Thì là là gì? Tác dụng của rau thì là chữa bệnh gì: Làm lành vết thương, giảm đau bụng kinh,… Cách dùng rau thì là tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của thì là. Cách sử dụng rau thì là chữa bệnh hiệu quả, bảo quản. Giá rau thì là bao nhiêu tiền, mua ở đâu. Hình ảnh rau thì là.
Rau thì là là gì?
Thì là (thìa là) có tên khoa học là Anethum graveolens, thuộc họ hoa tán. Cây có nguồn gốc ở miền Đông Địa Trung Hải, hiện nay được trồng nhiều ở các nước châu Á.
Tại Việt Nam, lá thìa là là một loại rau gia vị quen thuộc trong các bữa ăn, còn quả thì được sử dụng chủ yếu để làm thuốc và hương liệu ướp chè.
Đặc điểm rau thì là
- Thìa là là cây thân thảo, sống hàng năm, cao khoảng 60 – 80cm, khía rãnh dọc, có rễ trụ.
- Lá cây có bẹ, phiến xẻ 3 lần lông chim thành những phiến nhỏ hình sợi, không có cuống.
- Cụm hoa ở ngọn, trên thân và cành, tụ lại thành tán kép gồm từ 5 – 15 tán nhỏ, mỗi tán mang 20 – 40 bông màu vàng nhạt.
- Quả bế kép có hình trứng, dài tầm 3mm, rộng khoảng 1,5mm, dẹt ở lưng.
Thành phần dược chất của rau thì là
Theo Đông y, thìa là có mùi thơm mát, vị cay, tính ấm. Thành phần của rau chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như:
- Khoáng chất fennel tốt cho hệ miễn dịch, giúp kháng khuẩn hiệu quả.
- Rau thì là giàu vitamin A, B3, C,… cần thiết cho sự trao đổi chất của con người. Trong đó, vitamin A có tác dụng làm đẹp da, sáng mắt còn vitamin C thực hiện chức năng chống oxy hóa, ngăn ngừa sự tích tụ các gốc tự do có hại trong cơ thể.
- Chất xơ giúp giảm lượng cholesterol và ngăn ngừa ung thư đường ruột.
- Axit folic có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh về tim mạch rất tốt.
- Tinh dầu eugenol làm giảm lượng đường trong máu, đồng thời kháng insulin ở các bệnh nhân bị tiểu đường.
- Chất polyacetylene ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh, chống viêm và nhiễm trùng vết thương.
- Hoạt chất flavonoid và vitamin B – complex giúp chữa chứng mất ngủ ở người cao tuổi.
Tác dụng của rau thì là
Rau thìa là chứa các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, giúp ngăn ngừa và điều trị nhiều loại bệnh như:
- Kích thích, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh.
- Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, chữa đầy hơi, tiêu chảy.
- Cải thiện chứng mất ngủ cho người cao tuổi.
- Khắc phục chứng lo âu, trầm cảm, rối loạn tâm lý.
- Thải bỏ lượng nước dư thừa, giải độc cơ thể, giúp giảm cân hiệu quả.
- Chữa cảm lạnh, cúm, ho dai dẳng hoặc viêm cuống phổi.
- Chữa mụn nhọt, sưng tấy, làm lành vết thương.
- Tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ động mạch khỏi lão hóa.
Tác dụng của rau thì là giúp ngăn ngừa ung thư
Theo các nhà nghiên cứu, khoáng chất fennel và anethole trong rau thìa là có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Hàm lượng chất xơ cao có thể loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa và đường ruột.
Tác dụng của rau thì là giúp giảm đường trong máu
Rau thìa là được biết đến như một vị thuốc hữu hiệu đối với các bệnh nhân bị tiểu đường. Tinh dầu eugenol trong lá thì là có tác dụng làm giảm nồng độ triglycerides và cholesterol xấu, đồng thời gia tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các dược chất của rau thìa là giúp kháng insulin ở người bị tiểu đường, duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Tác dụng của rau thì là giúp giảm cân
Rau thì là có tác dụng ức chế sự thèm ăn và tạo cho người dùng cảm giác no “ảo”. Sử dụng rau thìa là giúp kích thích hoạt động trao đổi chất trong cơ thể, đào thải lượng nước dư thừa, có lợi cho việc giảm béo. Những người đang tìm kiếm liệu pháp giải độc cơ thể và giảm cân có thể thêm loại thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách dùng rau thì là
Rau thìa là không chỉ là một thứ gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày mà còn có khả năng chữa bệnh rất tốt. Tùy vào mục đích sử dụng, người dùng có thể chế biến loại rau này theo các cách thức khác nhau.
Cách dùng rau thì là chữa mụn nhọt, sưng tấy
Người dùng giã nát lá thìa là rồi trộn với bột nghệ, đắp lên mụn nhọt đã vỡ. Thực hiện đều đặn hàng ngày vừa có tác dụng chống viêm lại giúp làm lành vết thương nhanh chóng.
Ngoài ra, có thể đun lá thìa là trong dầu vừng để tạo thành thuốc bôi ngoài da, giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả.
Cách dùng rau thì là chữa rối loạn kinh nguyệt
- Dùng 60g dịch chiết lá thìa là trộn với 15ml nước ép rau cần tây.
- Ngày uống 3 lần, dùng hết trong ngày, không để sang hôm sau.
Bài thuốc này có tác dụng kích thích và điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh hoặc bế kinh do thiếu máu, cảm lạnh.
Cách dùng rau thì là chữa rối loạn tiêu hóa
Tinh dầu thìa là có tác dụng chữa đầy hơi, ợ chua và tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa rất tốt. Người bệnh có thể sử dụng chúng theo các cách dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh:
- Ăn thì là nấu chín giúp tiêu hóa tốt, chống táo bón.
- Uống 1 – 2 thìa nước sắc lá thì là hoặc trộn vào thức ăn sẽ ngăn ngừa được chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ.
Cách dùng rau thì là trong các món ăn
Rau thì là được xem như một loại gia vị không thể thiếu của các gia đình Việt vì giúp át mùi tanh và làm dậy hương thơm của món ăn.
Dưới đây là một số cách chế biến món ăn cùng thìa là mà các bạn có thể tham khảo.
Cách chế biến thì là nấu canh cá lóc
Nguyên liệu:
- 1 con cá lóc
- 500g rau thìa là
- 3 quả cà chua
- Tỏi, nước mắm, bột ngọt, muối
Các bước thực hiện:
- Rửa sạch cá lóc, cắt khúc rồi ướp với gia vị theo công thức 1 thìa cà phê nước mắm, ¼ thìa muối và một ít bột ngọt.
- Rửa sạch cà chua, thái miếng.
- Rửa sạch rau thìa là, cắt khúc khoảng 2cm.
- Tỏi đập dập, băm nhỏ, phi thơm.
- Cho cá vào rán sơ qua để giảm bớt mùi tanh rồi để ra đĩa.
- Đổ cà chua vào đảo tới khi mềm thì lại cho cá vào, thêm gia vị đã dùng để ướp cá lúc đầu, lật qua lại cho ngấm đều.
- Cho nước vào vừa ăn, rồi đun sôi khoảng 5 – 7 phút.
- Bỏ thìa là vào, đun sôi lại thì tắt bếp.
Rau thìa là không chỉ khiến cho món ăn đẹp mắt hơn mà còn có tác dụng át mùi tanh của cá, làm dậy hương thơm của bát canh.
Cách chế biến thì là làm chả cá
Nguyên liệu:
- 200gr cá (tùy loại)
- 100gr giò sống
- 5gr rau thìa là
- Hạt nêm, mì chính, nước mắm, tiêu xay
- Dầu ăn
- Bột ngô/bột khoai
Các bước tiến hành:
- Thì là rửa sạch, thái nhỏ.
- Giò sống và cá xắt thành các miếng nhỏ, cho vào máy xay cùng với các nguyên liệu đã chuẩn bị ở phần trên.
- Hỗn hợp thịt sau khi xay nhuyễn đem trộn đều với thì là.
- Nặn chả thành các miếng vừa ăn.
- Bắc chảo, rót dầu ngập ½ miếng chả, rán ở lửa nhỏ đến khi thấy đổi màu vàng nâu là được.
Xem thêm: Tác dụng chữa bệnh của cây thì là
Hình ảnh rau thì là
Dưới đây là một số hình ảnh của rau thìa là để các bạn tham khảo.
Lưu ý khi sử dụng rau thì là
- Thìa là có thể ăn được cả hạt và lá, tuy nhiên chất béo chiết xuất từ hạt cây được cho rằng khá độc hại. Dù chỉ sử dụng một lượng nhỏ, người dùng cũng có thể bị dị ứng, phát ban, khó thở và buồn nôn. Vì vậy khi sử dụng các bài thuốc, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không đáng có.
- Phụ nữ mang thai không nên sử dụng vì trong rau thì là có chứa các chất gây kích thích tử cung.
Xem thêm video về rau thì là:
Giá rau thì là trên thị trường
Rau thì là được bày bán ở tất cả các chợ và siêu thị trên cả nước. Hiện nay, 10g thìa là có mức giá dao động từ 10.000 – 15.000 đồng.
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang