Thổ Hoàng Liên
(Thalictrum foliolosum)
Tên khác: Hoàng liên đuôi ngựa, Mã vĩ hoàng liên (TQ).
Tên khoa học: Thalictrum foliolosum DC, thuộc họ Hoàng liên (Ranumculaceae).
Mô tả cây thuốc:
Thổ hoàng liên thuộc loại cây thảo, sống nhiều năm, cao 40-100cm, thân mỏng mảnh. Lá kép 3lần lông chim, có cuống dài, lá chét hình trứng hoặc bầu dục, mép lá chét có khía răng cưa thưa, gân lá chét hình chân vịt. Cụm hoa hình cờ, phân nhánh nhiều, màu phớt tím, cuống hoa nhỏ dài. Quả nhỏ hình thoi, đầu hơi có mỏ. Thân rễ to, có nhiều mấu, bẻ ngang thịt rễ có màu vàng tươi.
Địa lý: Cây mọc hoang nhiều ở các tỉnh vùng núi Tây Bắc nước ta, Trung Quốc, Ấn Độ cũng có Thổ hoàng liên mọc.
Tính vị: Vị đắng, tính hàn.
Quy kinh: Vào kinh Can, Tâm, Tỳ, Vị, Đởm, Đại tràng.
Tác dụng của Thổ hoàng liên:
Sát khuẩn, tiêu viêm, thanh nhiệt. Dùng chữa các chứng bệnh: viêm ruột, lỵ trực khuẩn, viêm họng, viêm gan, đau mắt.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 4- 12 g, dạng thuốc bột, thuốc viên và thuốc sắc. Dùng ngoài (nước sắc, ngậm) trị lở loét ở miệng. Tán Thổ hoàng liên với đậu đỏ, đắp trị trĩ.
Kiêng kỵ: Thiếu máu, khó tiêu, chứng hàn.
Bài thuốc có Thổ hoàng liên:
– Thổ hoàng liên 15g, Ngư tinh thảo 15g, Bồ công anh 15g, Bắc sa sâm 15g, Phục linh 20g, Địa cốt bì 10g, Kim ngân hoa 10g, Sơn dược 10g, Bạch truật 10g, Cam thảo 4g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, trị ung thư phổi.
– Thổ hoàng liên 15g, Tích tuyết thảo 12g, Phục linh 12g, Uất kim 10g, Xa tiền tử 10g, Hoàng kỳ 20g, Sinh cái sam 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang trị xơ gan, chức năng gan suy kiệt, do ung thư.
Thổ hoàng liên được dùng thay thế Hoàng liên với công dụng tương tự nhưng tác dụng nhẹ hơn. Xem thêm: Tác dụng của Hoàng liên.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang