khung cảnh hết sức thoát tục và khác thường.
Phần hội:
Các hoạt động vui chơi giải trí như vẽ thư pháp, bích báo để trưng bày, trang trí trại, biểu diễn văn nghệ, thi các trò chơi tập thể…
Ngoài ra, còn có những đặc sản riêng có mà du khách nào cũng yêu thích. Đó là những món ăn làm từ xương rồng tai thỏ, mì quảng, bánh tráng thịt heo, nấm lim xanh…
Xem thêm tại đây:
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang