Giỏ hàng

Ung thư phổi: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh ung thư phổi

MỤC LỤC NỘI DUNG:

Ung thư phổi là gì? Triệu chứng bệnh ung thư phổi. Nguyên nhân bệnh ung thư phổi các loại và các giai đoạn ung thư phổi di căn. Cách chữa khỏi ung thư phổi với phương pháp xạ trị, hóa trị, thuốc chữa ung thư phổi mới. Khám xét nghiệm tầm soát điều trị ung thư phổi ở đâu với chi phí bao nhiêu? Hình ảnh ung thư phổi…

Ung thư phổi và những vấn đề liên quan

Năm 2012, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra kết quả thống kê rằng: Ung thư phổi chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất trong số các bệnh nguy hiểm khác. Trong các loại ung thư, ung thư phổi là nguyên nhân gây chết người hàng đầu ở cả nam và nữ.

Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm bậc nhất có tỷ lệ tử vong rất cao

Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm bậc nhất có tỷ lệ tử vong rất cao

Khái niệm ung thư phổi

Ung thư phổi hay còn gọi là K phổi là căn bệnh trong lá phổi xuất hiện khối u ác tính. Khối u được mô tả qua sự tăng sinh tế bào không kiểm soát lại được trong các mô phổi. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời, tế bào sẽ tăng trưởng và di căn ra ngoài đến các mô hoặc bộ phận khác của cơ thể

Ung thư phổi bắt nguồn từ các vị trí tiền ung thư trong lá phổi. Theo thời gian, các mạch máu gần đấy sẽ sinh sôi mạnh mẽ hơn để nuôi dưỡng các tế bào ung thư  phát triển và hình thành lên một khối u. Các tế bào ung thư có thể thoát khỏi khối u và di căn tới các bộ phận khác trong cơ thể.

Ung thư phổi được đánh giá là một căn bệnh phổ biến trên thế giới không riêng gì Việt Nam. Tỷ lệ người mắc bệnh và tử vong ngày một tăng cao. Có đến hơn 90% bệnh nhân tử vong sau một năm kể từ khi phát hiện bệnh. Đó là con số thống kê vô cùng đáng tiếc, phản ánh ung thư phổi rất nguy hiểm.

Tại Việt Nam, theo chỉ số thống kê tại các bệnh viện cho thấy bệnh được phát hiện đa phầm đã ở giai đoạn muộn. Chỉ 10 – 20% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn sớm nên điều trị kịp thời.

Phân loại ung thư phổi

Ung thư phổi được chia làm hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC).

Việc chẩn đoán người bệnh mắc dạng ung thư nào dựa trên việc quan sát tế bào dưới kính hiển vi. Hơn 80% bệnh nhân ung thư phổi thuộc loại ung thư không phải tế bào nhỏ. Mỗi loại ung thư phổi đều có hướng phát triển và lan theo những cách khác nhau cũng như cách điều trị khác nhau.

Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ khó được chẩn đoán sớm. Nhưng bệnh vẫn có thể chữa trị kịp thời do ít bị xâm lấn, xu hướng phát triển chậm hơn.

Ung thư phổi tế bào nhỏ phát triển nhanh và di căn sang khắp các bộ phận trong cơ thể. Loại bệnh này chỉ được phát hiện khi đã tiến triển nặng hoặc vào giai đoạn cuối nên việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Khả năng sống của bệnh nhân thuộc tỷ lệ thấp.

Ung thư phổi chia thành hai dạng là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ

Ung thư phổi chia thành hai dạng là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ

Ung thư phổi chữa được không?

Rất ít bệnh nhân mắc ung thư phổi có thể chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì bệnh nhân có thể kéo dài thời gian sống lên đến 5 – 10 năm. Bác sĩ sẽ xác định giai đoạn của bệnh là để đưa ra hướng điều trị thích hợp hiệu quả nhất. Việc điều trị có phù hợp hay không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ thành công cao hay thấp.

Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu và điều trị tích cực có thể mang lại cơ hội khỏi bệnh là rất cao. Ung thư phổi tế bào nhỏ khiến việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Phẫu thuật không mang lại kết quả tốt nên thường sử dụng phương pháp hóa trị hoặc xạ trị. Phương pháp này không chữa khỏi được bệnh mà giúp bệnh nhân duy trì thêm sự sống.

Ung thư phổi nếu được phát hiện sớm sẽ dễ dàng điều trị hơn. Tuy nhiên, dù giai đoạn nào, người bệnh luôn phải ý thức tuân thủ tiến trình điều trị và giữ vững tinh thần lạc quan để chống chọi bệnh tật.

Ung thư phổi sống được bao lâu?

Không riêng ung thư phổi mà thời gian sống của bất kỳ bệnh ung thư nào cũng đều phụ thuộc vào loại ung thư mà họ mắc phải, mắc ở giai đoạn nào, là lành tính hay ác tính?

Theo thống kê, chỉ có khoảng 15% bệnh nhân ung thưu phổi là có cơ hội sống sót qua 5 năm nhưng là với dạng ung thư phổi lành tính. Đối với bệnh nhân mắc ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn cuối, kể cả khối u đã di căn nhưng vẫn cố gắng chữa trị thì kéo dài sự sống thêm được 6 – 18 tháng.

Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ rất khó để phát hiện, thường xuyên bị nhầm lẫn với những bệnh hô hấp khác nên rất khó để kịp thời chữa trị. Vì thế, người bệnh K phổi không phải tế bào nhỏ có thời gian sống ít hơn là bệnh nhân ung thư tế bào nhỏ.

Có khoảng 60 – 65 % ung thư phổi giai đoạn I sống được trên 5 năm. Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn II sống được trên 5 năm chiếm khoảng 40 – 55%. Nếu tình trạng bệnh ở giai đoạn III và IV thì thời gian sống chỉ là khoảng 6 – 12 tháng.

Ung thư phổi nếu được phát hiện kịp thời ở giai đoạn 1 và chữa trị kịp thì có thể kéo dài sự sống lên đến 5 hoặc 10 năm

Ung thư phổi nếu được phát hiện kịp thời ở giai đoạn 1 và chữa trị kịp thì có thể kéo dài sự sống lên đến 5 hoặc 10 năm

Ung thư phổi có di truyền không?

Theo báo cáo từ bệnh viện Landspitali (Reykjavik – Iceland): Nguy cơ mắc ung thư phổi sẽ tăng gấp 2,7 lần ở những người có bố hoặc mẹ đã mắc bệnh ung thư phổi. Không những vậy, khả năng mắc bệnh còn tăng gấp đôi ở những người có anh chị em hoặc con cái là nạn nhân của K phổi. Với huyết thống gần như cô chú thì khả năng mang bệnh cũng cao gấp 0,3 lần. Còn anh chị em họ của nạn nhân ung thư phổi cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh lên đến 14%. Vì vậy, ung thư phổi có di truyền nên người nhà bệnh nhân cần thận trọng và đi khám sức khỏe thường xuyên.

Các nhà nghiên cứu Iceland cũng nhận định thêm: “Mặc dù kết quả khẳng định vai trò của gen trong nguy cơ mắc ung thư phổi, nhưng vẫn phải nhấn mạnh rằng thuốc lá đóng vai trò chủ đạo trong căn bệnh này, thậm chí ở cả những người không mang gen bệnh”.

Nguyên nhân ung thư phổi

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi nhưng chủ yếu là do hút thuốc lá và sống trong môi trường quá ô nhiễm.

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư phổi

90% trường hợp mắc ung thư phổi đều có nguyên nhân chính là do hút thuốc lá. Nguy cơ cơ thể mắc ung thư phổi sẽ gia tăng theo tỷ lệ số điếu thuốc và thời gian đã hút thuốc. Những người nhiều hơn hai bao thuốc lá mỗi ngày thì nguy cơ chết vì ung thư phổi sẽ càng đến sớm.

Hút thuốc lào và hút xì gà cũng dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi mặc dù không cao bằng hút thuốc lá. Theo một số thống kê của các chuyên gia về ung thư thì người hút thuốc lá có khả năng mắc ung thư cao gấp 25 lần người thường. Nếu hít thuốc lào và xì gà thì có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 5 lần người thường.

Trong khói thuốc có chứa hơn 4.000 hợp chất hóa học vô cùng độc hại. Trong đó nitrosamine và polycyclic aromatic hydrocarbons là hai chất có vai trò rất lớn trong việc gây ra bệnh ung thư. Do đó, cai thuốc lá là biện pháp tốt nhất để giảm nguy cơ mắc ung thư phổi. Nếu bạn ngưng hút thuốc lại, các tế bào của phổi sẽ phát triển bình thường lại và các tế bào bị tổn thương sẽ dần hồi phục.

Thuốc là là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh K phổi

Thuốc là là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh K phổi

Hút thuốc thụ động là căn nguyên K phổi

Hút thuốc thụ động là trường hợp không hút thuốc nhưng lại hít phải khói thuốc lá của người hút thuốc. Đó cũng là nguyên nhân khiến tế bào ung thư phát triển dẫn đến bệnh ung thư phổi. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng những người không hút thuốc nhưng lại sống trong môi trường toàn khói thuốc lá thì nguy cơ mắc K phổi cao gấp 4 lần so với người hút thuốc.

Amiăng – Nguyên do gây bệnh ung thư phổi

Amiăng là những sợi silicat rất nhẹ và nhỏ nên mắt người không thể nhìn thấy được. Chúng thường có trong không khí ở những nơi đang đập phá nhà, sửa chữa nhà hoặc đang xây dựng. Khi hít phải amiăng có thể sẽ dẫn đến bệnh ung thư phổi trong vòng 20 – 30 năm tới. Do đó, đcông nhân xây dựng thường xuyên phải tiếp xúc với amiăng sẽ có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 5 lần người bình thường. Nếu đã thường xuyên tiếp xúc với amiang mà còn hút thuốc lá thì nguy cơ mắc bệnh K phổi tăng còn cao gấp 50 công nhân chỉ tiếp xúc với amiăng.

Bệnh phổi mãn tính là nguy cơ dẫn đến K phổi

Nếu bạn đang mắc sẵn bệnh về phổi như lao phổi thì khả năng bạn bị ung thư phổi là rất cao. Nguy cơ ung thư phổi cao gấp 4 – 6 lần nguy cơ của một người bình thường.

Ô nhiễm không khí – Thủ phạm gây ra ung thư phổi

Ô nhiễm không khí cũng là một trong những căn nguyên gây nên bệnh ung thư phổi. Khói bụi từ các phương tiện giao thông, các nhà máy điện, các khu công nghiệp… làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư phổi là tỷ lệ cao. Các chuyên gia nghiên cứu về sức khỏe dự báo rằng: Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với khói bụi trong một thời gian dài thì nguy cơ mắc ung thư phổi còn cao hơn người hút thuốc lá thụ động.

Nguy cơ mắc ung thư phổi sẽ là rất cao nếu bạn sống trong một môi trường quá ô nhiễm

Nguy cơ mắc ung thư phổi sẽ là rất cao nếu bạn sống trong một môi trường quá ô nhiễm

Triệu chứng cảnh báo ung thư phổi

Người bệnh có thể phát hiện sớm và kịp thời chữa trị được hay không thì cần lưu tâm về các dấu hiệu cảnh báo về bệnh được nêu dưới đây.

Thở nặng nhọc là biểu hiện của ung thư phổi

Nếu bạn đột nhiện cảm thấy khó thở khi leo cầu thang hoặc làm việc nào đó không quá nặng thì bạn nên đi khám sớm. Rất có thể bạn đang gặp vấn đề lớn ở phổi như ung thư phổi. Bởi những triệu chứng khó thở rất có thể do một khối u ở phổi cản trở việc hô hấp của bạn.

Phát hiện K phổi qua giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân

Nếu cơ thể liên tục sụt cân không rõ nguyên nhân thì rất có thể là do bệnh ung thư gây ra. Kèm với triệu chứng sút cân nhanh chóng là hiện tượng ăn không ngon miệng ăn thì khả năng mắc ung thư càng cao. Khối u ung thưu phổi là nguyên nhân dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất từ đó tình trạng trên xuất hiện.

Đờm có lẫn máu – Biểu hiện lâm sàng K phổi

Nếu bạn ho ra đờm có lẫn máu thì nên đi khám ngay lập tức. Đấy có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc ung thư phổi hoặc một căn bệnh nguy hiểm nào đó khác.

Biểu hiện lâm sàng của ung thư phổi: Đau ngực

Đau ngực là triệu chứng điển hình của ung thư phổi. Khi bạn cười hoặc nhấc một cái gì đó sẽ thấy ngực càng đau sâu hơn. Nếu ngực đau dai dẳng trong một thời gian dài không hết thì khả năng bị ung thư phổi là rất cao. Bạn nên đi khám ngay để có hướng điều trị kịp thời.

Đau ngực là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi của bạn là rất cao

Đau ngực là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi của bạn là rất cao

Đau tay và các ngón tay là triệu chứng cảnh báo K phổi

Đau và mỏi ở các ngón tay có thể là triệu chứng sớm của bệnh ung thư phổi. Trong một số trường hợp, da của lòng bàn tay trở nên dày hơn và có màu trắng cùng nếp nhăn rõ rệt thì nhiều khả năng bạn bị ung thư phổi. Vì vậy, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để xác định tình trạng bệnh của mình.

Thay đổi tâm trạng thất thường

Tâm trạng thất thường như hay giận dữ, khó chịu hoặc trầm cảm thfi nguy cơ bạn mắc ung thư phổi là rất cao. Các tế bào ung thư sẽ khiến bạn bị rối loại nội tiết, tác động lên các dây thần kinh kiểm soát cảm xúc. Từ đó, tâm trạng người bệnh thay đổi thất thường, mệt mỏi thường xuyên.

Thường xuyên bị nhiễm trùng là triệu chứng K phổi

Ung thư phổi có thể dấn đến tình trạng nhiễm trùng ở đường hô hấp. Nếu hệ hô hấp bị ảnh hưởng sẽ dẫn đến các bệnh về phế quản hoặc các bệnh nhiễm trùng mãn tính khác. Nếu bạn đang bị nhiễm trùng phổi mãn tính thì nên đi chụp X – quang phổi để biết bệnh đã chuyển thành ung thư phổi chưa.

Biểu hiện ung thư phổi: Đau vai

Đau vai cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc ung thư phổi. Đau vai xảy ra khi khối u phổi phát triển và gây áp lực lên phần trên của phổi là vai và các dây thần kinh ở nách. Sự phát triển này là nguyên nhân dẫn đến đau nhức ở vai. Đồng thời, người bệnh còn cảm thấy đau bên trong cánh tay và bàn tay.

Ho nhiều cảnh báo ung thư phổi

Trường hợp ho dai dẳng dẫn đến khàn giọng kéo dài vài tuần rất có thể là do vấn đề ở phổi gây ra. Có thể kể đến như viêm phổi, nhiễm trùng phổi. Tuy nhiên, rất nhiều người chủ quan cho rằng triệu chứng ho là do cảm lạnh hoặc dị ứng gây ra nên không đi khám. Kết quả dẫn đến phổi bị viêm nặng hơn, dần dần dẫn đến ung thư phổi.

Ho nhiều cảnh báo khả năng mắc ung thư phổi khá cao

Ho nhiều cảnh báo khả năng mắc ung thư phổi khá cao

Bất thường ở các mô vú là triệu chứng ung thư phổi

Dấu hiệu bất thường ở các mô vú thường gặp ở nam giới nhiều hơn. Đó là tình trạng vùng ngực bất ngờ to lên do các tế bào ung thư kích thích nội tiết tố một cách bất thường. Tuy nhiên, nữ giới cũng không nên bỏ qua biểu hiện này. Nếu không phải do các tế bào ung thư phổi thì rất có thể do tế bào ung thư khác gây nên.

Tham khảo thêm: Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi – Báo Tuổi trẻ online

Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư phổi

Giai đoạn của ung thư phổi được chia thành giai đoạn chính: Giai đoạn của ung thư phổi tế bào nhỏ và giai đoạn của ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.

Các giai đoạn của ung thư phổi tế bào nhỏ

  • Giai đoạn khu trú: Ung thư được phát hiện ở một lá phổi và các mô xung quanh nó.
  • Giai đoạn mở rộng: Ung thư được tìm thấy trong các mô của lồng ngực bên ngoài lá phổi hoặc được tìm thấy ở các cơ quan khác.

Các giai đoạn của ung thư phổi không phải tế bào nhỏ

  • Giai đoạn chưa phát triển rõ ràng: Các tế bào ung thư phổi được tìm thấy trong mẫu nước thu được từ nội soi phế quản hoặc đờm. Ung thư không không thể phát hiện qua những khối u trong phổi.
  • Giai đoạn 0: Các tế bào ung thư được tìm thấy ở lớp đệm gần lá phổi nhất. Khối u thuộc giai đoạn này được gọi là ung thư biểu mô. Khối u này cũng không phải là ung thư lây lan.
  • Giai đoạn I: Khối u phổi không phải thuộc ung thư lây lan. Khối u phát triển qua lớp đệm gần nhất với phổi. Từ đó, dần đi vào sâu những mô phổi bên trong. Các tế bào ung thư sẽ không thể tìm thấy ở những hạch bạch huyết gần kề.
  • Giai đoạn II: U phổi hình thành nhiều nhiều kích cỡ khác nhau không di căn sang những bộ phận xung quanh. Các tế bào ung thư sẽ không thể tìm thấy ở những hạch bạch huyết gần kề.
  • Giai đoạn III: U phổi có thể di căn đến những cơ quan gần kề với phổi trong lồng ngực hoặc các mạch lớn. Có thể di căn sang các u huyết đối diện hoặc cùng phía với khối u.
  • Giai đoạn IV: Các khối u ác tính được sản sinh dễ dàng tìm thấy tại các thùy phổi hoặc tại lá phổi khác. Các tế bào ung thư còn di căn sang các bộ phận khác như: Não, gan, tuyến thượng thận hoặc xương.
Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ có bốn giai đoạn

Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ có bốn giai đoạn

Phương pháp điều trị ung thư phổi

Ung thư phổi có thể điều trị thông qua các phương pháp khoa học hiện đại. Người bệnh có thể tham khảo cách điều trị qua thuốc Nam và thực phẩm lành mạnh.

Điều trị tia xạ giúp loại bỏ ung thư phổi

Phương pháp điều trị tia xạ được áp dụng cho khoảng 35% bệnh nhân. Mục đích của phương pháp là phá hủy khối u khi nó còn nhỏ và chưa di căn sang bộ phận khác. Đối với những khối u lớn thì phương pháp giúp làm giảm sự phát triển. Phương pháp điều trị này giúp kéo dài đời sống của bệnh nhân nhưng chữa khỏi bệnh thì gần như rất hiếm.

Trị ung thư phổi bằng hóa chất

Hóa chất có tác dụng tích cực ở hầu hết bệnh nhân ung thư phổi loại tế bào nhỏ. Nhưng phương pháp này lại có rất nhiều tác dụng phụ, điển hình nhất là rụng tóc. Những tiến bộ gần đây về hóa trị liệu đã làm giảm đáng kể những tác dụng phụ so với trước đây.

Điều trị K phổi bằng hỗ trợ

Phương pháp hỗ trợ chỉ áp dụng cho khoảng 1/3 người bệnh đã mắc ung thư giai đoạn muộn. Phương pháp bao gồm bao gồm chăm sóc bệnh nhân, điều trị triệu chứng và giảm đau các biến chứng. Người bệnh được hỗ trợ chế độ ăn thích hợp, chăm sóc về mặt y tế và giải trí về mặt tinh thần.

Hầu hết các bệnh nhân ung thư có được kết quả điều trị tốt nhất chỉ khi ung thư được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị như: Đưa chất đồng vị phóng xạ vào phế quản, điều trị bằng laser, điều trị bằng tia xạ, sử dụng các thuốc hóa chất mới… Ngoài ra các nghiên cứu sinh học phân tử đang được tiến hành và đã thu được một số kết quả nhằm hỗ trợ chữa bệnh ung thư.

Chữa trị K phổi bằng phẫu thuật loại bỏ khối u

Phẫu thuật loại bỏ khối u hiệu quả nhất khi khối u còn nhỏ và chưa di căn sang bộ phận khác. Đặc biệt, người bệnh phải có thể trạng tốt để phẫu thuật. 20% bệnh nhân đã chữa khỏi được bệnh nhờ áp dụng phương pháp này. Bệnh nhân được phẫu thuật lấy toàn bộ khối u được kéo dài thêm sự sống.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị K phổi khá hữu hiệu

Phẫu thuật là phương pháp điều trị K phổi khá hữu hiệu

Điều trị bằng các bài thuốc Nam

Bài thuốc Nam chữa K phổi 1

Bài thuốc này nhằm chữa các triệu chứng của ung thư phổi như sau:

  • Người nôn nao khó chịu, nôn ra đờm có lẫn máu.
  • Ngực đau và rất khó chịu, khi hoạt động thì có khí suyễn.
  • Sắc mặt người bệnh đỏ gay, chất lưỡi tím thâm.
  • Rêu lưỡi trắng, thiếu nhuận, miệng nhạt.

Nguyên liệu:

  • Lô căn, bạch hoa xà: 30g.
  • Sa sâm, bản lan căn, ý nhân: 15g.
  • Ngư tinh thảo, đình lịch tử, qua lâu: 15g.
  • Tốn đông, thanh bì: 12g.
  • Thiên hoa phấn: 9g.
  • Mướp: 39g.
  • Đai táo: 6g.
  • Kim ngân hoa: 20g.
Bài thuốc Nam chữa ung thư phổi 2

Bài thuốc này phù hợp với những người xuất hiện dấu hiệu sau:

  • Đau đầu, mắt phải dần dần nhìn vật lờ mờ không rõ.
  • Môi và da đầu tê.
  • Sức nắm của hai tay giảm yếu.
  • Lưỡi mỏng, chất lưỡi đỏ.

Nguyên liệu:

  • Nam sa sâm, bắc sa sâm, bát nguyệt trát. bạch chỉ, khổ sâm, hạ khô thảo: 15g
  • Thiên đông, mạch đông, cát cánh: 9g.
  • Bách bộ, hải tảo 12, can thiềm bì: 12g.
  • Ngư tinh thảo, sơn hải loa, sinh dĩ nhân, ngân hoa: 30g.
  • Đình lịch tử, qua lâu, mẫu lệ, bạch sắc đằng: 30g.
  • Thiên long phiến: 5g.
Ung thư phổi có thể điều trị bằng thuốc Nam

Ung thư phổi có thể điều trị bằng thuốc Nam

Bài thuốc đông y danh cho ung thư phổi 3

Bài thuốc này nhằm chữa các triệu chứng của ung thư phổi như sau:

  • Sắc mặt người bệnh tái xám.
  • Hơi thở gấp gáp.
  • Ngực đau tức khó chịu.
  • Ăn vào giảm sút, chất lưỡi đỏ, có các nốt ban tím.
  • Rêu lưỡi bóng, nước bọt ít, mạch yếu.

Nguyên liệu

  • Ngư tinh thảo, bán liên chi, tiên hạc thảo, cốc nha sao, sơn tra cháy: 30g.
  • Hoàng cầm, bắc xa xâm, bối mẫu: 12g.
  • Đương quy, nam tinh, quất hồng: 9g
  • Ngô công: 3g
Bài thuốc đông y chữa K phổi 4

Nếu có các triệu chứng này thì nên sử dụng bài thuốc số 4:

  • Cơ thể mệt mỏi rã rời.
  • Hai chân bước đi không còn vững.
  • Trong đờm ho ra vẫn có chút ít sợi tia máu.
  • Sắc mặt vàng bệch héo hon.
  • Cơ bắp trên thân hình teo tóp lại.
  • Chất lưỡi màu đỏ, rêu lưỡi trắng.
  • Thiếu nước bọt, tếng nói khàn khàn.

Nguyên liệu:

  • Bồ công anh, bán liên chi, bắc sa sâm, ý dĩ, bạch hoa xa, hoàng kỳ: 30g
  • Ngư tinh thảo, sinh bách hợp: 30g
  • Ngó sen: 9g
  • Qua lâu, hạ khô thảo, đẳng sâm: 20g.
Bài thuốc đông y trị K phổi 5

Ngoài các bài thuốc trên, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc sau:

  • Hạ khô thảo, hải tảo, hải đới, mẫu lệ, thạch kiến xuyên: 30g.
  • Từ trường khanh, sinh địa, hoa cúc, lưu hành tử: 30g.
  • Thiết dụ diệp, thục dương tuyền, ngư tinh thảo, bồ công anh: 30g.
  • Đan bì: 9g.
  • Qua lâu: 15g.

Nếu người bệnh ho quá nhiều có thể cho thêm:

  • Bán hạ: 12g.
  • Trần bì, tì bà diệp: 9g
  • Bạch giới tử: 30g.

Người nôn ra máu thì cho thêm vào bài thuốc những dược liệu sau:

  • Sinh địa, đại kế, tiểu kế: 12g
  • Hoa nhuỵ thạch: 15g
  • Tiên hạc thảo: 30g.

 

Có nhiều bài thuốc Nam hỗ trợ điều trị K phổi

Có nhiều bài thuốc Nam hỗ trợ điều trị K phổi

Bài thuốc đông y dành cho bệnh nhân K phổi 6

Bài thuốc đông y này dành cho bệnh nhân mắc ung thư phổi chưa phân hoá.

Nguyên liệu:

  • Từ trường khanh, bán chi liên, bạch hoa xà, long quỳ: 30g.
  • Thổ phục linh, tiên hạc thảo, hoàng dược tử: 30g.
  • Tảo hưu, cúc hoa: 15g.
  • Tiền hồ, nam mộc hương, cát cánh: 10g.

Hỗ trợ điều trị ung thư phổi bằng thực phẩm

Thịt và trứng nâng cao hiệu quả điều trị K phổi

Thịt và trứng tự nhiên sẽ không chứa các chất bảo quản và ít hóa chất hơn các loại thịt đã chế biến. Thịt và trứng hữu cơ cung cấp lượng protein chất lượng và các dưỡng chất khác. Hai loại thực phẩm này đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng giúp ổn định trọng lượng cơ thể bệnh nhân ung thư phổi. Từ đó, người bệnh tăng sức đề kháng chống chọi lại bệnh tật.

Bạn nên chọn phần thịt nạc thăn của lợn, bò hoặc gà để sử dụng cho bệnh nhân. Hãy dùng kèm thịt và trứng với ngũ cốc nguyên hạt để có hiệu quả tốt hơn.

Chất béo có lợi cho người bệnh ung thư phổi

Chất béo giúp thúc đẩy quá trình hấp thu dưỡng chất của cơ thể. Chất béo ngăn ngừa hiện tượng giảm cân không chủ ý ở người bệnh ung thư phổi. Bệnh nhân nên dùng thêm đậu phộng hoặc bơ đậu phộng kết hợp với các loại hạt ngũ cốc. Có thể thêm vào các món salad, sữa chua, ngũ cốc đẻ tăng hiệu quả điều trị bệnh. Người bệnh có thể tham khảo nguồn chất béo sau: Dầu ô liu, dầu đậu phộng, dầu hạt cải, bơ và ô liu…

Sản phẩm từ sữa tốt cho bệnh nhân ung thư phổi

Các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa, sữa chua cung cấp một lượng canxi và protein cần thiết cho cơ thể. Protein rất quan trọng cho việc duy trì trọng lượng cơ thể, thể lực, tăng cường chức năng hệ miễn dịch khi phải đối mặt với ung thư phổi.

Bệnh nhân nên sử dụng sữa nguyên chất thay cho sữa không có chất béo. Trường hợp bạn khó khăn trong việc nhai hoặc nuốt thức ăn thì hãy thay bằng một ly sinh tố trái cây hoặc sữa và sữa chua để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Trái cây và rau xanh là thực phẩm thiết yếu dành cho bệnh K phổi

Khi bị ung thư phổi, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp giảm các triệu chứng bệnh. Hầu hết các loại trái cây và rau quả đều cung cấp lượng chất chống oxy hóa nhất định thì các loại rau củ màu sắc rực rỡ lại rất giàu chất chống oxy hóa. Ví dụ như: Cà chua, bí đỏ, ớt chuông…

Trái cây và rau quả cũng là nguồn thực phẩm chứa lượng lớn carbohydrates. Nhờ carbohydrates mà cơ thể để sản sinh năng ra năng lượng lớn cho cơ thể. Rau xanh và trái cây hoàn toàn tốt hơn các thực phẩm tinh chế như bánh ngọt và kẹo.

Hoa quả và rau xanh là thực phẩm có lợi cho bệnh nhân mắc ung thư

Hoa quả và rau xanh là thực phẩm có lợi cho bệnh nhân mắc ung thư

Ngũ cốc nguyên hạt giúp cải thiện tình trạng bệnh K phổi

Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ cùng nhiều chất dinh dưỡng hơn so với ngũ cốc đã được tinh chế. Các loại vitamin, chất chống oxy hóa, khoáng chất… trong ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim mạch và ung thư phổi.

Vitamin B trong ngũ cốc nguyên hạt giúp làm giảm triệu chứng bệnh ung thư phổi. Bệnh nhân mắc K phổi nên ăn các loại ngũ cốc như: Gạo, lúa mạch, kê, yến mạch, ngô… Chúng sẽ cung cấp vitamin B và dưỡng chất carbohydrate để kích thích bộ não sản sinh derotonin. Derotonin một loại hoóc môn giúp người bệnh loại bỏ cảm giác chán ăn, lo âu, buồn bực.

Ung thư phổi kiêng gì?

Thuốc lá khiến bệnh ung thư phổi tồi tệ đi

Thuốc lá là nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư phổi. Ngừng hút thuốc lá sẽ giảm thiểu khả năng mắc K phổi. Đồng thời, ngừng hút thuốc còn giúp bảo vệ những người xung quanh khỏi ung thư phổi. Khói thuốc lá có ảnh hưởng rất nặng tới phổi, nếu đã mắc bệnh mà tiếp tục hút thì điều trị không có tác dụng.

Thức ăn dầu mỡ, béo không tốt cho bệnh nhân K phổi

Thức ăn chứa quá nhiều dầu, mỡ tuyệt đối cấm kỵ đối với bệnh nhân ung thư phổi. Đặc biệt, những trường hợp bệnh nhân có biểu hiện ho có đờm, đờm trắng nếu sử dụng quá nhiều dầu mỡ tình trạng sẽ nặng hơn.

Người bệnh ung thư phổi tránh ăn đồ hun khói 

Thực phẩm hun khói gây ảnh hưởng đến việc điều trị của bệnh nhân ung thư phổi. Bệnh nhân đang điều trị tuyệt đối không ăn những thực phẩm hun khói như: Thịt lợn hun khói, chả lợn nướng, thịt mỡ, thịt dê…

Không ăn hải sản để điều trị K phổi hiệu quả

Bệnh nhân ung thư phổi hạn chế đồ hải sản tẩm bổ như cua, tôm, cá… Hải sản cũng làm cho tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng.

Trong quá trình chữa trị K phổi, người bệnh tuyệt đối không ăn hải sản

Trong quá trình chữa trị K phổi, người bệnh tuyệt đối không ăn hải sản

Bệnh nhân K phổi không ăn thức ăn cay, nóng

Nếu bệnh nhân có các biểu hiện ho có đờm đặc, rêu lưỡi màu vàng, nhầy thì tuyệt đối kiêng thức ăn cay, nóng như: Ớt, rượu, bột cà ri… Thay vào đó, bệnh nhân nên ăn một số thực phẩm có công dụng thanh nhiệt giải độc. Một số loại thực phẩm giải nhiệt như: Quả lê, quả hồng, củ cải hầm đường phèn…

Ung thư phổi nên kiêng thực phẩm thô ráp

Khi bệnh nhân xuất hiện đờm sau khi ho, kèm theo máu thì không ăn những thực phẩm thô rấp. Một số thực phẩm thô ráp phổ biến như bánh mì, các loại ngũ cốc nguyên cám thường cứng và thô ráp nên không tốt cho phổi.

Một số kiêng kỵ khác khi mắc bệnh K phổi

Nếu bạn có triệu chứng như đờm trắng ở trạng thái bọt, rêu lưỡi trắng và nhầy, sợ lạnh thì nên kiêng những đồ trên gây gây đờm, làm bệnh nặng thêm:

  • Đồ uống lạnh
  • Lạc và khoai lang.

Nếu bụng trướng, êu lưỡi trắng và nhầy, đại tiện lỏng thfi người bệnh nên kiêng:

  • Sữa bò
  • Dưa muối
  • Trái cây ướp lạnh
  • Đường
  • Dầu mỡ ngậy béo.

Cách phòng bệnh ung thư phổi

Phòng bệnh là việc nên làm để bảo vệ sức khỏe cũng như tránh mắc căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

Không hút thuốc lá là cách phòng bệnh ung thư phổi

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây nên ung thư phổi. Theo nghiên cứu, có đến 85% số người mắc bệnh K phổi đều bắt nguồn từ việc hút thuốc. Khói thuốc lá chứa 7.000 chất độc hại, trong chứa 69 chất gây ung thư. Vì vậy, không hút thuốc lá là cách phòng chống ung thư phổi tốt nhất.

Tham khảo thêm: Cách phòng tránh ung thư phổi hiệu quả – Báo Vietnamnet

Tầm soát ung thư phổi để giảm nguy cơ đã mắc ung thư phổi nặng

Theo nguyên Phó giám đốc Bệnh viện K – Đoàn Hữu Nghị cho rằng các biện pháp phòng chống ung thư chỉ đạt hiệu quả ở mức tương đối. Vì vậy, bạn nên tầm soát ung thư phổi định kỳ. Đối với người hút thuốc lá lâu năm, người trên 40 tuổi, người có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi thì việc tầm soát ung thư là điều cần thiết.

Các phương pháp hiện đại như: Chụp CT liều thấp, X – quang, xét nghiệm máu… đều có thể phát hiện ung thư phổi từ giai đoạn sớm từ khi người bệnh chưa có triệu chứng. Điều trị ngay ở giai đoạn đầu sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao và tăng cơ hội sống cho bệnh nhân.

Tầm soát ung thư là việc cần thiết để phát hiện ra bệnh kịp thời

Tầm soát ung thư là việc cần thiết để phát hiện ra bệnh kịp thời

Tránh xa không khí ô nhiễm là phòng chống ung thư phổi

Nước thải sinh hoạt, không khí ô nhiễm, khói xe cộ… đều chứa các chất độc hại làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Vì vậy, bạn nên chú ý giữ nơi ở sạch sẽ, sử dụng các biện pháp bảo vệ hệ đường hô hấp như đeo khẩu trang khi tham gia giao thông…

Phòng ngừa K phổi bằng cách tránh tiếp xúc với khói thuốc lá

Tiếp xúc với khói thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên đến 20 – 30%. Khói thuốc gây hại cho sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Điển hình là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì chức năng phổi chưa được hoàn thiện. Để phòng ngừa bệnh, bạn hãy khuyên thành viên trong gia đình từ bỏ thói quen hút thuốc lá.

Giảm phơi nhiễm hóa chất sẽ hạn chế nguy cơ mắc K phổi

Có hơn 40 chất gây ung thư điển hình như amiăng, thạch tín, crom và niken… Nếu thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại tại nơi làm việc thì khả năng mắc bệnh là rất cao.

Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra mức độ radon có trong nhà. Radon là một chất khí phóng xạ nguy hiểm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư rất cao. Radon được hình thành do uranium phân hủy tự nhiên. Uranium có thể xuất hiện trong đất, đá, nước xung quanh nhà bạn.

Ngăn ngừa ung thư phổi bằng chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh là điều cần thiết để ngăn ngừa ung thư phổi. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi. Nhờ đó cung cấp vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nắm chắc thực phẩm cần kiêng giúp hiệu quả trị bệnh tăng cao. Nhờ vậy, hệ miễn dịch sẽ hoạt động tốt để ngăn ngừa ung thư.

Tập thể dục đều đặn giúp phòng tránh K phổi

Cùng với dinh dưỡng, chế độ thể thao tập luyện mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe. Từ đó giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo trên mạng các bài tập tốt cho sức khỏe hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ.

Bạn có thể tham khảo việc tập thở sâu 30 phút mỗi ngày giúp loại bỏ độc tố trong phổi. Yoga cũng là bộ môn thể thao phù hợp để bảo vệ lá phổi của bạn.

Thể dục thể thao là cách phòng ngừa ung thư hiệu quả

Thể dục thể thao là cách phòng ngừa ung thư hiệu quả

Ngừa ung thư phổi bằng thói quen đeo khẩu trang

Bạn nên mang khẩu trang khi ra đường để tránh khói bụi trong không khí. Đó cũng là thói quen rất tốt để phòng ngừa ung thư phổi. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có nhiều công nghệ detox cho phổi. Bạn có thể tìm đến công nghệ detox trên để làm sạch sâu hệ hô hấp, bảo vệ lá phổi.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button