Giỏ hàng

Quả mơ với tác dụng của quả mơ và cách dùng quả mơ hiệu quả ra sao?

Quả mơ là gì với tác dụng quả mơ chữa bệnh gì: đái tháo đường, giun đũa, đại tràng,… Các thành phần dược chất của quả mơ. Cách dùng quả mơ chữa bệnh hiệu quả. Cách chế biến quả mai tử ra sao? Cách ngâm rượu mơ như thế nào? Hình ảnh quả mơ và nguồn gốc quả mai tử. Giá quả mơ, rượu mơ bao nhiêu tiền?

Thành phần dược chất của quả mơ có tác dụng gì và cách dùng quả mơ

Thành phần dược chất của quả mơ có tác dụng gì và cách dùng quả mơ

Quả mơ là gì?

Quả mơ là gì? Quả mơ là quả của một loài cây thân gỗ thuộc chi Mận mơ (Prunus), họ Hoa hồng (Rosaceae); loài cây này được trồng để lấy hoa và quả. Quả mơ còn có tên gọi khác là mai tử, mơ mai, mai. Trong ngôn ngữ phương Tây, loài này được gọi là mơ Nhật Bản (Japanese Apricot).

  • Hoa mơ 5 cánh màu trắng hoặc hồng sẫm, cho quả vào mùa xuân.
  • Quả mơ chín vào khoảng đầu mùa hè.
  • Ở Đông Á, mơ chín thường vào tháng 6 hàng năm.
  • Tại Trung Quốc, quả chín trùng với mùa mưa ở Giang Nam.
  • Quả mơ không chín cây mà thường hay rụng khi còn xanh.

Ở Việt Nam, quả mơ thường được chia làm 2 loại:

  • Mơ lai: là giống từ một vài loại mơ Trung Quốc, quả to hơn.
  • Mơ lông: quả nhỏ, lông tơ, có nhiều ở vùng Tây Bắc.

Quả mai tử là loại quả quen thuộc của người dân Việt Nam, nhất là vùng Tây Bắc nước ta. Quả này được ứng dụng khá nhiều trong đời sống. Chúng được ví như một thức quà dân dã mà thiên nhiên ban tặng cho con người.

Thành phần dược chất của quả mơ

Thành phần dược chất của quả mơ gồm những gì? Những chất này có giúp ích cho sức khỏe con người không? Trong dân gian, quả mơ vốn được sử dụng rộng rãi để làm thức uống giải khát ngày hè. Không những thế, chúng còn được chế biến thành nhiều món ăn vặt bổ dưỡng khác. Có công dụng hữu ích như vậy là nhờ các thành phần giàu dược chất sau:

Thịt quả mơ chứa:

  • Acid Tartric, Acid Quinic, Acid Mucic giúp tăng cường miễn dịch.
  • Acid Citric và Malic có công dụng kháng vi trùng lao Mycobacterium.
  • Vitamin B15 rất tốt cho vấn đề chuyển hóa Oxy trong tế bào.
  • Beta-caroten chuyển hóa thành Vitamin A, ngừa tác hại của gốc tự do.
  • Acid hữu cơ có công dụng kháng khuẩn, thúc đẩy tiết mật rất tốt.
  • Acid Catechin có tác dụng sát khuẩn, giúp tiêu hóa Protein.
  • Chất xơ giúp kích thích những chất lỏng trong dạ dày.
  • Canxi hỗ trợ cho sự phát triển của xương hiệu quả.
  • Kali giúp cân bằng điện phân ở hệ thống các cơ quan.
  • Carotenoid giúp phá hủy tế bào ung thư.

Ngoài ra còn có các chất khác như:

  • Flavonoid: Quercetin, Isoquercitrin.
  • Nhân hạt: chất béo, Glycosid Cyanogenic.
  • Đường Sacaroza.
  • Tinh bột.
  • Vitamin C.
  • Tanin.
  • Pectin.
  • Ureaza.
  • Metylsalicylat.
  • Men Peroxydaza.
  • Sắt,…

Thành phần dược chất của quả mai tử rất đa dạng. Loại quả này còn chứa một số chất mà ít loại quả nào có được.

Tác dụng của quả mơ

Tác dụng của quả mơ là gì mà nhiều người dùng đến vậy? Theo Đông y, quả mơ có giá trị dược phẩm và dinh dưỡng khá cao. Loại quả này có thể làm ra được nhiều chế phẩm. Trong đó, có nhiều loại được sử dụng như là 1 vị thuốc trong việc điều trị bệnh. Theo đó, quả mơ có những công dụng nổi bật như sau:

  • Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả.
  • Nhuận tràng, nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón.
  • Cải thiện thị lực, giảm nguy cơ phát triển bệnh nghiêm trọng về mắt.
  • Hỗ trợ hệ miễn dịch ngăn ngừa gốc tự do tấn công cơ thể.
  • Giảm hàm lượng Cholesterol xấu (LDL), tăng lượng Cholesterol tốt (HDL).
  • Bảo vệ tim mạch, chữa giun đũa, viêm đại tràng mãn tính.
  • Ngăn ngừa loãng xương và các bệnh lý về tuổi tác.
  • Kích thích sản xuất hồng cầu, ngừa nguy cơ mắc bệnh thiếu máu.
  • Cân bằng chất lỏng trong cơ thể, hình thành cơ bắp.
  • Công dụng chống viêm, giảm sốt, đào thải độc tố hiệu quả.
  • Làm chậm quá trình lão hóa da, giúp da mềm mịn, khỏe mạnh.
  • Chống chứng rối loạn da: phát ban, Eczrma, nhiều bệnh về da khác.
  • Tác dụng phòng và điều trị bệnh ung thư, đái tháo đường.
  • Chữa ho, giảm cân, kích thích ngon miệng, ngủ ngon.

Công dụng của quả mai tử là cực kỳ hữu hiệu với cơ thể. Có thể ăn mơ trực tiếp, làm nước trái cây, mứt vừa hấp dẫn lại tốt cho sức khỏe.

Tác dụng của quả mơ điều trị ung thư hiệu quả

Tác dụng của quả mơ điều trị ung thư hiệu quả

Xem thêm: https://dantri.com.vn/tu-van/qua-mo-va-cong-dung-doi-voi-suc-khoe-1324605776.htm

Cách dùng quả mơ

Cách dùng quả mơ như thế nào? Có nhiều phương pháp sử dụng quả mơ để chữa bệnh; chủ yếu là dùng ô mai muối (bạch mai) làm từ quả mơ. Bởi vậy, có thể áp dụng theo một vài cách dưới đây:

Chữa giun chui ống mật, viêm đại tràng mãn tính từ ô mai mơ:

  • Ô mai 5 quả, tế tân 4g.
  • Can khương, phụ tử chế, quế chi, xuyên tiêu mỗi thứ 8g.
  • Hoàng bá, hoàng liên, đương quy, đẳng sâm mỗi thứ 12g.
  • Tất cả đem tán bột, trộn mật ong làm thành viên hoàn.
  • Ngày uống 12g chia thành 3 lần hoặc sắc nước để uống.

Điều trị đái tháo đường:

  • Bạch mai, thục địa, hoài sơn, ngũ vị tử, đan phiến mỗi loại 10g.
  • Nhục quế 2g.
  • Sắc cùng 700ml nước, còn 300ml thì uống.

Chữa ho lâu ngày, có đờm:

  • Bạch mai sao qua, anh túc xác tán nhỏ.
  • Uống khoảng 7-8g cùng mật ong (trước khi ngủ).

Chữa đại tiện long bằng ô mai muối:

  • Bạch mai, kha tử, đảng sâm, bạch truật, mỗi loại 10g.
  • Sắc với 700ml nước, còn 200ml nước là được.
  • Chia làm 2 lần uống trong ngày, sử dụng liền 5 ngày.

Chữa đổ mồ hôi trộm:

  • Bạch mai, hoàng kỳ, ma hoàng căn, đương quy mỗi vị 10g.
  • Sắc cùng 800ml nước, đun còn 250ml.
  • Uống 3 lần trong ngày, duy trì khoảng 10 ngày.

Phương pháp sử dụng quả mơ không quá khó. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi người làm phải tuân thủ đúng công thức. Có vậy, công dụng của quả mơ mới phát huy được.

Cách dùng quả mơ chữa bệnh đạt công dụng tốt nhất

Cách dùng quả mơ chữa bệnh đạt công dụng tốt nhất

Xem thêm: https://suckhoedoisong.vn/qua-mo-vi-thuoc-mua-xuan-n141827.html

Thuốc hay từ quả mơ 

Quả mơ ngâm rượu

Quả mơ ngâm rượu sao cho đúng là điều không phải ai cũng biết rõ. Theo kinh nghiệm dân gian, rượu mơ rất tốt cho sức khỏe. Đó là kích thích tiêu hóa, giảm lo âu và tinh thần căng thẳng, trị bệnh mất ngủ,…

Có thể làm theo hướng dẫn ngâm rượu mơ như sau:

Nguyên liệu ngâm rượu mơ:

  • Quả mơ chín/xanh: 1kg.
  • Đường kính vàng: 0,5kg.
  • Rượu nếp nồng độ 35-40 độ: 3-5 lít.
  • Bình ngâm rượu.

Cách ngâm rượu mơ:

  • Rửa sạch mơ bằng nước muối nhiều lần, rửa lại bằng nước sạch.
  • Bỏ đầu, núm quả mơ bằng vật nhọn.
  • Để quả mơ ráo nước, đem phơi nắng cho teo nhỏ lại.
  • Vệ sinh bình sạch sẽ, khô ráo trước khi ngâm.
  • Rải một lớp đường, thêm một lớp quả mơ lên.
  • Làm lần lượt như vậy cho đến khi đầy hũ.
  • Lớp cuối cùng phải là lớp đường phủ kín mơ.
  • Đậy nắp kín, để ở nơi thoáng mát.
  • 7 ngày sau, bỏ nước mơ ra 1 lần, thêm rượu vào ngâm tiếp.
  • Nửa năm ngâm rượu mơ là sử dụng được.

Lưu ý:

  • Dùng mơ chín thì rượu có vị ngọt, mơ xanh vừa chát vừa ngọt.
  • Nên chọn quả còn đẹp, tươi, lành lặn, không chín quá hay sâu nhũn.
  • Có thể thay rượu trắng bằng Vodka và Sake.

Quả mai tử ngâm rượu theo cách trên sẽ có vị ngon, mùi thơm đặc biệt. Tuy nhiên, chỉ nên uống 30ml rượu mỗi ngày, tránh lạm dụng.

Tên gọi Quả mơ.
Tên khác Quả mai tử, quả mai, mơ mai,…
Nguồn gốc Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam,…
Dược chất Canxi, Kali, Carotenoid, Vitamin, Acid Catechin, chất xơ,…
Công dụng Chữa đái tháo đường, chống viêm, chữa giun,…
Cách dùng Cách dùng ô mai muối từ quả mơ chữa bệnh.
Chế biến Bạch mai, ô mai, rượu mơ.
Hình ảnh Hình ảnh quả mai trong tự nhiên.
Giá bán Giá mơ tươi, ô mai mơ, rượu mơ.

 

Cách chế biến quả mơ

Cách chế biến quả mơ như thế nào là câu hỏi của nhiều người đặt ra. Trên thực tế, nhiều người có thói quen sử dụng mơ dưới dạng ô mai, mai muối, nước mơ ngâm,… Do vậy nhu cầu chế biến quả mơ tăng lên. Người làm có thể thực hiện theo các bước dưới đây:

Cách làm ô mai muối (bạch mai) chữa bệnh:

  • Mơ chín vàng, phơi trong mát cho héo.
  • Ngâm với muối với tỷ lệ 1kg mơ/300g muối.
  • Sau 3 ngày vớt ra, phơi trong mát cho săn lại.
  • Tiếp tục ngâm với muối theo bước trước.
  • Làm liên tục khoảng 6-7 lần.
  • Da mơ săn sắc, hạt muối trắng kết tinh là được.

Cách làm mứt mơ:

  • 1kg mơ chín, 200g gừng tươi, 500g đường vàng.
  • 300ml rượu vang trắng và muối.
  • Rửa sạch lông mơ bằng nước muối, xả với nước sạch.
  • Đâm tăm lên mơ cho bớt nước chua.
  • Ngâm mới nước muối khoảng 4 giờ, vớt ra để ráo.
  • Sao đường cho tan, bỏ mơ và gừng băm nhuyễn vào đảo đều.
  • Đun lửa nhỏ, đậy vung rồi rim cho mơ thấm rồi tắt bếp.
  • Đợi 90 phút rồi đảo lại bằng lửa lần nữa.
  • Mơ chuyển sang màu nâu sậm, còn đường sánh là xong.

Phương pháp chế biến quả mai tử khá đa dạng. Mặc dù các công đoạn khá mất thời gian và cần sự khéo léo, nhưng cũng không quá khó. Chỉ cần áp dụng theo các bước trên là được.

Hình ảnh quả mơ

Hình ảnh quả mơ như thế nào, có hình dạng ra sao? Quả mơ có cấu tạo và hình dáng gần giống với quả đào lông ở Việt Nam nhưng nhỏ hơn. Vào mùa quả mơ, người dân có thể nhận ra và phân biệt chúng với những đặc điểm như sau:

  • Quả mơ có hình tròn.
  • Đường xoi chạy từ chóp quả lên tới cuống.
  • Khi chưa chín thì quả có màu xanh.
  • Chuyển sang màu vàng khi quả đã chín (đôi khi hơi đỏ).
  • Cùi thịt quả mơ có màu vàng.
  • Vỏ mềm, có lông mịn.
  • Núm quả dài, phía cuống thì lại bằng.
  • Hạt quả mơ sần và có lỗ, vỏ hạt cứng.
  • Vị hơi chua, có thể pha vị hơi đắng.

Hình ảnh quả mai tử rất dễ bắt gặp vào mùa hè tại các phiên chợ hay những gánh hàng rong. Người ta thường bán đa dạng với nhiều loại như: mơ xanh, mơ đã ủ chín hoặc ô mai, mai muối,… Từ xa xưa, quả mơ đã được nhiều dân tộc trên thế giới biết đến, nhất là ở phương Đông.

Hình ảnh quả mơ trong tự nhiên

Hình ảnh quả mơ trong tự nhiên

Nguồn gốc quả mơ

Nguồn gốc quả mơ là ở đâu? Chúng có nguồn gốc từ châu Á, bắt nguồn từ miền Nam Trung Quốc đến Nhật, Triều Tiên, Việt Nam. Với từng đặc điểm khí hậu và địa lý vùng miền mà mơ có nhiều giống khác nhau. Cụ thể từng loại và sự phân bố như sau:

Giống quả mơ ở Việt Nam:

  • Quả mơ đào, mơ bồ hóng, mơ nứa, mơ chấm son, mơ Vân Nam,…
  • Tại làng Đông Mỹ (Hà Nội) có giống quả thường kết đôi, gọi là song mai.
  • Phân bố: chủ yếu ở Tây Bắc (Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai).
  • Có nhiều ở vùng núi rừng xung quanh chùa Hương Tích (Hà Nội).

Giống quả mơ tại Nhật Bản:

  • Gồm: quả mơ Yabai (tức mơ dại), Hibai (mơ đỏ), Bungo (mơ tỉnh Bungo).
  • Chủ yếu là loại Bungo (ghép giữa mơ ta với mơ châu Âu).

Giống quả mơ tại Trung Quốc:

  • Có trên 300 giống phân theo màu sắc.
  • Phân bố chủ yếu ở Hoàng Mai (tỉnh Hồ Bắc).
  • Cây lâu đời đạt 1.600 năm tuổi từ thời nhà Tấn.

Nguồn gốc của quả mai tử tập chung chủ yếu ở một số nhước chứ không phân bố rộng rãi. Quả mơ, hạt và dầu mơ từng là thực phẩm truyển thống của nhiều bộ lạc, dân tộc khác nhau. Ví như người Hunza ở Pakistan, Abkhasian ở Liên Xô (cũ), bộ lạc Villcabiumba ở Ecuador, bộ lạc ở Nigeria.

Nguồn gốc quả mơ chủ yếu là ở châu Á

Nguồn gốc quả mơ chủ yếu là ở châu Á

Giá quả mơ

Giá quả mơ bao nhiều tiền? Người dân có thể dễ dàng mua quả mơ ở bất cứ đâu. Đó là gánh hàng rong, sạp hoa quả trong chợ, siêu thị, cửa hàng chuyên mơ tươi, đồ ngâm rượu,… Nhìn chung, mức giá mua quả mơ như sau:

  • Giá bán mơ đầu mùa khá cao, khoảng 50.000 đồng/kg.
  • Giá quả mơ giữa mùa (tháng 3, 4) còn khoảng 25.000-35.000 đồng/kg.
  • Quả mơ vào cuối vụ có giá nhỉnh hơn chính vụ một chút.
  • Ô mai đóng hộp có giá 29.000-45.000 đồng/hộp 200g.
  • Rượu mơ Choya Nhật Bản có giá 350.000-400.000 đồng/chai 720ml.
  • Rượu quả mơ Choya Nhật cao cấp: 1.970.000 đồng/chai 500ml.
  • Mơ muối ngâm sẵn: 45.000-100.000 đồng/lọ 530ml.

Giá quả mai tử khá bình dân và không có sự thay đổi quá lớn. Trên thị trường hiện nay, mơ được bày bán rộng rãi. Bởi vậy, người sử dụng rất dễ để mua quả mơ ở bất cứ đâu. Loại quả này vừa rẻ lại vừa mang nhiều lợi ích cho người dùng.

Giá quả mơ như thế nào?

Giá quả mơ như thế nào?

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button