Táo nhân(hạt)
Mô tả cây thuốc Táo Nhân:
Táo nhân là nhân hạt của táo ta, một loại cây cao 2-4m, có gai, cành buông thõng. Lá hình bầu dục ngắn hoặc hơi thon dài, mặt trên màu xanh lục nhẵn, mặt dưới có lông trắng, mép có răng cưa, có 3 gân dọc lồi lên rõ rệt. Hoa trắng, mọc thành xim ở kẽ lá. Quả hạch vỏ ngoài nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín hơi vàng, vỏ quả giữa vị ngọt hơi chua, quả có 1 hạch cứng sù sì, trong chứa 1 hạt dẹt gọi là Táo nhân.
Mô tả Dược liệu:
Vị thuốc Táo nhân là nhân hạt già phơi hay sấy khô của cây Táo ta, có hình tròn dẹt hoặc hình bầu dục dài 0,6 – 1cm, rộng 0,5 – 0,7cm, dầy khoảng 0,3cm. Mặt ngoài mầu hồng tía hoặc nâu tía, trơn tru và láng bóng, có khi có đường vân nứt. Một mặt hơi phẳng, phía giữa có một đường vân dọc nổi lên, một mặt hơi lồi. Đầu nhọn có một chỗ lõm, hơi có mầu trắng. Vỏ của hạt cứng, bỏ vỏ này thì thấy 2 mảnh của nhân mầu hơi vàng, nhiều chất dầu, hơi có mùi, vị ngọt.
Thu hái, sơ chế: Về mùa thu, lúc quả chín, hái về, bỏ phần thịt và vỏ hạch, lấy nhân, phơi khô.
Bộ phận dùng làm thuốc: Hạt quả (Semen Zizyphi). Thứ hạt to, mập, nguyên vẹn, vỏ mầu hồng tía là tốt.
Thành phần hóa học: Dầu, beta sitosterol, betulin, betulin acid, flavon C-glycosid, saponin và vitamin C.
Tác dụng của Táo nhân:
+ Dưỡng tâm, an thần, liễm hãn (Trung Dược Học).
+ Bổ trung, ích Can khí, kiện cân cốt, trợ âm khí (Biệt Lục).
+ Dưỡng Can, ninh Tâm, an thần, liễm hãn (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Dưỡng tâm, an thần, chỉ hãn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Công dụng của Táo nhân:
Táo nhân dùng làm thuốc ngủ, an thần trong trường hợp mất ngủ, hồi hộp, lo âu, hay quên, mồ hôi trộm. Người ta còn dùng lá táo chữa viêm phế quản, khó thở, đắp ngoài chữa lở loét, ung nhọt.
Tác dụng dược lý:
– Thực nghiệm chứng minh Táo nhân sống và sao đều có tác dụng an thần, gây ngủ. Thành phần gây ngủ là Saponin Táo nhân (Trung Dược Học).
– Thuốc có tác dụng giảm đau và hạ nhiệt. Có tác dụng đối kháng với chứng cuồng do Morphin (Trung Dược Học).
– Thuốc có tác dụng hạ áp và chống loạn nhịp (Trung Dược Học).
– Trên thực nghiệm súc vật, Táo nhân phối hợp dùng với Ngũ vị tử có tác dụng chống choáng do phỏng và giảm phù nề vùng phỏng (Trung Dược Học).
Kiêng kỵ:
+ Phàm kinh Can, Đởm và Tỳ có thực nhiệt: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Can vượng, phiền táo, mất ngủ do Can cường: không dùng (Đắc Phối Bản Thảo).
+ Toan táo nhân ghét Phòng kỷ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Có thực tà, uất hỏa: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng, cách dùng Dược Liệu Táo Nhân:
+ Người lớn uống 15-20 hạt có tác dụng trấn tĩnh và gây ngủ.
+ Táo nhân sao đen (Hắc táo nhân): Ngày 8-16g, dạng thuốc sắc, có thể dùng phối hợp với một số vị thuốc khác.
Bài thuốc có Táo nhân:
+ Chữa yếu mệt, lo phiền, mất ngủ, tim hồi hộp, ra mồ hôi trộm, chóng mặt, hoa mắt: Táo nhân sao 20g, tri mẫu 12g, phục linh 12g, xuyên khung 8g, cam thảo 8g. Sắc uống.
+ Chữa thần kinh suy nhược, hay quên, ngủ mê nhiều, biếng ăn, mệt mỏi rã rời: Táo nhân sao 16g, cam thảo 4g, viễn chí nướng 8g, xương bồ 8g, đảng sâm 12g, phục linh 12g. Sắc uống.
+ Chữa lao phổi và sốt hâm hấp vào buổi chiều, do nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, nhiều mồ hôi: Táo nhân sao 20g, sinh địa 20g, gạo tám thơm 63g. Sắc uống.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang