Giỏ hàng

Giá ba kích tím bao nhiêu tiền 1kg và mua ba kích tím ở đâu đảm bảo

Giá ba kích tím bao nhiêu tiền 1kg? Giá ba kích tím tươi khô. Giá ba kích tím tự nhiên và giá bán kích tím nuôi trồng. Cách sơ chế ba kích tươi bỏ lõi. Cách dùng ba kích tím phát huy tối đa công dụng. Ngâm rượu ba kích tím tăng cường sinh lực. Mua ba kích chính hãng ở đâu tốt. Phân biệt ba kích tím thật giả.

Tác dụng ba kích tím

Giá ba kích tím bao nhiêu tiền 1kg ảnh hưởng đến chất lượng, tác dụng của ba kích tím. Ba kích (Radix Morindae officinalis) là rễ của cây ba kích hay dây ruột gà (Morinda officinalis How), họ cà phê (Rubiaceae). Ba kích thuộc loại cây thảo, leo bằng tua quấn, dài hàng mét. Thân non màu tím, có lông, sau nhẵn.

Như ta đã biết, thành phần hóa học chính của ba kích là:

  • Các hợp chất anthranoid: Tectoquinon, 1 – hydroxyl – 2, 3 – dimethyl – anthraquino.
  • Các hợp chất iridoid: Asperulosid, morofficialosid…
  • Có nhiều các nguyên tố vi lượng, vitamin C.

Nhờ có nhiều dược chất quý, ba kích tím có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe. Về tác dụng sinh học, ba kích có nhiều biểu hiện tốt về khả năng tăng cường hiệu lực của nội tiết tố androgen. Hơn thế, nó lại có tác dụng hạ huyết áp, chống viêm, chống độc tốt.

Theo YHCT, ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm, quy kinh thận. Ba kích có tác dụng bổ thận, tráng  dương. Dùng trong các trường hợp thận:

  • Dương suy, dẫn đến các chứng di tinh, tảo tiết (xuất tinh sớm);
  • Phụ nữ đau bụng dưới (đau phần phụ);
  • Muộn con hoặc các trường hợp đau lưng đau gối, đau xương khớp…
đối tượng sử dụng ba kích

Đối tượng sử dụng ba kích tím

Giá ba kích tím chênh lệch do đâu

Giá ba kích tím bao nhiêu tiền 1kg phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nguồn gốc của ba kích, hình thức ba kích tím.

Ba kích tím tại chợ Quảng Ninh: 120.000 – 180.000 đồng/kg. Tùy nơi bán, tùy chất lượng mà giá ba kích tím bao nhiêu tiền 1kg mỗi nơi một khác. Vào sâu các tỉnh phía Nam, sản phẩm ba kích tím rừng có thể lên đến 600.000 đồng.

– Giá ba kích tím bao nhiêu tiền 1kg khô đã tách lõi: 600.000đ/kg

– Ba kích tím tươi: 180.000đ/kg – 200.000đ/kg

Mua ba kích tím ở đâu tốt?

Giá ba kích tím bao nhiêu tiền 1kg còn tùy thuộc vào nơi mua. Mua ba kích tím tốt nhất là trực tiếp từ những hộ dân trồng. Khai thác ba kích cần biết cách lựa chọn hoặc tìm đến các cơ sở uy tín để không mua phải ba kích giả, ba kích kém chất lượng. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá ba kích tím

Có thể kể ra những yếu tố sau đây:

Yếu tố về giá thành tại đầu nguồn nguyên liệu, khi đầu nguồn thu hoạch sản lượng tốt, hoặc khi các nhà máy không mua hết thông thường nông dân sẽ bán với giá rẻ cho các lái buôn lẻ. Điều này dẫn tới giá thành tại các đầu buôn nhỏ khi đến tay khách hàng lẻ cũng giảm đi phần nào

  • Mua ba kích tím đúng mùa thu hoạch sẽ có giá rẻ hơn, và mua trái mùa sẽ có giá đắt hơn.
  • Ba kích  mua ở khu vực miền Bắc luôn rẻ hơn miền Nam do phí vận chuyển giảm
  • Mua ba kích tím trồng rẻ hơn rất nhiều so với ba kích tím rừng. Chất lượng thì tương đương nhau, không hơn nhiều là mấy

https://namlimxanh.vn/ba-kich-tim-tang-sinh-ly-tac-dung-cach-dung-va-hinh-anh-ba-kich-tim.html

Giá ba kích hiện nay tại thị trường Hà Nội

Tại Hà Nội hiện nay có khá nhiều người rao bán củ ba kích tím. Giá ba kích tím bao nhiêu tiền 1kg của mỗi nơi lại một khác nhau, không nơi nào giống nơi nào. Và tất nhiên chất lượng thì cũng có chỗ tốt, chỗ chưa tốt. Người dùng phải trực tiếp sử dụng sản phẩm mới biết được chất lượng sản phẩm. Giá ba kích tím thông thường loại 1 được giao bán với giá 280 – 310 nghìn đồng/ 1kg. Đây là mức giá sàn áp dụng cho các loại ba kích trồng, còn đối với các loại ba kích được rao là ba kích rừng thì giá sẽ cao hơn tầm 500.000đồng/1kg.

Đối với các loại ba kích có giá dưới 200.000đồng/kg các bạn nên kiểm tra thật kỹ chất lượng. Bởi lẽ ngay cả khi bạn mua ở gốc vùng trồng, giá ba kích cũng không rẻ hơn.

ba kích tím bao nhiêu tiền 1kg

Giá ba kích tím bao nhiêu tiền 1kg?

Giá củ ba kích ảnh hưởng như thế nào đến giá rượu ba kích

Củ ba kích tím là nguyên liệu chính để ngâm thành rượu ba kích tím. Chính vì thế giá ba kích tím bao nhiêu tiền 1kg đắt hay rẻ tác động khá nhiều đến giá thành của rượu ba kích tím thành phẩm. Cùng với giá ba kích thì giá của rượu dùng để ngâm củ ba kích cũng tác động rất lớn đến giá của rượu ba kích. Thời điểm hiện nay giá của rượu ba kích đang khá ổn định, giá rượu bán lẻ cho khách hàng tại các nhà hàng dao động từ 100 – 120 nghìn đồng/1 lít đối với các loại rượu lít đóng can. Còn đối với các loại rượu đóng chai thì giá tầm khoảng 86 nghìn đồng/1 chai 500ml.

Xem thêm: Tác dụng và cách dùng ba kích tím, hình ảnh ba kích ngâm rượu

Phân biệt ba kích thật giả

Có nhiều loại ba kích nên có nhiều mức giá khác nhau cho ba kích tím. Giá bán bao nhiêu tiền 1kg tùy thuộc vào chất lượng của ba kích.

Ba kích tím rừng và ba kích tím trồng

Ba kích tím rừng là loại mọc ở trong rừng rất hiếm giá rất đắt. Còn loại ba kích trồng thì được người dân nuôi trồng đại trà giá rẻ hơn so với ba kích rừng.

Do mọc trong rừng địa hình cũng như khí hậu khắc nghiệt nên thân hình của chúng không được to đều hoặc nếu có to thì chỗ thân to chỗ thân nhỏ. Ba kích rừng thường mọc ở 2 nơi chủ yếu đó là trong các khe núi ở rừng và trong những vùng đất bằng phẳng.

Bởi mọc trong khe núi nên chất lượng ba kích mới thơm ngon củ dẻo dai mạnh mẽ chất lượng thịt bên trong thơm ngon đặc biệt. Những tinh túy nhất của củ sẽ dồn vào những bắp thịt to khỏe ở rễ. Chính vì vậy loại này đang là loại ba kích rừng được giới ăn nhậu sành sỏi ưa chuộng và săn tìm.

Phân biệt bằng lõi và thịt bên trong củ
  • Ba kích rừng rất cứng (phần thịt thường cứng hơn so với loại ba kích trồng);
  • Ba kích rừng ít nhựa (không bị cảm giác dính tay khi chúng ta tuốt lõi);
  • Ba kích rừng khi tuốt lõi ra thì phần lõi bên trong ba kích rừng thường to hơn so với ba kích trồng (do vậy nên ba kích rừng rất hao khi tuốt lõi);
  • Do đặc thù thịt cứng, hình dáng củ sần sùi do vậy khi tuốt lõi ra thì vụn hơn so với ba kích trồng
Phân biệt bằng hình dáng bên ngoài củ

Điều đơn giản nhất nữa để phân biệt ba kích rừng và ba kích trồng đó là màu sắc bên ngoài của củ sau khi rửa sạch.

  • Đối với ba kích trồng thì màu sắc thường vàng nhạt đều. Củ to, mẩy, ít khi có sâu.
  • Đối với ba kích rừng thì màu sắc thường sậm hơn rõ rệt và có những nốt đồi mồi trên thân của củ thường có vài lỗ nhỏ do bị sâu đục.

Cách dùng ba kích tím tốt nhất

Giá ba kích tím bao nhiêu tiền 1 kg sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm. Ba kích tím tươi ngâm rượu sẽ cho chất lượng tốt nhất. Màu rượu đen nhất, mùi rượu thơm nhất, đặc nhất. 1 kg ba kích tím tươi (củ trồng 5 năm tuổi) có thể ngâm được tối thiểu 5 lít rượu.

Rượu muốn ngon phải là củ ba kích tươi, mới đào, hoặc đào về trong phạm vi 3 – 5 ngày là phải ngâm luôn. Nếu để lâu khi ngâm rượu sẽ không ngon do ba kích đã bị biến chất, ôi, chua, mốc. Không nên sử dụng ba kích khô vì người ta có thể dùng củ sắp hỏng, biến chất, củ non tuổi để làm ba kích khô.

Người ta thu hoạch rễ ba kích vào mùa đông. Giá ba kích tím bao nhiêu tiền 1kg phụ thuộc vào cách sơ chế ba kích. Trước hết, đem rửa sạch đất cát, phơi độ 5 – 7 nắng cho tới khô. Hoặc trước khi phơi, đem đồ chừng 30 – 45 phút cho giảm độ thủy phân của rễ rồi mới đem phơi khô hoặc sấy khô. Khi rễ gần khô, dùng dùi gỗ đập nhẹ cho rễ bẹp ra, rồi phơi tiếp đến khô. Trước khi dùng, đem rễ rửa sạch, ủ mềm độ 1 giờ, rồi bóc bỏ lõi, cắt thành đoạn 3 – 5cm. Sau đó tiến hành chế biến cổ truyền với một số phương pháp sau đây:

Ba kích chích rượu

Ba kích 1kg; rượu trắng (35 – 40%) 150ml. Đem rượu trộn đều vào ba kích phiến, ủ 1 – 2 giờ cho ngấm hết rượu. Sao nhỏ lửa tới khô.

Ba kích chích muối ăn

Ba kích 1kg; 150ml dung dịch muối ăn 5%. Đem dung dịch muối ăn trộn  đều vào ba kích, ủ 2 – 4 giờ cho ngấm đều. Sao vàng.

Ba kích chích cam thảo

Ba kích 1kg; cam thảo 50g. Cam thảo được cắt nhỏ, sắc với nước  3 lần, mỗi lần 150ml nước sạch, đun sôi trong 30 phút. Gộp dịch sắc, cô còn 150ml. Đem dịch cam thảo trộn đều với ba kích, ủ 6 giờ cho ngấm đều. Sao vàng.

Như vậy, việc chế biến ba kích là cần thiết, vì nó sẽ giúp:

  • Tăng được tính dương khi chích với rượu;
  • Tăng quy kinh thận khi chích với muối ăn;
  • Loại đi các chất gây ngứa khi chế với cam thảo…
ngâm rượu ba kích tím

Ngâm rượu ba kích tím tăng cường sinh lực

Cách ngâm rượu ba kích

Dùng một trong những sản phẩm ba kích chế biến ở trên để ngâm rượu. Đem ba kích chế tán thành bột thô (kích thước 5x5mm). Trần bì thái chỉ, sao vàng, cắt nhỏ. Tiểu hồi, vi sao, giã dập, ngâm với rượu trắng theo tỷ lệ: ba kích chế 1.000g; trần bì (sao vàng) 50g; tiểu hồi 20g; rượu trắng (35 – 40%) 3 lít.

Cho rượu vào bột nói trên, lần 1, ngâm 1 tháng. Độ vài ngày lại lắc hoặc quấy một lần. Gạn lấy dịch rượu ngâm, bảo quản trong một lọ riêng, nút kín.

Ngâm lần 2: Thêm 2 lít rượu với nồng độ trên, ngâm tiếp 3 tuần lễ. Gạn lấy dịch ngâm.

Ngâm lần 3: Thêm 2 lít rượu vào ngâm tiếp 2 tuần lễ. Gạn lấy dịch ngâm.

Phối hợp dịch rượu ngâm của 3 lần, lắc đều. Để lắng, gạn, lọc.

Xem thêm:

Rượu ba kích bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực – Báo Sức khỏe và đời sống

Ngâm rượu ba kích tím với các vị thuốc Nam khác

Cũng có thể ngâm riêng rượu của trần bì, tiểu hồi rồi pha chế vào dịch ngâm của rượu ba kích. Việc gia thêm trần bì và tiểu hồi vào rượu ba kích với mục dích tăng thêm tính dương và tăng thêm mùi vị thơm ngon cho rượu ba kích. Cũng có thể pha thêm một chút đường kính vào rượu trên cho dịu.

Để tăng tác dụng bổ thận dương, có thể ngâm thêm vào công thức trên 200g bột thô hà thủ ô đỏ (chế với đậu đen), 100g bột thô đỗ trọng (chích muối ăn).

Rượu ba kích có thể chất trong,  màu nâu đậm, mùi thơm, vị ngọt. Có tác dụng bổ dương. Dùng tốt cho các trường hợp thận dương kém, sinh dục kém. Tốt cho cả hai giới. Ngày có thể uống 2 – 3 lần, mỗi lần 20 – 30ml trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.

https://namlimxanh.vn/ba-kich-tim-tang-sinh-ly-tac-dung-cach-dung-va-hinh-anh-ba-kich-tim.html

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button