Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Tác dụng phụ của ba kích tím? Lưu ý khi dùng ba kích tím ngâm rượu

Tác dụng phụ của ba kích tím là gì? Ngâm rượu ba kích tím không bỏ lõi có gây độc không? Tại sao lõi củ ba kích tím có độc? Lõi ba kích tím gây hại gì cho sức khỏe? Công dụng, tác dụng của ba kích tím. Cách dùng ba kích tím tốt nhất giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực. Lưu ý khi dùng ba kích tím ngâm rượu.

Tác dụng phụ của ba kích tím là gì?

Tác dụng phụ của ba kích tím là gì?

Tác dụng phụ của ba kích tím với sức khỏe 

Công dụng của ba kích tím bổ thận tráng dương đã được đề cập trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam” của cố giáo sư Đỗ Tất Lợi. Tuy nhiên, nếu không biết cách dùng, ba kích sẽ cho “tác dụng ngược” đối với sức khỏe người dùng.

Ba kích tím chữa bệnh gì? 

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra, trong rễ ba kích chứa chất anthraglucozit,chất đường, nhựa axit hữu cơ và rất ít tinh dầu. Đặc biệt, trong rễ cây tươi còn có lượng lớn vitamin C. Các tài liệu cổ có ghi chép lại rằng ba kích có vị ngọt. Trong dân gian, người ta thường dùng ba kích như một vị thuốc chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe

Ba kích tím trị thận hư, đau lưng

Khi bị thận hư hoặc đau lưng, bạn có thể áp dụng bài thuốc chữa bệnh sau từ ba kích tím:

  • 16g ba kích;
  • 12g thục địa;
  • 12g long cốt;
  • 12g cốt toái bổ;
  • 12g đảng sâm;
  • 12g nhục thung dung;
  • 6g ngũ vị tử.

Lấy tất cả các vị thuốc trên nghiền thành bột mịn, luyện với mật ong thành hoàn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 12g.

Trị huyết áp cao bằng bài thuốc với ba kích tím

Những người cao huyết áp có thể áp dụng bài thuốc sau để ổn định huyết áp:

  • 12g ba kích;
  • 12g đương quy;
  • 12g hoàng bá;
  • 12g dâm dương hoắc;
  • 12g tri mẫu;
  • 12g tiên ma.

Cho tất cả vị thuốc vào ấm đất sắc cùng 600ml nước. Đun nhỏ lửa đến khi còn 200ml. Chia thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong vòng 3 tháng bạn sẽ thấy các chỉ số huyết áp dần ổn định.

Ba kích tím giúp bổ thận, tráng dương

Từ lâu, ba kích tím được mệnh danh là “biệt dược chốn phòng the”. Thảo dược này có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực cho phái mạnh. Ba kích ngâm rượu là bài thuốc truyền thống giúp phái mạnh “thăng hoa tột đỉnh”. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng bài thuốc khác như sau:

  • 30g ba kích;
  • 300g trai sống (đã bỏ vỏ, thái miếng nhỏ);
  • Gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng.

Cho tất cả nguyên liệu vào nồi. Hầm nhỏ lửa trong vòng 3 tiếng đồng hồ. Nêm gia vị vừa ăn rồi nhấc xuống, dùng với cơm như thức ăn bình thường. Tuy nhiên, người dùng nên dùng đúng liều lượng do bác sỹ chỉ định để tránh tác dụng phụ của ba kích tím.

Tác dụng ba kích tím bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực phái mạnh

Trị đau nhức xương khớp, mỏi mệt ở người già bằng ba kích tím

Lấy ba kích, xuyên tỳ giải, thỏ ty tử, nhục thung dung, đỗ trọn lượng bằng nhau. Đem tán nhuyễn, trộn với mật làm thành những viên hoàn nhỏ vừa uống. Mỗi lần uống 8g. Ngày 2 lần với nước ấm.

Ngoài các tác dụng trên, ba kích còn có khá nhiều lợi ích khác như:

  • Ba kích tím trị đau bụng, đi tiểu không tự chủ
  • Hỗ trợ điều trị liệt dương;
  • Lưng gối mỏi đau, mặt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh;
  • Trị bụng ứ kết lạnh đau…

Ba kích tím có tác dụng phụ hay không? 

Lương y Bùi Hồng Minh – Chủ tịch hội Đông y Ba Đình, Hà Nội cho biết, cây ba kích tím có vị cay, ngọt, tính ấm. Thảo dược có tác dụng bổ thận tráng dương rất hiệu quả. Người dùng có thể dùng ba kích ngâm rượu cùng các vị thuốc khác để tăng tác dụng. Tuy vậy, rễ của ba kích không tốt.  Nếu ngâm rượu ba kích không bỏ lõi thì tác dụng phụ của ba kích tím sẽ gây liệt dương.
Lõi củ ba kích không tốt, nó có thể đi ngược tác dụng của củ ba kích, gây liệt dương. Do vậy, khi sử dụng củ ba kích dưới bất kỳ hình thức nào bắt buộc chỉ lấy phần thịt của củ.
Lõi cây ba kích tím gây độc

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học thấy rằng, lõi cây ba kích chứa hoạt chất Rubiadin và carbohydrates có hại cho hệ tim mạch. Do vậy, nếu không biết cách chế biến, tác dụng phụ của ba kích sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe người dùng.

  • Chất rubiadin: Các nhà khoa học thế giới chứng minh, chất Rubiadin trong lõi ba kích tím gây ức chế hệ tim mạch. Khi chất này đi vào cơ thể, người dùng sẽ có biểu hiện tim đập dồn dập.
  • Carbohydrate sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường glucose. Nếu sử dụng lâu dài, với số lượng nhiều, đường huyết trong máu tăng lên – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh tim mạch.

Tóm lại, lõi ba kích tím có chứa độc tố gây hại đến tim. Một số chất trong lõi kích thích tim tương đối lớn. Khi sử dụng, người dùng sẽ thấy tim đập dồn dập, chóng mặt, buồn nôn. Thậm chí, người dùng có thể tử vong khi bị say và khó thở.

Đối tượng không nên dùng rượu ba kích tím
Để hạn chế tối đa tác dụng phụ của ba kích tím, những đối tượng sau tuyệt đối không nên dùng thảo dược:
  • Phụ nữ mang thai: Rượu ba kích tím là chất kích thích có tác hại lớn đối với phụ nữ mang thai. Tốt nhất, nếu muốn sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sỹ.
  • Nam giới bị bệnh khó xuất tinh, chất lượng tinh trùng kém: Mặc dù ba kích có tác dụng cố tinh nhưng những người mắc bệnh khó xuất tinh hoặc được chuẩn đoán là tinh trùng kém thì không nên sử dụng.
  • Người mắc bệnh về đường tiêu hóa. Rượu vốn là chất cồn có hại cho sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Nếu hệ tiêu hóa đã kém cộng thêm sử dụng rượu ba kích lâu dài sẽ khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
  • Người có tiền sử các bệnh về mắt: cận thị, viễn thị, đau mắt… Rượu ba kích sẽ khiến mắt bạn càng thêm mờ và đau hơn.
  • Những người có tiểu sử bệnh tim. Rượu ba kích hoàn toàn không tốt cho sức khỏe tim mạch. Nếu lạm dụng, bệnh có nguy cơ tái phát cao, thậm chí còn làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
  • Người bị xơ gan. Trong rượu có ancohol – nguyên nhân gây xơ gan. Vì vậy, đối tượng nay tuyệt đối không nên sử dụng để tránh tác dụng phụ của ba kích tím.
  • Người già có thần kinh không minh mẫn. Trong khi đó, rượu ba kích lại ức chế thần kinh. Vì vậy, đối tượng này cũng nên hạn chế sử dụng.

Tham khảo thêm: Ai không nên dùng ba kích? – Báo Sức khỏe và Đời sống

Cách dùng ba kích tím ngâm rượu tốt nhất tránh tác dụng phụ

Tác dụng phụ của ba kích tím xảy ra do người dùng không biết cách sử dụng. Vậy cách dùng như thế nào là tốt nhất.

Sơ chế ba kích tím trước khi ngâm rượu ba kích tím

Sau khi thu hái, ta tiến hành rửa sạch ba kích, để ráo nước. Sau đó, bóc bỏ lõi, chỉ lấy phần thịt của củ để ngâm rượu hoặc kết hợp với bài thuốc khác.

  • Đối với ba kích rừng: Phần thịt và phần lõi của chúng thường dính chặt vào nhau và rất khó bóc tách. Vì vậy, bạn cần có kỹ thuật áp dụng riêng để tách lõi nhanh và hiệu quả nhất. Bạn không nên phơi héo ba kích rừng mà nên đập bẹp để tách lõi. Lúc này phần thịt sẽ rời ra khỏi lõi dễ dàng hơn.
  • Đối với ba kích trồng: Phần thịt củ khá nhiều nước và dày nên việc bóc lõi khá dễ dàng. Bạn có thể phơi khô hoặc chẻ đôi ba kích để tách lõi.
  • Trong sản xuất công nghiệp, khi chế biến sản phẩm ba kích khô, người ta thường hấp trước khi rút lõi. Tuy thành phẩm đẹp mắt nhưng lại làm mất đi độ tươi ngon và hương thơm đặc trưng.

Có thể nói, sơ chế là bước vô cùng quan trọng. Trước khi chế biến, bạn cần sơ chế cẩn thận để tránh tác dụng phụ của ba kích tím.

Hướng dẫn ngâm rượu ba kích đúng chuẩn

Có 2 cách ngâm ba kích phổ biến, được nhiều người áp dụng là ngâm ba kích độc vị và ngâm và ngâm kết hợp với các vị thuốc khác.

Ngâm độc vị ba kích
  • 1kg ba kích tươi;
  • 2 – 4 lít rượu trắng. Chú ý, nên chọn loại rượu ngon. Khi ngâm, không nên ngâm quá nhiều rượu bởi sẽ làm rượu ba kích không được đậm đà.

Cách ngâm:

  • Sau khi mua ba kích về, bạn tiến hành rửa sạch, phơi ráo nước và tách bỏ phần lõi. Giữ lại phần thịt để ngâm rượu.
  • Cho ba kích vào bình, ngâm với lượng rượu đã chuẩn bị.
  • Đợi 15 ngày sau là có thể sử dụng được.
Ngâm rượu ba kích phối hợp nhiều vị

Công thức 1:

  • Ba kích tươi 1kg;
  • Bạch tật lê (loại khô): 1 kg;
  • Dâm dương hoắc (loại khô): 0.5kg
  • Sa sâm, cẩu kỷ tử, đỗ trọng, đương quy, cam thảo, đại táo – Mỗi loại 100gram;
  • Rượu trắng 7 lít.

Cho tất cả các nguyên liệu vào bình ngâm với rượu trắng. Chú ý bảo quản bình ngâm ở nơi khô ráo, sạch sẽ.

Công thức 2:

  • Ba kích tươi: 1kg;
  • Thỏ ty tử: 300g;
  • Dâm dương hoắc: 300g;
  • Nhục thung dung: 500g;
  • Ngâm với 5 lít rượu trắng.

Cách ngâm: Ba kích bỏ lõi, ngâm phối hợp với các vị thuốc trên. Đợi trong khoảng 1 tháng là có thể sử dụng.

Dùng rượu ba kích tím cần lưu ý những gì để tránh tác dụng phụ

Xem thêm:

Giá ba kích bao nhiêu tiền 1kg? Mua ba kích tím chính hãng ở đâu? 

Lưu ý khi dùng rượu ba kích tím

Ba kích tím là một vị thuốc chữa bệnh. Vì vậy, bạn không nên dùng một cách tùy tiện. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng.

Lương y thường dựa vào tình trạng bệnh và sức khỏe người bệnh mà cho liều lượng phù hợp. Nếu tự ý tăng liều lượng, ba kích tím sẽ gây nên những biến chứng khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng.

Ba kích tím có tác dụng hạ huyết áp rất tốt. Do vậy, những người huyết áp thấp không nên uống hoặc sử dụng quá nhiều. Ba kích có thể làm tụt huyết áp nhanh chóng. Bên cạnh đó, những người “âm hư hỏa thịnh”, “đại tiện bí táo” cũng không nên sử dụng thảo dược này.


Để phát huy tối đa công dụng và hạn chế tác dụng phụ của ba kích tím, người dùng có thể ngâm với các vị thuốc khác. Việc phối thuốc với những vị nào, liều lượng bao nhiêu tùy thuộc vào kinh nghiệm của từng thầy thuốc. Còn việc tự ý dùng, lạm dụng… không theo chỉ định của bác sỹ, lương u có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.

Mỗi bữa uống 1 đến 2 ly nhỏ là tốt nhất. Lạm dụng rượu ba kích sẽ gây tác dụng ngược.

 

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version