Sơn Thù
Mô tả cây thuốc Sơn Thù:
Sơn thù là cây nhỏ cao chừng 4m, vỏ thân xám nâu, cành nhỏ không có lông. Lá đơn, mọc đối, có cuống ngắn, phiến lá hình trứng dài 5-7cm, rộng 3-4,5 cm, đầu nhọn, đáy tròn, mép nguyên, 5-7 đôi gân phụ. Hoa nở trước lá, mọc thành tán. Hoa nhỏ, màu vàng, 4 lá đài, 4 cành tràng, 4 nhị, bầu hạ. Quả hạch hình trái xoan, dài 1,2-1,5cm, đường kính 7 mm, khi chín có màu đỏ tươi, nhẵn nhưng khi khô nhăn nheo hình mạng, cuống quả dài 1,5-2cm. Hạch hình trứng. Mùa hoa tháng 5-6, mùa quả tháng 8-10.
Địa lý: Sơn thù mọc ở miền trung Triều Tiên, Trung Quốc. Chưa thấy mọc ở Việt Nam.
Bộ phận dùng làm thuốc:
Quả chín khô, bỏ hạt. Loại dầy, mập, mầu hồng, có dầu ẩm là loại tốt. Loại cùi mỏng, mầu nhạt hơn là loại vừa. Hạt không dùng làm thuốc (Dược Tài Học).
Thu hái, sơ chế: Vào các tháng 10-11, thu hoạch lấy quả, cho vào giá tre hong cho khô rồi bóc bỏ hạt, rồi tiếp tục sấy cho khô hẳn.
Mô tả Dược liệu:
Vị thuốc Sơn thù hình phiến hoặc hình nang, đa số đã bị vỡ, nhăn, dài 1 – 1,5cm, cùi dầy không đến 0,12cm. Mặt ngoài mầu hồng tím hoặc mầu đen tím, nhăn, có miệng rạch bỏ hột, 1 đầu có rốn nhỏ hình tròn. Mầu đậm, mặt trong mầu tương đối nhạt hơn, không trơn bóng. Không mùi, vị chua, chát, hơi đắng (Dược Tài Học).
Tính vị: Vị chua, sáp, tính hơi ôn.
Quy kinh: Vào hai kinh Can và Thận.
Thành phần chủ yếu: Saponin ( 13%), verbenalin, ursolic acid, tanin, vitamin A.
Tác dụng của Sơn thù: Ôn bổ can thận, sáp tính, chỉ hàn (làm cho tinh khí bền, cầm không ra mồ hôi).
Chủ trị: Thường dùng chữa di tinh, tiểu tiện ra tinh dịch, tiểu tiện nhiều lần, kinh nguyệt không đều, ra mồ hôi trộm.
Liều dùng: Uống 6 – 12g, lúc cần có thể dùng 30g cho vào thuốc thang sắc uống..
Kiêng kỵ:
+ Có thấp nhiệt, tiểu không thông: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Mệnh môn hỏa nung nấu, vốn có thấp nhiệt, tiểu không thông: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Liễu thực làm sứ; Sơn thù sợ Cát cánh, Phòng phong, Phòng kỷ (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
Bài thuốc có Sơn thù:
– Chữa đầu đau, tủy xương đau : Sơn thù, Sa uyển tật lê, Thục địa, Nhân sâm, Mạch môn, Ngưu tất, Cam cúc hoa. Lượng bằng nhau, tán bột làm viên hoặc sắc nước uống.
– Chữa 5 loại lưng đau, hạ tiêu bị phong lạnh, chân yếu không có sức: Sơn thù 40g, Ngưu tất 40g, Quế tâm 1,2g. Tán bột, uống 8g với rượu ấm, trước bữa ăn.
– Chữa thận hư, lưng đau: Sơn thù, Đỗ trọng, Địa hoàng, Bạch giao, Sơn dược. Lượng bằng nhau. Sắc uống hoặc tán bột làm thành viên uống.
– Chữa cơ thể suy yếu, tiểu cầu giảm gây nên kinh nguyệt ra nhiều: Sơn thù, Thục địa đều 20g, Đương quy, Bạch thược 12g, sắc uống.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang