Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Tiểu đường: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị bệnh tiểu đường. Viện Y học

Bệnh tiểu đường là gì? Đặc điểm bệnh tiểu đường type 1, type 2 và đái tháo đường thai kỳ. Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường. Triệu chứng bệnh tiểu đường. Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường các giai đoạn. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì? Cách phòng biến chứng bệnh tiểu đường, bệnh nhân sống được bao lâu?

Tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 6 trong số các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Theo Tổ chức Y tế thế giới và Liên đoàn Đái tháo đường, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường nhanh nhất thế giới. Rất nhiều người bệnh và gia đình đang phải chịu gánh nặng về kinh tế cho chi phí điều trị căn bệnh này.

Ngày nay, có nhiều phương pháp để chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường

Ngày nay, có nhiều phương pháp để chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường là nhóm bệnh lý nội khoa chuyển hóa khá thường gặp. Dự tính đến năm 2030, cả thế giới sẽ có hơn 500 triệu người mắc đái tháo đường và chiếm đến 80% gánh nặng y tế ở các nước thu nhập trung bình – thấp. Bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường type 2, là nguyên nhân nhiều nhất gây mù lòa, chạy thận nhân tạo và đoạn chi ở bệnh nhân trên toàn thế giới.

Khái niệm bệnh tiểu đường

Tiểu đường (bệnh đái tháo đường) là tình trạng tăng đường trong máu mạn tính, không lây nhiễm, có tính di truyền do thiếu insulin. Tuyến tụy không tiết insulin hay insulin hoạt động không hiệu quả (Khi chúng ta ăn hoặc uống, tuyến tụy tạo ra loại hoóc môn gọi là insulin. Insulin được giải phóng vào máu và giúp điều chỉnh lượng đường trong máu).

Người bệnh được chẩn đoán bị tiểu đường khi đường huyết lúc đói ít nhất qua 2 lần thử máu lớn hơn hoặc bằng 126mg/dL (7mmol/L).

Bệnh đái tháo đường không ảnh hưởng trực tiếp ngay đến người bệnh nhưng nếu để lâu dài sẽ ảnh hưởng tới các bộ phận khác của cơ thể. Nồng độ đường huyết cao trong thời gian dài gây ra các vấn đề về thận, mắt, dây thần kinh, tim mạch.

Bệnh tiểu đường có mấy loại?

Theo nghiên cứu của Bộ Y tế, bệnh đái tháo đường gồm có 3 loại. Đặc biệt, đái tháo đường xảy ra với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai được gọi là chứng đái tháo đường thai kỳ.

Đái tháo đường type 1

Bệnh đái tháo đường type 1 là tình trạng tuyến tụy sản xuất ít hoặc không sản xuất insulin. Người mắc tiểu đường loại 1 thường là ở tuổi trung niên hoặc thiếu niên. Khoảng 10% các ca bệnh tiểu đường là loại 1.

Bệnh đái tháo đường loại 1 hầu như không có biện pháp phòng ngừa. Khi các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin bị phá hủy, bệnh nhân phải tiêm insulin thường xuyên. Ngoài ra, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống để điều chỉnh lượng đường trong máu.

Đái tháo đường tuýp 2

Bệnh đái tháo đường loại 2 do cơ thể không thể sản xuất đủ insulin, cơ thể không đáp ứng đủ insulin như bình thường. Bệnh tiểu đường loại 2 xảy ra do ít vận động, thừa cân và không tập thể dục. Những người mắc bệnh giai đoạn này chủ yếu là những người thừa cân khi trưởng thành. Khoảng 90% tất cả các trường hợp tiểu đường là bệnh tiểu đường loại 2.

Những người đàn ông có mức testosterone thấp có nguy cơ cao bị đái tháo đường type 2. Các nhà nghiên cứu nói rằng mức testosterone thấp có liên quan đến sự đề kháng insulin. Ở giai đoạn này, bệnh tiến diễn theo thời gian, biến chứng sang các bộ phận khác của cơ thể.

Đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ xảy ra khi phụ nữ mang thai ở giai đoạn ba tháng giữa thai kỳ. Lượng glucose trong máu tăng cao và cơ thể của họ không thể sản xuất đủ insulin để cân bằng dẫn đến tình trạng đái tháo đường thai kỳ.

Khoảng 4% phụ nữ mang thai có thể mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Đái tháo đường thai kỳ có thể kiểm soát bằng chế độ ăn uống và thể dục điều độ. Trường hợp cần thiết, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc kiểm soát lượng đường trong máu. Bệnh tiểu đường thai kỳ không được chẩn đoán hoặc không kiểm soát có thể làm tăng nguy cơ biến chứng trong khi sinh như thai to.

Bệnh tiểu đường sống được bao lâu?

Không có một câu trả lời chính xác bệnh đái tháo đường có thể sống được bao lâu. Nhưng các nhà khoa học nhận định rằng, người bệnh đái tháo đường nếu kiểm soát tốt đường huyết, các bệnh như mỡ máu và huyết áp cao vẫn có thể sống thọ như những người bình thường.

Theo ước tính của Hiệp hội Tiểu đường Anh Quốc, tuổi thọ trung bình của người bệnh tiểu đường type 1 ngắn hơn so với người bình thường, nhưng khoảng cách này đang ngày càng được thu hẹp. Những người đàn ông bị bệnh tiểu đường giảm khoảng 11 tuổi và phụ nữ là 13 tuổi. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, người bệnh tiểu đường type 2 có thể bị giảm tuổi thọ khoảng 5 – 10 năm so với người không mắc bệnh cùng giới và cùng điều kiện sống.

Sau khi loại bỏ hết các yếu tố nguy cơ khác như tuổi tác, giới tính, cân nặng, có hút thuốc lá hay không, các nhà nghiên cứu nhận thấy tuổi thọ người bệnh tiểu đường phụ thuộc vào các biến chứng của bệnh:

  • Biến chứng nhiễm trùng, suy thận, trầm cảm tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh;
  • Tuổi thọ giảm khoảng 60% nếu bị biến chứng mạch máu (đau tim, đột quỵ);
  • Người tiểu đường bị béo phì, có huyết áp và mỡ máu cao.

Các giai đoạn phát triển của bệnh tiểu đường

Các giai đoạn phát triển của bệnh đái tháo đường

Tiểu đường type 1 không phân chia giai đoạn. Trong khi đó, tiểu đường type 2 được chia thành 4 giai đoạn. 4 giai đoạn cụ thể của bệnh tiểu đường tuýp 2 như sau:

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn đề kháng insulin;
  • Giai đoạn 2: Giai đoạn tăng đường huyết lúc đói;
  • Giai đoạn 3: Giai đoạn kiểm soát đường huyết khó khăn;
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn người bệnh xuất hiện nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Giai đoạn tiền đái tháo đường

Giai đoạn này, lượng đường trong máu của người bệnh cao hơn mức bình thường nhưng nó tăng chưa đủ để được phân loại thành tiểu đường loại 2. Nếu không được kiểm soát lượng đường kịp thời, người bệnh sẽ rất dễ mắc phải bệnh tiểu đường loại 2.

Ở giai đoạn này, bệnh nhân sẽ không có bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào. Tuy nhiên, nếu người bệnh để ý đến da sẽ thấy xuất hiện một số vùng da bị tối màu, nhất là cổ, nách, khuỷu tay, đầu gối và khớp ngón tay. Đồng thời, cơ thể người bệnh bị tăng cân, tăng huyết áp nhanh chóng và thường xuyên ngủ ít hơn 5 giờ một đêm.

Kiểm tra bệnh tiểu đường bằng máy đo đường huyết thì các chỉ số đo đường huyết sau khi nhịn ăn qua đêm hay tám giờ là từ 100 – 125 mg/dL. HDL máu là dưới 35 mg/dL (0,9 mmol/L) hoặc mức chất béo trung tính trên 250mg/dL (2,83 mmol/L).

Giai đoạn đái tháo đường loại 2

Giai đoạn 2, bệnh đái tháo đường kháng kháng insulin. Việc bù đắp bằng cách tăng sản xuất insulin của các tế bào beta sẽ không thể theo kịp. Người bệnh sẽ có dấu hiệu đặc trưng là tăng đường huyết lúc đói. Mức đường huyết lúc đói nếu đo có thể lớn hơn 7mmol/L. Các dấu hiệu bệnh rõ rệt ở giai đoạn này như sau:

  • Sút cân nhiều;
  • Mờ mắt;
  • Ăn nhiều, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều lần;
  • Cơ thể mệt mỏi triền miên;
  • Không thể vận động vì sức khỏe yếu.

Giai đoạn mất kiểm soát lượng đường huyết

Ở giai đoạn 3, tình trạng đề kháng insulin của tế bào tiếp tục tăng lên ở mức cao. Lúc này, tuyến tụy hoạt động quá mức trong thời gian dài dễ dẫn tới suy giảm chức năng, làm giảm khả năng sản xuất insulin.

Người bệnh sẽ gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng của bệnh như biến chứng thần kinh, biến chứng nhiễm trùng, mắt bị mờ dần, thường xuyên bị khó thở, đau ở tim… Những biến chứng này chỉ mới bắt đầu xuất hiện và bệnh nhân có thể cảm nhận được.

Giai đoạn biến chứng bệnh tiểu đường

Ở giai đoạn 4, tình trạng bệnh đã ở mức độ nghiêm trọng. Những biến chứng này sẽ xuất hiện sau khoảng 5 – 10 năm phát hiện bệnh. Các biến chứng của bệnh sẽ xuất hiện ngày càng dày đặc.

Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm

Biến chứng tim mạch

Theo thống kê của Chương trình phòng ngừa bệnh tiểu đường Quốc gia, trên 65% số ca tử vong ở người mắc bệnh tiểu đường là do bệnh tim mạch và đột quỵ. Lượng đường trong máu cao làm đọng mỡ ở thành mạch và tắc mạch máu. Từ đó khiến các mạch máu bị hẹp không thể bơm đủ máu đến tim. Người bệnh sẽ mắc phải bệnh mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên…

Biến chứng mắt

Đường huyết tăng cao làm tổn thương hệ thống mao mạch ở đáy mắt, gây bệnh võng mạc tiểu đường. Nếu không được điều trị, người bệnh bị suy giảm thị lực, nghiêm trọng thì mù lòa. Tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ một số bệnh về mắt khác như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, phù hoàng điểm.

Biến chứng thần kinh

Người bệnh đái tháo đường thường bị biến chứng thần kinh. Lượng đường trong máu quá cao dễ làm tổn thương những mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh. Dây thần kinh không nhận được đủ chất dinh dưỡng và oxy. Từ đó người bệnh yếu cơ, thay đổi cảm giác, tê bì hoặc kim châm chủ yếu ở các ngón tay.

Biến chứng thận

Lượng đường trong máu cao làm tổn thương tới hàng triệu vi mạch tại thận. Thận bị suy giảm chức năng lọc, bài tiết, suy thận không hồi phục. Người bệnh sẽ bị bệnh thận mãn tính, suy thận và nguy cơ phải chạy thận suốt đời

Biến chứng nhiễm trùng

Người bệnh có thể gặp phải những vết loét ở bàn chân rất khó điều trị. Một số trường hợp, bệnh nhân bắt buộc phải cắt cụt chi do biến chứng nhiễm trùng.

Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nguyên nhân của bệnh đái tháo đường chủ yếu do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý. Tùy theo từng loại bệnh tiểu đường có những nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường type 1

Bệnh đái tháo đường loại 1 do tuyến tụy sản xuất ít hoặc không sản xuất đủ insulin. Bệnh hay xảy ra ở trẻ em và những người dưới 30 tuổi. Các nguyên nhân của bệnh đái tháo đường tuýp 1 được xác định gồm: Di truyền, suy giảm hệ miễn dịch, các yếu tố môi trường.

Nguyên nhân di truyền

Gen được truyền từ bố mẹ sang cho con. Gen giúp thực hiện việc tạo ra các protein cần thiết tới hoạt động của các tế bào. Tuy nhiên một vài biến thể gen hoặc một số nhóm gen tương tác với nhau tạo thành nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường. Yếu tố di truyền đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng mắc phải bệnh đái đường type 1.

Suy giảm hệ miễn dịch

Khi hệ miễn dịch cơ thể suy giảm, các tế bào bạch cầu tấn công tế bào beta. Từ đó làm cho tuyến tụy bị suy giảm và mất dần đi khả năng sản xuất insulin ổn định của cơ thể.

Yếu tố môi trường

Những nguyên nhân của bệnh đái tháo đường

Các yếu tố như môi trường, thực phẩm nhiễm khuẩn khiến độc tố nhiễm vào trong cơ thể. Môi trường ô nhiễm hóa chất cũng là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý khác không chỉ tiểu đường.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường type 2

Khác với bệnh đái đường type 1, đái đường type 2 không phụ thuộc vào insulin. Căn bệnh này chuyển biến khá phức tạp, gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Đối tượng mắc bệnh đái tháo đường type 2 thường là ở độ tuổi trên 40. Các nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 2 gồm:

  • Nguyên nhân do di truyền: Cũng giống với tiểu đường type 1, gen đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển của bệnh tiểu đường. Yếu tố di truyền làm giảm khả năng sản xuất ra insulin của tuyến tụy.
  • Do béo phì và lười vận động: Đây là chính nguyên nhân chủ yếu gây ra tiểu đường type 2. Nếu trong cơ thể có nhiều calo dư thừa sẽ gây nên tình trạng kháng insulin. Thêm vào đó, nếu như người bệnh vận động ít sẽ tác động đến tuyến tụy và gây ra áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất insulin. Trong một thời gian dài như thế tuyến tụy sẽ suy yếu và mất dần khả năng sản xuất insulin.

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Phần lớn mọi người đều nghĩ ăn nhiều đường, ăn đồ ngọt nhiều là nguy cơ chính dẫn đến bệnh tiểu đường. Điều này chỉ đúng một phần đối với những người có tiền sử bệnh tiểu đường do di truyền. Béo phì, ít vận động và ăn nhiều đường trong một thời gian dài mới có nguy cơ bị tiểu đường.

Khi ăn nhiều đường, uống nhiều nước ngọt, ăn nhiều đồ ngọt, đường được hấp thụ vào máu rất nhanh. Đường huyết tăng đột ngột khiến tụy phải hoạt động nhiều. Tuyến tụy tiến hành giải phóng nhiều insulin để điều chỉnh đường huyết. Nếu điều này diễn ra liên tục trong thời gian dài, đặc biệt là ở người cao tuổi, tụy tạng hoạt động quá tải sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường.

Đối với người khỏe mạnh, khi ăn thức ăn giàu tinh bột và đường, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều insulin. Khi insulin tiết ra không đủ hay tác dụng insulin bị giảm thì lượng đường trong máu mới tăng cao, gây ra bệnh đái tháo đường.

Nguyên nhân bị đái tháo đường ở nữ giới

Theo một số thống kê, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở nữ giới luôn cao hơn nam giới:

  • Ở Bắc Mỹ và Tây Âu: Tỷ lệ nam/nữ thường là 1/4.
  • Ở các vùng đô thị Thái Bình Dương: Tỷ lệ nam/nữ là 1/3.
  • Ở Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ: Tỷ lệ nam và nữ là tương đương nhau.
  • Ở Việt Nam: Nữ giới mắc đái tháo đường chiếm tới 2/3 tổng số bệnh nhân.

Nguyên nhân nữ giới bị đái tháo đường do các yếu tố sau:

  • Do di truyền: Trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường.
  • Từ 45 tuổi trở lên bị thừa cân hoặc béo phì.
  • Mắc bệnh huyết áp cao, đau tim hoặc đột quỵ, từng mắc u nang buồng trứng.
  • Đẻ con lớn hơn 4kg, đã từng bị đái tháo đường thai kỳ.
  • Ít vận động thể dục thể thao.

Triệu chứng bệnh đái tháo đường

Các dấu hiệu da xấu đi, cảm giác ngứa, tê bàn chân, thường xuyên đi tiểu đêm, khả năng thị giác kém đi là những dấu hiệu cảnh báo sớm nhất để chúng ta nghĩ đến bệnh tiểu đường và cần đi làm xét nghiệm, sàng lọc định kỳ. Phát hiện sớm các triệu chứng bệnh sẽ giúp chúng ta có hướng điều trị kịp thời, giúp phòng ngừa hoặc làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường

Những dấu hiệu có thể nhận biết nguy cơ tiểu đường khá rõ như khát nước, cơ thể mệt mỏi, giảm cân, vết thương lâu lành, giảm thị lực… Một trong những yếu tố nguy cơ rõ ràng nhất của bệnh là khát nước. Bình thường nếu khát nước có nghĩa là cơ thể chúng ta đang thiếu nước. Ngoài ra, các dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh như sau:

  • Mệt mỏi thường xuyên, giảm cân nhanh: Bệnh nhân tiểu đường không có khả năng sử dụng glucose có trong thức ăn phục vụ cho các hoạt động cơ thể mà lấy trực tiếp năng lượng từ mô mỡ của cơ thể. Vì vậy, cơ thể phải dùng năng lượng nhiều hơn nên dẫn đến mệt mỏi.
  • Mất ngủ: Lượng glucose có trong máu cao gây khó khăn cho việc vận chuyển oxy và dinh dưỡng tới nuôi các tế bào thần kinh. Bệnh nhân hay gắt gỏng, mất ngủ, tay chân tê bì.
  • Cảm giác đói dữ dội: Do mức độ insulin và glucose trong cơ thể giảm mạnh.
  • Vết thương chậm lành: Do lượng đường có trong máu quá cao gây khó khăn cho các hoạt động của các tế bào bạch cầu. Các vết thương hở trở nên lâu lành và dễ bị nhiễm trùng hơn.
Ai dễ mắc bệnh đái tháo đường?

Những đối tượng sau có tỷ lệ mắc đái tháo đường rất cao:

  • Người trên 40 tuổi béo phì hoặc thừa cân, đặc biệt là những người béo bụng.
  • Có người thân đời thứ nhất như anh chị em ruột hoặc bố, mẹ đẻ bị đái tháo đường.
  • Ít hoạt động thể lực hoặc làm công việc văn phòng, ít vận động.
  • Bị cao huyết áp.
  • Có tiền sử bệnh rối loạn mỡ máu.
  • Có bệnh mạch vành, tăng axit uric máu hoặc bị bệnh gout.
  • Những phụ nữ có tiền sử đẻ con to trên 4kg.
  • Những phụ nữ bị đa u nang buồng trứng.
Dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ giới

Nhìn chung, phần lớn các dấu hiệu của bệnh đái tháo đường ở nam giới và nữ giới là giống nhau. Tuy nhiên, có một số triệu chứng đái tháo đường chỉ xuất hiện ở nữ giới:

  • Hay cáu gắt, khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn;
  • Thường có cảm giác khát và đói;
  • Nhiễm trùng da, rối loạn tình dục, các vết thương lâu lành;
  • Nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng âm đạo;
  • Đi tiểu nhiều, thường xuyên bị tê và cảm giác bỏng bàn chân.

Triệu chứng từng loại bệnh đái tháo đường

Triệu chứng giai đoạn tiền tiểu đường

Ở giai đoạn này, triệu chứng của bệnh rất mơ hồ, khó nhận biết. Giai đoạn này có thể xảy ra rối loạn sắc tố da, tức là trên da xuất hiện một số vùng tối. Nếu chú ý ở các vùng da sau gáy, nách, bẹn… sẽ thấy màu da bị sẫm màu hơn. Đây là biểu hiện dễ nhận thấy nhất ở giai đoạn tiền tiểu đường.

Triệu chứng bệnh đái tháo đường type 2

Khi bệnh tiểu đường tiến triển, cơ thể không thể sản xuất insulin dẫn tới tình trạng tăng đường huyết lúc đói. Ở giai đoạn này, bệnh có những triệu chứng ảnh hưởng rõ rệt:

  • Khô miệng, luôn cảm thấy khát nước
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày, đặc biệt là đêm
  • Suy giảm thị lực, mờ mắt
  • Da bị ngứa và khô
  • Giảm cân không có nguyên do.

Những triệu chứng rõ rệt của bệnh tiểu đường: Thường khát nước, giảm cân đột ngột, chân viêm loét

Triệu chứng bệnh đái tháo đường thai kỳ

Thời điểm xuất hiện bệnh thông thường từ tuần mang thai thứ 24 – 28. Phụ nữ mang thai thường có những triệu chứng vài tuần trước hoặc sau giai đoạn này.

Vài phụ nữ có những triệu chứng tương tự như sau khi bị bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2:

  • Thường xuyên khát nước. Thức giấc giữa đêm để uống nước thật nhiều.
  • Đi tiểu ra nhiều nước và có nhu cầu nhiều lần hơn so với nhu cầu của các phụ nữ mang thai bình thường khác.
  • Vùng kín bị nhiễm nấm và không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng các thuốc/kem xức chống khuẩn thông thường.
  • Các vết thương, trầy xước hoặc vết đau khó lành.
  • Sụt cân nặng và mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.

Phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường

Khi có dấu hiệu bị đái tháo đường, người bệnh nên đến ngay các trung tâm y tế chẩn đoán bệnh. Đối với bệnh tiểu đường type 1, bệnh nhân cần phải được điều trị bằng insulin do các tế bào beta không tiết ra được insulin cho cơ thể. Với bệnh type 2, người bệnh cần phải dùng các thuốc hạ đường huyết để cơ thể tăng khả năng sản xuất chất insulin. Lưu ý khi dùng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn tự ý dùng thuốc vì có thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài việc điều trị bằng thuốc theo đơn, bệnh nhân cần kết hợp các phương pháp sau đây để tăng sức đề kháng, nhanh chóng đẩy lùi bệnh.

Điều trị tiểu đường bằng chế độ ăn uống

Người bệnh cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng với số lượng hợp lý. Cụ thể như sau:

  • Giữ lịch các bữa ăn đúng giờ, không bỏ bữa. Chỉ ăn thịt tối đa trong 2 bữa, các bữa còn lại nên bổ sung nhiều rau và ngũ cốc.
  • Không ăn các thức ăn nhiều mỡ. Bệnh nhân nên ăn đồ ít năng lượng như rau, nấm khô, dưa chuột…
  • Làm mọi việc để gây cảm giác ngon miệng.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá nhiều 1 bữa.
  • Chế biến thức ăn dưới dạng luộc và nấu chín, hạn chế rán, chiên, dùng mỡ động vật.
  • Khi cần phải ăn kiêng và hạn chế số lượng, cần phải giảm thức ăn một cách từ từ, theo thời gian. Không ăn kiêng một cách đột ngột sẽ có tác động xấu đến đường huyết. Khi đã đạt được mức yêu cầu cần duy trì chế độ ăn kiêng một cách kiên nhẫn.
  • Hạn chế ăn mặn, tránh rượu bia và thức uống có cồn.

Điều trị đái tháo đường bằng chế độ vận động

Theo khuyến cáo của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới, bệnh nhân đái tháo đường type 2 nên tập luyện 30 – 45 phút mỗi ngày, từ 3 – 5 ngày mỗi tuần hoặc 150 phút/tuần. Loại vận động dẻo dài như đi bộ, chạy, bơi, nhảy dây, đi xe đạp, nên đạt đủ cường độ nhằm làm tăng nhịp tim và tần số hô hấp. Khuyến khích tập luyện đối kháng 3 lần/tuần.

Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn biến chứng, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng, không mang vác vật nặng. Các môn thể thao như bơi lội, đạp xe, chèo thuyền, tập luyện các động tác ngồi tại chỗ, vận động tay phù hợp với giai đoạn này.

Khi xuất hiện các biến chứng bệnh thận, bệnh nhân tiểu đường nên hoạt động từ nhẹ đến vừa, tránh hoạt động cường độ cao. Khi xuất hiện những biến chứng như bệnh võng mạc người bệnh nên chơi các môn thể thao ít tác động lên tim mạch như: Bơi lội, đi bộ, bài tập dẻo dai nhẹ, đạp xe tại chỗ, bài tập sức bền. Tránh các hoạt động cần sức mạnh như cử tạ, chạy bộ, quần vợt, tập luyện dẻo dai mạnh.

Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau, củ, quả

Điều trị bằng thảo dược

Một số thảo dược rất tốt cho người bệnh tiểu đường điển hình như mướp đắng, nha đam, cây cà ri, cây húng quế, lá xoài, nấm lim xanh… Người bệnh có thể kết hợp bổ sung các thảo dược này trong chế độ ăn uống sẽ tốt trong quá trình điều trị.

Nghiên cứu mới đây đăng trên Tạp chí Nghiên cứu và phát triển Quốc tế (International Journal of Innovative Research and Development – IJIRD) cho thấy tinh chất lá xoài có hiệu quả hạ đường huyết gần tương tự meformin – thuốc điều trị “đầu tay” cho bệnh tiểu đường. Lấy 3 – 5 lá xoài non, hãm với một cốc nước sôi, để qua đêm rồi uống vào sáng sớm hôm sau. Nếu lá xoài già thì phơi trong bóng râm hoặc sấy khô, xay thành bột để dùng dần. Mỗi ngày 2 lần, pha cùng nước ấm, uống trước khi ăn. Cách này giúp giảm và ổn định đường huyết, huyết áp sau vài tuần.

Điều trị tiểu đường bằng thuốc

Trong bệnh tiểu đường type 1, cơ thể không thể tiết ra được insulin. Lúc này bệnh nhân cần phải được điều trị bằng insulin.

Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, hiện tượng thiếu chất insulin do bất thường giảm insulin, kháng insulin và tăng sản xuất glucose từ gan. Do đó, chữa bệnh tiểu đường cần phải dùng các nhóm thuốc hạ đường huyết loại uống. Mọi chỉ định về dùng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Phân loại thuốc điều trị đái tháo đường

Ngày nay, có rất nhiều loại thuốc chữa bệnh đái tháo đường với cách thức làm giảm đường máu khác nhau.

  • Thuốc làm tăng nhạy cảm insulin: Biguanide (metformin); thiazolidinedione (rosiglitazone, pioglitazone); ức chế men DPP-IV (sitagliptine); đồng phân của GLP-1 (exenatide).
  • Thuốc gây tăng tiết insulin: Sulphonylurea (glibenclamide; glipizide; gliclazide; glimepiride); glinide (netiglinide; repaglinide).
  • Thuốc làm chậm hấp thu đường glucose/chất béo từ ruột: Thuốc ức chế men tiêu hóa chất bột-đường alpha glucosidase (acarbose); thuốc ức chế men tiêu mỡ lipase (orlistat).
  • Thuốc insulin: Insulin tác dụng nhanh; insulin tác dụng ngắn; insulin tác dụng trung bình; insulin tác dụng chậm; insulin trộn sẵn.
Tác dụng phụ của thuốc điều trị đái tháo đường

Exenatide là thuốc lần đầu tiên được chấp thuận để chữa bệnh tiểu đường type 2 nhờ cơ chế bắt chước tác dụng của hormon incretin. Thuốc làm việc bằng cách tăng bài tiết ISL từ tuyến tụy, làm giảm tác dụng của glucagon. Một số lưu ý khác khi sử dụng loại thuốc này:

  • Thuốc được tiêm tĩnh mạch 2 lần mỗi ngày sau khi ăn.
  • Giúp giảm cân nhanh chóng do giảm thèm ăn.
  • Thuốc có thể gây nôn, buồn nôn, hạ đường huyết, tiêu chảy, đau đầu, đau bụng, tăng tiết mồ hôi…
  • Thuốc exenatide không được kê toa cho người bệnh tiểu đường type 1.

Thuốc tiêm bydureon có tác dụng làm giảm đường huyết ở người lớn mắc bệnh tiểu đường type 2. Không nên chỉ định thuốc tiêm bydureon như là loại thuốc đầu tay trong điều trị bệnh tiểu đường. Do có tác dụng kéo dài, nên chỉ cần tiêm bydureon một lần mỗi tuần và không kết hợp tiêm bydureon với byetta. Ngưng sử dụng bydureon ngay lập tức nếu có cơn đau bụng dữ dội lan ra sau lưng, kèm theo buồn nôn, ói mửa, nhịp tim nhanh.

Cách phòng bệnh đái tháo đường

Hầu hết các yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường đều thuộc về thói quen sống. Do vậy chúng ta có thể phòng ngừa được nếu chúng ta biết thay đổi hành vi, từ bỏ những hành vi có hại dẫn đến nguy cơ bị bệnh đái tháo đường. Cách phòng bệnh đái tháo đường hiệu quả đó là điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao. Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu khác lạ của bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để tiến hành chẩn đoán, tầm soát bệnh đái tháo đường.

Xét nghiệm bệnh tiểu đường để phát hiện bệnh sớm

Tầm soát bệnh đái tháo đường

Xét nghiệm tầm soát bệnh đái tháo đường là một phương pháp phòng ngừa tốt để phát hiện sự phát triển của bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu. Xét nghiệm tầm soát không có mục đích chẩn đoán, xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường không phải lúc nào cũng chính xác. Nếu tại bất kỳ giai đoạn nào của xét nghiệm, bạn không chắc chắn, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn. Bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện các mầm bệnh nguy hiểm sớm.

Các phương pháp tầm soát bệnh đái tháo đường

Các xét nghiệm sau đây đang được sử dụng để chẩn đoán hay phân biệt giữa các loại bệnh tiểu đường:

  • Xét nghiệm peptide: Cho biết có bao nhiêu insulin được sản xuất.
  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Xác định đường huyết đói.
  • Kháng thể GAD: Giúp xác định bệnh tiểu đường type 1 hoặc LADA.
  • Xét nghiệm HbA1c: Còn được biết đến là xét nghiệm A1C, cho biết tình hình kiểm soát bệnh tiểu đường.
  • Dung nạp glucose đường uống: Giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường hoặc đề kháng insulin.
  • Kiểm tra dấu hiệu tiểu đường type 2: Xác định nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2.
Ai nên xét nghiệm đái tháo đường?

Nếu bạn đang ở độ tuổi từ 40 – 74, bạn có thể đi kiểm tra nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và các vấn sức khỏe lâu dài thường gặp khác. Bạn nên xét nghiệm tầm soát nếu có bất cứ triệu chứng nào của bệnh tiểu đường, chẳng hạn như đi tiểu nhiều, khát nước hoặc lơ mơ kéo dài.

Xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường cũng được khuyến khích cho những người có một số yếu tố nguy cơ đối với bệnh tiểu đường type 2 như thừa cân hoặc béo phì, có thành viên gia đình bị tiểu đường type 2. Với phụ nữ mang thai, bạn nên xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường khi mang thai hoặc là vào tuần 24 – 28 của thai kỳ.

Xem thêm: Những dấu hiệu cảnh báo đái tháo đường – Báo Tuổi Trẻ

Chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn có vóc dáng cân đối, tránh béo phì. Béo phì đồng nghĩa với dư thừa chất béo trong cơ thể. Béo phì là điều kiện thuận lợi cho hàm lượng insulin tăng trong máu dẫn đến đái tháo đường.

Một chế độ ăn lành mạnh, bao gồm các loại thực phẩm ít chất béo và calo, ăn nhiều rau xanh, trái cây, nếu ăn thịt chỉ nên ăn thịt nạc. Chất xơ ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, hạ thấp tỷ lệ đường trong máu. Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng trong việc phòng chống bệnh tim mạch. Bạn nên ăn ngũ cốc như là một thành phần chủ đạo trong bữa ăn.

Theo các nhà nghiên cứu khoa học, cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tiểu đường là uống nhiều nước. Bạn nên uống nước nhiều lần trong ngày. Lượng nước trung bình mà cơ thể uống mỗi ngày là 8 ly. Nhưng không nên dùng các loại nước ngọt thay cho nước lọc. Bởi chúng dễ gây béo phì và mất kiểm soát lượng đường trong máu.

Bạn cần xây dựng thói quen ăn uống tốt, dinh dưỡng hợp lý, cụ thể:

  • Luôn duy trì bữa ăn gia đình có không khí vui vẻ, ấm cúng, nên tắt tivi trong khi ăn;
  • Tránh bỏ bữa, hạn chế ăn quà vặt ngoài bữa chính;
  • Giảm lượng thức ăn có nhiều chất béo và đường; ăn nhiều rau, hoa quả khác nhau;
  • Ăn chừng mực, không ăn bữa nào quá no hay quá đói, không ăn thứ gì quá nhiều.

Luyện tập thể dục, thể thao

Luyện tập thể dục thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ béo phì. Thêm vào đó, việc luyện tập đem lại hiệu quả hạ thấp lượng đường và insulin trong máu. Mỗi ngày bạn nên luyện tập khoảng 30 phút. Hãy lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp với sức khỏe như: Đi bộ, đạp xe, bơi lội…

Chơi thể thao đều đặn mỗi ngày, tập thể dục khoảng 1h/ngày, đi bộ từ khoảng từ 5.000 – 10.000 bước chân mỗi ngày, hoạt động thể lực giúp cân nặng ổn định, nâng cao sức đề kháng của cơ thể và cũng đẩy lùi nguy cơ đái tháo đường xa hơn.

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version