Tác dụng của ba kích tím. Tác dụng ba kích tím trong điều trị thận hư, đau lưng, bổ thận tráng dương, huyết áp cao, đau lưng, chân tay tê mỏi, phong thấp, tiểu không tự chủ… như thế nào? Báo Gia đình. Hướng dẫn, cách dùng cây thuốc ba kích tím chữa bệnh hiệu quả. Những ai nên và không nên dùng cây ba kích tím.
Tác dụng của ba kích tím như thế nào là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Trong y học cổ truyền, ba kích tím có rất nhiều công năng trong việc bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý.
Cây ba kích có tên khoa học là Morinda officinalis stow. Loại cây này còn có tên gọi: Dây ruột già, Sáy cáy (Thái), Chẩu phóng xì (Quảng Ninh), Thao tày cáy (Tày), Ba kích thiên (Trung Quốc)… Là cây dây leo, cùng họ với cafe, sống lâu năm. Lá ba kích hình mác hoặc bầu thuôn nhọn, mọc đối nhau. Lúc non, lá ba kích khá nhiều lông, tập trung ở mép và gân. Nhưng khi già, lá ít lông hơn, dần chuyển sang màu trắng mốc, cuống ngắn.
Tác dụng của ba kích tím
Tác dụng của ba kích tím rất đa dạng, nhưng phổ biến nhất là điều trị các bệnh sinh lý, xương khớp, huyết áp… Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về loại cây này thì hãy tham khảo những thông tin dưới đây.
Công dụng cây ba kích tím trong Đông y
Trong Đông y, ba kích tím có vị cay, ngọt, tính ấm. Tác dụng của ba kích tím giúp bổ thận, tráng dương, khử phong thấp… Đặc biệt, với những người bệnh tuổi già sẽ cảm nhận được rõ rệt công dụng của cây ba kích. Người xưa thường dùng rượu ba kích là thuốc trị bệnh yếu sinh lý ở nam giới. Bên cạnh đó, ba kích còn giúp giảm các triệu chứng về xương khớp như:
- Đau khớp, mỏi khớp;
- Tê bì chân tay;
- Đau mỏi lưng, vai gáy.
Thành phần, nghiên cứu về cây ba kích tím
Ba kích tím có những thành phần gì?
Cây ba kích chứa rất nhiều thành phần, dược chất có giá trị cao cho sức khỏe. Cụ thể như sau:
- Theo “Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam” có nêu rõ: Trong rễ ba kích có chứa: Các sterol, anthraglucosid,iridoid glucoside, tinh bột, đường, acid hữu cơ, tinh dầu, các chất vô cơ (K, Na, Mg, Fe, Cu, Zn…)
- Trong sách “Trung Dược Học” có viết: Trong ba kích có chứa: Gentianine, Carpaine, Yamogenin, Gitogenin, Tigogenin, Trigonelline, Díogenin, Vitamin B1…
Các nghiên cứu khoa học về cây ba kích tím
Ba kích giúp tăng cường sinh lý
Trong nghiên cứu của Trần Mỹ Tiên về tác dụng hướng sinh dục nam của ba kích trên chuột. Kết quả cho thấy những con chuột đã làm giảm năng lực sinh dục, sau một thời gian sử dụng cao ba kích đều nhận thấy nồng độ testosteron trong máu cao hơn. Ngoài ra, nồng độ protein trong huyết tương cũng có sự tăng lên đáng kể. Ứng dụng thí nghiệm này đều có kết quả khả quan với con người.
Tăng sức dẻo dai nhờ ba kích tím
Nghiên cứu về công dụng tăng sức dẻo dai của ba kích tím. Trong sách “Trung Dược Học” đã nghi chép lại: Họ đã cho chuột thí nghiệm với 5g ba kích, sử dụng liên tục trong 1 tuần. Bằng phương pháp cho chuột bơi, các nhà khoa học đều nhận thấy tác dụng tăng sức dẻo dai rất hiệu nghiệm.
Nâng cao sức đề kháng bằng ba kích
Với ammoni clorid, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm bằng phương pháp gây nhiễm độc cấp trên chuột nhắt. Sản phẩm ba kích tím giúp nâng cao sức đề kháng, giảm hẳn các triệu chứng xấu do nhiễm độc cấp gây nên.
Tác dụng chống viêm bằng cây ba kích
Theo nghiên cứu khoa học của Jongwon Choi (2005), với liều lượng khoảng 5 – 10g/kg Kaolin trên chuột cống, ba kích có tác dụng chống viêm hiệu nghiệm. Thành phần iridoid trong ba kích có khả năng chống viêm rất hiệu quả. Ngoài ra, hợp chất iridoid glycoside, monotropein còn có khả năng giảm đau rõ rệt.
Tăng cường hệ thống nội tiết
Trên thí nghiệm chuột lớn và chuột nhắt, mặc dù không có tác dụng theo kiểu Androgen nhưng ba kích có khả năng nâng cao hiệu lực của Androgen.
Ba kích có khả năng chống loãng xương: Gần đây, trong nghiên cứu của Qiao-Yan Zhang và các cộng sự đã phân tích trong rê ba kích tím có 7 dược chất quý:
- Physicion;
- Rubiadin-1-methyl ethe;
- 2-hydroxy-1-anthraquinone methoxy;
- 1,2-dihydroxy-3-methyl anthraquinone;
- 1,3,8 – trihydroxy – Anthraquinone 2 – methoxy;
- 2-hydroxymethyl-3-hydroxyanthraquinone;
- 2-methoxy anthraquinone.
Trong đó, 1,2-dihydroxy-3-methyl anthraquinone và 1,3,8 – trihydroxy – Anthraquinone 2 – methoxy có tác dụng kích thích đến hoạt động của ALP – tế bào tạo xương. Đồng thời, ức chế việc phá hủy xương do lão hóa.
Cách dùng ba kích tím chữa bệnh
Tác dụng của ba kích tím có tác dụng rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, dùng như thế nào để phát huy hết công dụng của sản phẩm cũng là vấn đề vô cùng quan trọng.
Cây ba kích tím giúp trị thận hư, đau lưng
Thận hư, đau lưng là chứng bệnh chủ yếu ở nam giới. Để điều trị bệnh này, chúng ta có thể áp dụng bài thuốc từ cây ba kích tím để chữa khỏi nhanh chóng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Ba kích: 16g
- Thục địa
- Long cốt
- Đảng sâm
- Nhục thung dung
- Cốt toái bổ
- Ngũ vị tử.
Tất cả trộn lẫn và nghiền nhỏ mịn. Kết hợp với mật ong để vo viên. Bài thuốc này nên sử dụng 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần dùng 12g.
Tham khảo thêm:
Ba kích tím có tác dụng gì? Uống ba kích tím có tốt không?
Trị bệnh huyết áp cao bằng cây ba kích tím
Nguyên liệu:
- Ba kích: 12g
- Đương quy: 12g
- Dâm dương hoắc: 12g
Ngoài ra, có thể kết hợp với hoàng bá, tiên mao, tri mẫu. Cho tất cả vào ấm cùng 1 lít nước. Sau đó đun lửa nhỏ đến khi còn khoảng 200ml cô đặc thì uống trong ngày. Sử dụng bài thuốc này sau khoảng 2 – 3 tháng sẽ giúp cân bằng huyết áp rõ rệt.
Bí quyết bổ thận, tráng dương nhờ ba kích tím
Bổ thận, tráng dương là công dụng nổi bật nhất của ba kích tím. Với cách làm truyền thống là ngâm rượu ba kích đã và đem lại hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, với những người mắc các bệnh về gan, huyết áp cao, dạ dày không uống được rượu thì có thể áp dụng cách làm như sau:
- Sử dụng 30g ba kích
- 300g trai sống (bóc võ, thái nhỏ)
- Gừng tươi và gia vị
- 200ml nước.
Sử dụng nồi đất để nấu, cho tất cả vào nồi khi nào sôi để lửa nhỏ và hầm trong 3 tiếng. Nêm nếm gia vị vừa đủ và ăn món này cùng cơm như bình thường.
Cây ba kích tím giúp trị chứng đau nhức xương khớp
Đau nhức xương khớp là bệnh thường thấy ở người già. Với đối tượng này, bạn có thể áp dụng cách làm như sau:
Kết hợp ba kích, thỏ ty tử, xuyên tỳ giải, nhục thung dung, đỗ trọn. Tất cả đem tán nhuyễn, mịn và trộn cùng mật ong, tạo thành viên nhỏ bằng đầu ngón tay. Sử dụng liên tục trong 2 tháng, mỗi lần uống 8g cùng nước ấm.
Cách chữa đau bụng, đi tiểu không tự chủ nhờ ba kích tím
Chuẩn bị:
- Ba kích (bỏ lõi): 20g
- Đỗ trọng: 12g
- Lộc nhung: 4g
- Quan quế, sơn thù du, long cốt, phụ tử, ngũ vị tử: Mỗi thứ 20g
- Sơn dược, tang phiêu tiêu, tục đoạn, thỏ ty tử: Mỗi thứ 40g
- Sinh địa: 60g
- Nhục thung dung: 60g
Đem tán nhỏ, trộn cùng nước sền sệt rồi tán nhỏ. Mỗi viên nặng khoảng 10g, ngày uống 2 – 3 viên sẽ khỏi chứng đau bụng, tiểu không tự chủ.
Ngoài ra, tác dụng của ba kích tím còn giúp:
- Trị lưng gối mỏi đau
- Hỗ trợ điều trị liệt dương
- Chân tay lạnh
- Mặt trắng nhợt nhạt
- Trị bụng ứ kết lạnh đau…
Ai nên và không nên dùng cây ba kích tím?
Giá trị của cây ba kích tím mang lại rất hiệu quả cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng được cây thuốc này. Vậy những ai nên và không nên dùng ba kích tím?
Đối tượng nên dùng ba kích tím
- Người bị yếu sinh lý
- Nam giới mắc chứng thận hư
- Người bị cao huyết áp
- Người đau lưng, xương khớp
- Người lạnh tay, tê bì chân tay
- Người bị đau bụng, đi tiểu không tự chủ
Đối tượng không nên dùng ba kích tím
Theo nghiên cứu, không phải nam giới nào cũng sử dụng được cây ba kích tím. Các lương y cho biết, tác dụng của ba kích tím rất tốt cho sức khỏe nhưng các đối tượng dưới đây không nên sử dụng loại cây này:
- Người bị táo bón;
- Đi tiểu nước đỏ;
- Miệng đắng;
- Người đang bị đau mắt, chảy nước mắt;
- Cơ thể bứt rứt, khó chịu;
- Người bị bệnh tim.
Nguyên nhân là do ba kích có tính hàn nên để giảm bớt tính hàn phải sao cùng rượu. Tuy nhiên, rượu lại không phù hợp với một số đối tượng.
Hướng dẫn ngâm rượu ba kích tím
Rượu ba kích tím có tác dụng bổ thận, tráng dương, kiện gân cốt, chữa đau lưng, mỏi gối. Với phụ nữ, rượu ngâm giúp trị chứng tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều. Hiện nay, người ta thường ngâm rượu với ba kích tươi và khô.
Ngâm rượu với ba kích tím tươi
Chuẩn bị:
- Ba kích tươi: 1kg
- Bình ngâm rượu vừa đủ, nên chọn bình sành hoặc thủy tinh
- 3 – 4 lít rượu quê 40 độ
Cách thực hiện:
- Rửa sạch củ ba kích tím tươi và để ráo.
- Sử dụng dao nhọn, nhỏ loại bỏ lõi ba kích. Vì khi ngâm rượu chỉ lấy phần thịt để tránh gây độc hoặc tác dụng phụ ngoài mong muốn.
- Để giảm độc tính của ba kích (phần lõi còn dư) bạn nên cho một 1 thìa cafe muối trắng.
- Cho ba kích tím đã bỏ lõi vào bình và đổi ngập rượu.
- Ngâm khoảng 15 – 20 ngày thì mở nắp, quấy đều. Sau đó đậy kín và tiếp tục ngâm thêm 2 tháng nữa là có thể sử dụng được. Điều này sẽ giúp cho rượu ngấm đều hơn.
- Sau thời gian đầu, rượu sẽ chuyển sang màu tím nhạt. Nhưng sau đó sẽ sang màu tím đậm mới là rượu ba kích tím chuẩn, chất lượng.
Xem thêm:
Cách dùng ba kích tím giúp phái mạnh “hóa rồng” chốn phòng the, tránh bệnh tật – Báo Mới
Ngâm rượu với ba kích khô
Bạn có thể dùng ba kích khô như bình thường hoặc sao vàng lên rồi ngâm cùng rượu đều được. Tuy nhiên, việc sao vàng sẽ giúp cho bình rượu trở nên ngon hơn rất nhiều.
Chuẩn bị:
- Ba kích khô: 1kg
- Rượu quê: 8 – 9 lít (tỉ lệ rượu gần như gấp đôi so với 1kg ba kích tươi)
- Bình ngâm rượu phải được rửa sạch, để ráo nước
Cách thực hiện:
- Dùng rượu tráng qua bình ngâm rồi đổ đi
- Cho ba kích khô vào bình, nên sắp đều
- Đổ hết rượu vào rồi đậy kín
- Ngâm trong khoảng 3 tháng là dùng được. Tuy nhiên, với loại rượu này thì ngâm càng lâu sẽ càng ngon.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang