Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Triệu chứng tai biến mạch máu não và cách sơ cấp cứu kịp thời tại nhà

Triệu chứng tai biến mạch máu não ban đầu thường chóng mặt, tê liệt tứ chi… Nếu không kịp sơ cứu người tai biến mạch máu não sẽ bị biến chứng hoặc tử vong.

Triệu chứng tai biến mạch máu não có hai dạng: nhẹ và nặng. Tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ) là căn bệnh có tỷ lệ người tử vong cao tại Việt Nam.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Thắng, (hiện đang là Chủ tịch Hội Đột quỵ TP HCM), tương lai, trong 6 người khỏe mạnh sẽ có 1 người nguy cơ bị tai biến mạch máu não.

Các triệu chứng tai biến mạch máu não

Triệu chứng tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột. Nguyên nhân do việc cung cấp máu lên não bị ngừng trệ bất ngờ. Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà có những triệu chứng khác nhau.

Triệu chứng tai biến mạch máu não dạng nhẹ

Triệu chứng đột quỵ nhẹ có thể xảy ra ở người sức khỏe bình thường, chưa phát hiện bệnh. Các triệu chứng thường là:

  • Nhức đầu vào ban đêm, thường nhức môt bên đầu.
  • Chóng mặt, ù tai, một số người có triệu chứng sưng huyết ở mặt.
  • Các dấu hiệu khác của tai biến mạch máu não nhẹ là chảy máu cam hoặc nghiêm trọng hơn là chảy máu võng mạc.

Ở giai đoạn này, có thể bệnh nhân sẽ đột ngột ngã và hôn mê lập tức. Tuy nhiên vẫn có trường hợp đầu đau dữ dội và người bệnh bị thu hẹp ý thức dần dần rồi bước vào giai đoạn phát bệnh nặng hơn.

Triệu chứng tai biến mạch máu não dạng nhẹ là ngã và hôn mê đột ngột.

Triệu chứng tai biến mạch máu não dạng nhẹ là ngã và hôn mê đột ngột.

Triệu chứng tai biến mạch máu não dạng nặng

Đột quỵ não dạng nặng có các triệu chứng nguy hiểm. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết cụ thể về triệu chứng tai biến mạch máu não dạng nặng.

Nguyên nhân tai biến mạch máu não là gì? Phòng bệnh tai biến thế nào cho hiệu quả

Hôn mê do đột quỵ não

Người bệnh sẽ rơi vào hôn mê sâu, các chức năng tiếp ngoại, chức năng thực vật bị rối loạn.

Các dấu hiệu của hôn mê sâu thường là:

  • Mặt tái nhợt, không có sức sống.
  • Toàn cơ thể bất động.
  • Không còn phản xạ giác mạc và phản xạ đồng tử mắt.
Bị tai biến liệt nửa người

Người bệnh đột ngột không cử động được một phần hoặc toàn bộ cơ thể, khuôn mặt. Triệu chứng tai biến mạch máu não này kéo dài có thể khiến người bệnh bị liệt hoặc suy giảm chức năng một nửa cơ thể.

Liệt nửa người kèm theo nhiều dấu hiệu khu trú khác như:

  • Bên liệt có dấu hiệu giảm trương lực cơ bao gồm cả cơ mặt.
  • Bệnh nhân nằm nghiêng đầu, hướng về phía bên bị liệt.
  • Đồng tử mắt giãn một bên hướng về phía bị liệt

Ngoài ra, để xác định cụ thể cần phải thông qua chẩn đoán của bác sĩ và thực hiện nghiệm pháp quy định, kiểm tra trương lực cơ, thử nghiệm lâm sàng…

Rối loạn thực vật khi bị tai biến mạch máu não

Theo TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh, rối loạn thực vật thường xuất hiện sớm với các dấu hiệu như:

  • Tăng tiết phế quản khiến ứ đọng đờm dãi.
  • Rối loạn nhịp tim, nhịp thở.
  • Huyết áp động mạch tăng cao.
  • Nhiệt độ cơ thể không ổn định: thay đổi từ thấp đến cao khoảng 38- 39 độ C hoặc cao hơn.
  • Ra nhiều mồ hôi, phù nề, mặt xanh, đỏ hoặc tím tái.
  • Rối loạn dinh dưỡng, rối loạn vận mạch đặc biệt là ở bên bị liệt.

Cũng theo BS. Hinh, bệnh nhân trong vòng 10 ngày đầu gặp phải rối loạn thực vật trầm trọng sẽ có nguy cơ tử vong cao. Nếu sau 10 ngày các triệu chứng có dấu hiệu giảm dần, người bệnh lại có nguy cơ đối mặt với biến chứng do nhiễm khuẩn đường tiêt niệu, đường hô hấp, suy dinh dưỡng…

Giai đoạn sau vẫn có nguy cơ tái phát triệu chứng tai biến mạch máu não. Người bệnh dễ bị tàn phế với những di chứng thần kinh nặng như: liệt, suy giảm trí tuệ, không minh mẫn, sa sút tâm thần.

Xem thêm thông tin tại: http://suckhoedoisong.vn/phong-ngua-tai-bien-mach-mau-nao-n119866.html

Tai biến mạch máu não để lại hậu quả nghiêm trọng đối với người bệnh.

Cách xử lý tai biến mạch máu não như thế nào?

Theo PGS.TS Mai Duy Tôn, (hiện đang là Trưởng phòng Cấp cứu 1 tại BV Bạch Mai) đột quỵ não là bệnh khiến nhiều người tử vong nhanh. Nếu được cứu chữa, tỷ lệ để lại di chứng cao, đặc biệt là ở người tiểu đường, cao huyết áp.

Phòng bệnh tai biến mạch máu não bằng các vị thuốc dân gian

Đối với bệnh nhân tai biến mạch máu não nhẹ

Nếu thấy triệu chứng tai biến mạch máu não chỉ mới xảy ra, người nhà cần phải sơ cứu bệnh nhân bằng cách:

  • Nới lỏng quần áo người bệnh và để họ nằm ở mặt phẳng.
  • Đặt người bệnh nằm nghiêng và kê gối cao khoảng 30 độ để tránh nguy cơ sặc nước bọt.
  • Sử dụng chăn, áo giữ ấm bệnh nhân.
  • Không cho bệnh nhân ăn, uống bất kỳ thứ gì khi có dấu hiệu đột quỵ.
  • Tuyệt đối không tự ý cho bệnh nhân uống thuốc, đặc biệt là đối với những người chưa từng xảy ra triệu chứng đột quỵ bao giờ.
  • Nếu bệnh nhân vẫn tỉnh táo, hãy khuyên họ thở sâu, đều để lưu thông máu lên não tốt hơn.
  • Nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất. Tránh di chuyển bệnh nhân đi xa hoặc di chuyển nhiều lần. Điều này sẽ khiến bệnh nặng hơn và nguy cơ tử vong cao.

Đối với bệnh nhân tai biến mạch máu não nặng

Sơ cứu người bị tai biến mạch máu não nặng cũng giống như đối với người bị đột quỵ nhẹ. Ngoài ra người thực hiện cấp cứu còn phải chú ý những vấn đề dưới đây.

Không sử dụng aspirin cho người bị đột quỵ

Tác dụng của aspirin là làm giảm máu đông trong trường hợp tắc động mạch. Tuy nhiên điều này có thể gây chảy máu nếu người bệnh bị tai biến vỡ mạch máu.

Trong trường hợp người bệnh đã uống aspirin để điều trị hoặc đã uống trong vòng 24 giờ tính đến lúc bị đột quỵ thì gia đình cần phải báo lại ngay với bác sĩ cấp cứu.

Khẩn trương cấp cứu khi có dấu hiệu nguy kịch do tai biến

Trong khi chờ cấp cứu tới, nếu bệnh nhân có các biểu hiện ngừng tim, co giật, người nhà cần khẩn trương thực hiện các thao tác cấp cứu:

  • Cấp cứu ngừng tuần hoàn: xử trí ngay khi nghi ngờ người bệnh có dấu hiệu ngừng tim. Người cấp cứu cần phải gọi người hỗ trợ và thực hiện thao tác hồi sinh tim, phổi cơ bản như: thổi ngạt, ép tim. Để đảm bảo an toàn trong trường hợp khẩn cấp này, hãy gọi cấp cứu càng sớm càng tốt.
  • Sử dụng đũa bọc giẻ đặt vào ngang miệng bệnh nhân. Điều này giúp phòng tránh trường hợp co giật cấp khiến người bệnh cắn vào lưỡi.

Cách phòng ngừa tai biến mạch máu não

Hiện nay, triệu chứng tai biến mạch máu não không chỉ xuất hiện ở người trung niên, người cao tuổi mà còn gặp ở người có độ tuổi dưới 40. Tai biến mạch máu não có dấu hiệu trẻ hóa, theo PGS. TS Mai Duy Tôn.

Đây cũng là căn bệnh mà nguy cơ tử vong cao thứ 3, chỉ đứng sau bệnh tim mạch và ung thư. Đặc biệt, nếu qua khỏi “cửa tử”, người bệnh có khả năng đối mặt với tàn tật suốt đời.

Do đó, phòng ngừa sớm trước khi các triệu chứng tai biến mạch máu não trở nên rõ rệt và nghiêm trọng là việc làm cần thiết đối với tất cả mọi người, không riêng gì độ tuổi nào.

Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não ở người trẻ.

Có lối sống khoa học phòng ngừa tai biến mạch máu não

PGS Tôn khuyến cáo, để bảo vệ sức khỏe, mọi người cần phải có một lối sống khoa học, chế độ ăn uống hợp lý.

Đối với người khỏe mạnh phòng ngừa đột quỵ

Nhiều người hiện nay đang có lối sống phản khoa học như thức quá khuya; áp lực công việc, cuộc sống dẫn đến căng thẳng thần; lạm dụng đồ uống chứa các chất kích thích…

Để tránh nguy cơ bị đột quỵ não, chúng ta nên:

  • Hạn chế sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích: rượu, bia, nước ngọt có ga…
  • Không hút thuốc lá.
  • Thay đổi lối sống, ngủ đúng giờ, đủ giấc. Luôn giữ tinh thần tỉnh táo, thoải mái.
  • Tập thể dục mỗi ngày giúp cơ thể thư giãn và khỏe mạnh hơn.
  • Chú ý chế độ ăn uống: ít béo, ít đường, ăn nhiều rau, quả, hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh.
Đối với người bị bệnh phòng ngừa đột quỵ

Những người bị huyết áp cao, tiểu đường, béo phì,… có nguy cơ tai biến mạch máu não cao. Ngoài ra, những bệnh nhân đã từng trải qua tai biến nhẹ cũng cần phải có các biện pháp phòng ngừa bệnh.

Để đề phòng các triệu chứng tai biến mạch máu não xuất hiện hoặc tái phát, người bệnh cần:

  • Người bị cao huyết áp: Theo dõi huyết áp mỗi ngày theo hướng dẫn của các bác sĩ. Những cơn tăng huyết áp có nguy cơ gây vỡ mạch máu và dẫn đến đột tử.
  • Người bị tiểu đường, béo phì: Thực hiện chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất, tăng hoạt động thể lực. Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ phụ trách điều trị.
  • Người đã từng bị đột quỵ nhẹ: Sử dụng thuốc theo chỉ thị của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cần phải giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, tránh di chuyển đột ngột từ chỗ nóng sang chỗ lạnh và ngược lại.

Sử dụng nấm lim xanh phòng ngừa tai biến mạch máu não

Trong thành phần của nấm lim xanh có Garnodermic acids – Triterpenes hàm lượng cao. Chúng có tác dụng:

  • Giúp kiểm soát huyết áp.
  • Giảm lượng cholesterol không cần thiết trong cơ thể.
  • Làm tan những cục máu đông trong cơ thể.

Ngoài ra, những dược chất khác trong thành phần nấm lim xanh giúp máu lưu thông tốt hơn, làm giảm nguy cơ máu đột ngột không được cung cấp lên não. Vì vậy, sử dụng nấm lim xanh sẽ tránh được nguy cơ đột quỵ não.

Cách sử dụng: Dùng 20g nấm lim xanh đã thái lát hoặc qua chế biến, sắc với 2 lít nước. Sắc đến khi chỉ còn 1,5 lít nước là được. Uống nước nấm lim xanh thay nước mỗi ngày và không nên dùng nước đã sắc quá 24 tiếng.

Kiên trì uống nấm lim xanh giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh. Loại nấm này giúp tránh được các bệnh nguy hiểm như tim mạch, ung thư, đột quỵ. Đây cũng là một trong những cách hỗ trợ điều trị làm giảm các triệu chứng tai biến mạch máu não hiệu quả.

.

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version