Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Bản sắc văn hóa Tiên Phước: Tiên Phước, Quảng Nam có di sản văn hóa, di tích lịch sử nào?

Bản sắc văn hóa Tiên Phước mang nét đặc trưng của văn hóa Việt song cũng có những khác biệt nhất định, biểu hiện ở con người và những di sản văn hóa.

Văn hóa con người Tiên Phước

Bản sắc văn hóa Tiên Phước biểu hiện trước hết ở con người Tiên Phước. Người dân nơi đây có lối sống thủy chung, chân thành, cần cù, sáng tạo. Đặc biệt nhất là tinh thần yêu nước nồng nàn. Tinh thần ấy là nguồn gốc làm nên sức mạnh to lớn giúp quân, dân Tiên Phước sẵn sàng chiến đấu, hy sinh và giành thắng lợi trong các trận chiến chống quân xâm lược cũng như năng động, sáng tạo trong công cuộc xây dựng, đổi mới quê hương, đất nước.

Tiên Phước từng được mệnh danh là “vùng đất thánh của cách mạng”. Đó là khi mảnh đất này cùng Buôn Mê Thuột nổ tiếng súng đầu tiên khai màn cuộc chiến giải phóng vùng duyên hải miền Trung, tiến tới giải phóng và thống nhất đất nước. Bởi lẽ đó mà nhân dân nơi đây luôn tự hào về quê hương thân anh hùng của mình.

Người dân Tiên Phước tham gia lao động, sản xuất.

Người dân Tiên Phước tham gia lao động, sản xuất.

Di tích lịch sử, di sản văn hóa Tiên Phước

Ngoài con người, bản sắc văn hóa Tiên Phước còn được thấy rõ qua những di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nổi tiếng.

Di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể Tiên Phước

Nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng, làng cổ Lộc Yên là những di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể tiêu biểu nhất của huyện Tiên Phước.

Làng cổ Lộc Yên, Tiên Phước

Làng Lộc Yên (xã Tiên Cảnh) được người dân xứ Quảng ưu ái gọi là “xứ tiên”. Nơi đây mang vẻ đẹp bình dị, độc đáo nhờ nghệ thuật sắp đặt, tổ chức môi trường sống đã đạt đến giá trị thẩm mỹ. Không chỉ đơn thuần là quần thể những ngôi nhà cổ như ở Đường Lâm (Hà Nội) hay Phước Tích (Thừa Thiên Huế), Lộc Yên là không gian tổng thể gồm nhà, ngõ, vườn, ruộng, đồi núi gắn bó hài hòa, thân thiện.

Làng cổ Lộc Yên hình thành trên vị trí đắc địa. Hầu hết những ngôi nhà đều dựa vào lưng núi, phía trước hướng ra cánh đồng lúa rất ngút mắt. Nhà được dựng từ gỗ mít, có hai gian, ba chái và mái ngói âm dương. Tùy vào thế núi mà người dân sắp xếp ngõ đá cho phù hợp. Nhà nào dốc ít thì đá được xếp thẳng tắp. Với địa hình dốc cao, đá sẽ được bố trí ngoằn ngoèo để tiện đi lại.

Trải qua hàng trăm năm, làng cổ Lộc Yên vẫn giữ nguyên giá trị như xưa. Hiện nay, làng cổ Lộc Yên còn khoảng 8 ngôi nhà với tuổi đời từ 100 – 150.

Nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng

Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng nằm tại xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Ngôi nhà tọa lạc trong một khu vườn có rộng gần 4.000m2, gồm nhà cổ, sân, vườn cây. Nơi đây có khí hậu ôn hòa, bốn mùa cây xanh mướt mát.

Được xây dựng từ năm 1869 bởi thân sinh cụ Huỳnh Thúc Kháng, ngôi nhà này được thiết kế theo lối kiến trúc phổ biến bấy giờ dưới triều Nguyễn. Nhà gồm ba gian, hai chái và mái ngói hình chữ nhật. Đa phần các vì kèo được tựa trên cột kê đá tảng. Các khung sườn gỗ được làm bằng gỗ mít, hai kèo lòng hai được làm từ gỗ xoan đào. Đặc biệt, những hoa văn tinh xảo trong nhà được chính người thợ mộc Kim Bồng tài hoa tạo nên.

Năm 1990, nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng được công nhận là  di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Tại đây, nhiều di vật, tư liệu có liên quan đến người cách mạng được trưng bày, thu hút sự quan tâm của du khách.

Một góc nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng.

Văn hóa phi vật thể của Tiên Phước

Cùng với giá trị văn hóa vật chất, Tiên Phước cũng được biết đến với nhiều di sản văn hóa phi vật thể. Đó là các lễ hội, tín ngưỡng, thơ ca dân gian, nghề truyền thống trong vùng… Tất cả đều góp phần phản ánh cuộc sống, bản sắc văn hóa Tiên Phước một cách chân thực, sinh động nhất.

Hội Vây Cọp Tiên Phước

Những năm đầu của thế kỷ 20 là khoảng thời gian khó khăn với huyện miền núi Tiên Phước. Bên cạnh thiên tai, mất mùa, chuyện cọp vào làng bắt trâu bò, thậm chí là cả người… là nỗi ám ảnh với nhiều gia đình. Để chống lại thú dữ, người dân Tiên Phước đã lập “hội vây cọp”. Hội thường diễn ra vào mùa xuân, từ 30 tháng 12 đến 5 – 7 tháng 1 âm lịch.

Hội Vây Cọp được tổ chức ở trên các đồi núi, nơi sinh sống của loài cọp. Tham gia lễ hội không chỉ có người dân trong làng mà còn có nhiều người ở vùng khác.

“Hội vây cọp” là một nét đẹp văn hóa của Tiên Phước. Nó không chỉ thể hiện cho tình đoàn kết mà còn nêu cao tinh thần thượng võ của người dân. Nhiều địa danh vẫn còn tồn tại như dốc Bà Ngô, eo Thầy Bói, dốc Ông Cọp, miếu Ông Cọp… Tất cả tạo nên những huyền thoại cho đến ngày nay.

Chợ quê Tiên Phước
Nhắc tới bản sắc văn hóa Tiên Phước, người ta không thể không nhắc tới chợ quê Tiên Phước. Đây là một sản phẩm du lịch nằm trong chuỗi Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI – 2017.

Phiên chợ là nơi trưng bày những sản vật của vùng như quả bòn bon, chuối, mít, chè… Đồng thời, đây còn là không gian tái hiện hoạt động giao thương truyền thống của cha ông ta bao đời nay.

Xem thêm: Độc đáo không gian chợ quê Tiên Phước

 

.

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version