Giỏ hàng

Biểu hiện của bệnh tiểu đường type 1,2, thai kỳ – Cách tự phát hiện tại nhà

Biểu hiện của bệnh tiểu đường type 1,2 và phụ nữ mang thai: khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi… Cách thử tiểu đường tại nhà, phát hiện bệnh sớm giúp điều trị tốt hơn.

Biểu hiện của bệnh tiểu đường (bệnh hình thành do sự rối loạn insuline làm tăng đường trong máu) rất rõ ràng nên dễ nhận biết. Việc phát hiện sớm đái tháo đường có thể giúp việc điều trị mang lại hiệu quả cao, tránh những biến chứng đáng tiếc như bệnh tim mạch, mù mắt, ung thư và thậm chí là tử vong.

Khát nước, muốn uống nước liên tục có thể là biểu hiện của bệnh tiểu đường.

Khát nước, muốn uống nước liên tục có thể là biểu hiện của bệnh tiểu đường.

Biểu hiện của bệnh tiểu đường type 1,2 và thai kỳ

Biểu hiện của bệnh tiểu đường ở mỗi độ tuổi, giai đoạn có sự khác nhau nhất định. Để biết chính xác mình hoặc người thân có bị đái tháo đường hay không, và bị ở dạng nào? Bạn có thể tham khảo các triệu chứng dưới đây.

Dấu hiệu bệnh tiểu đường type 1

Tiểu đường type 1 (còn gọi là tuýp hoặc dạng 1) hình thành do tuyến tuỵ không có khả năng sản xuất đủ insulin dẫn tới tình trạng tăng glucose trong máu. Đây là dạng bệnh mãn tính, người mắc phải điều trị bằng cách tiêm insulin hàng ngày.

Đối tượng có thể bị tiểu đường type 1?

Bệnh còn được gọi là tiểu đường ở người trẻ. Bệnh có tỷ lệ mắc thấp và thường gặp ở người trẻ dưới 20 tuổi:

  • Trẻ sơ sinh (hiếm gặp);
  • Trẻ nhỏ;
  • Trẻ vị thành niên;
Biểu hiện của bệnh tiểu đường type 1

Nếu phát hiện con trẻ của mình có những dấu hiệu tiểu đường type 1 dưới đây, gia đình nên đưa trẻ đi khám ngay.

Hay đi tiểu – Triệu chứng tiểu đường thường gặp

Khi bị tiểu đường, thận phải làm việc nhiều hơn để đào thải đường. Do vậy, người bệnh sẽ thấy muốn đi tiểu liên tục, đặc biệt là đi tiểu về đêm.
Với người bình thường, số lần đi tiểu trung bình 1 ngày là 8, trong đó 7 lần ban ngày và 1 lần ban đêm. Nhưng với người tiểu đường type 1, một ngày có thể đi vệ sinh 15 – 30 lần, tuỳ theo mức độ của bệnh.

Khát nước liên tục – Dấu hiệu tiểu đường type 1 dễ bị bỏ qua

Đây là biểu hiện của bệnh tiểu đường type 1 điển hình mà bạn không nên chủ quan. Do phải đi tiểu thường xuyên khiến cơ thể người bệnh tiểu đường thường bị mất nước. Điều này khiến họ hay bị khô miệng, cảm thấy rất muốn uống nước thường xuyên. Một ngày, họ có thể uống tới 3 – 6 lít nước.

Thấy đói thường xuyên, ăn rất nhiều – Biểu hiện đái tháo đường loại 1

Sự bất ổn định của insulin khi bị tiểu đường khiến các tế bào không đủ năng lượng làm việc. Do vậy, người bệnh tiểu đường thường xuyên cảm thấy đói và muốn ăn nhiều hơn 25 – 50% so với người bình thường.

Triệu chứng đái đường type 1 giảm cân hoặc tăng cân bất thường 

Phần lớn người tiểu đường type 1 thường có dấu hiệu giảm cân hơn là tăng cân. Do khi bị tiểu đường, cơ thể không nhận đủ dinh dưỡng. Nhưng ngược lại, người bệnh cũng có thể ăn rất nhiều, đặc biệt là đồ ngọt dẫn tới tăng cân một cách nhanh chóng.

Mệt mỏi là dấu hiệu tiểu đường dễ nhầm lẫn

Người bệnh tiểu đường thường có lượng đường trong máu cao nhưng lượng đường trong tế bào lại bị thiếu hụt và bị đói. Do vậy, cơ thể người bệnh thường bị suy kiệt, uể oải. Dù chỉ làm việc nhẹ, người bị tiểu đường cũng thấy rất mất sức, muốn thở hổn hển. Người bệnh cũng thường xuyên cáu gắt hơn so với bình thường.

Thị lực giảm – Biểu hiện của bệnh tiểu đường type 2 hay gặp

Mờ mắt là biểu hiện của bệnh tiểu đường type 2 dễ phát hiện. Lượng glucose trong máu tăng cao gây tổn thương mạch máu nhỏ bên trong võng mạc, khiến chúng rỉ các chất dịch ra ngoài võng mạc, làm mờ mắt. Nếu để lâu không được chữa trị, người bệnh có thể bị mất hẳn thị lực.

Khi bị tiểu đường, các mạch máu trong võng mạc tổn thương gây ra hiện tượng mờ mắt.

Khi bị tiểu đường, các mạch máu trong võng mạc tổn thương gây ra hiện tượng mờ mắt.

Biểu hiện của bệnh tiểu đường type 2

Biểu hiện của bệnh tiểu đường type 2 gần giống với type 1 nhưng tiến triển chậm hơn. Do vậy, người bệnh thường khó phát hiện. Bệnh đái đường loại 2 phổ biến hơn hẳn so với loại 1. Nguyên nhân gây bệnh do di truyền và lối sống thiếu khoa học.

Ai dễ mắc tiểu đường type 2?

Người ở độ tuổi trên 40 có lối sống thiếu khoa học hoặc có người cùng huyết thống ở thế hệ trước thường dễ mắc tiểu đường type 2. Hiện nay, có khá nhiều người trẻ bị căn bệnh này do ăn uống, sinh hoạt tuỳ tiện.

Biểu hiện của bệnh tiểu đường type 2?

Một số triệu chứng đái tháo đường type 2 điển hình tương tự như type 1:

  • Hay thấy đói, muốn ăn nhiều;
  • Hay tiểu, tiểu đêm nhiều lần;
  • Mệt mỏi, dễ cáu gắt;
  • Mờ mắt

Tuy nhiên, bệnh tiểu đường type 2 có một số dấu hiệu khác đặc trưng hơn như:

  • Tăng cân không rõ nguyên nhân (hiếm khi bị giảm cân nhiều như bệnh type 1);
  • Vết thương lâu lành, dễ bị nhiễm trùng;
  • Có một số vùng da bị tối màu ở các bộ phận: nách, bẹn, gáy… Do hiện tượng kháng insulin của cơ thể.
  • Có dấu hiệu tê bì hoặc như kiến bò ở chân hoặc tay thường xảy ra khi bệnh đã nặng;

Tham khảo: Những dấu hiệu của bệnh tiểu đường – Báo VnExpress

Dấu hiệu tiểu đường khi mang thai

Biểu hiện của bệnh tiểu đường khi mang thai gần giống với những dấu hiệu thường thấy ở bà bầu như mệt mỏi, đi tiểu nhiều… Do vậy mà bệnh khó phát hiện, có khả năng dẫn đến các biến chứng như: sản giật, sinh non, băng huyết…

Ngoài việc đi khám thai định kỳ, mẹ bầu nên chú ý những triệu chứng lạ của cơ thể, để có hướng xử lý kịp thời. Hãy đi khám ngay nếu có các biểu hiện:

  • Đi tiểu nhiều hơn hẳn so với trước đó, tăng số lần đi tiểu về đêm;
  • Luôn thấy khát nước;
  • Mệt mỏi quá độ xảy ra thường xuyên;
  • Hay bị nấm, viêm ở vùng kín;
  • Vết xước khó lành hơn bình thường;
  • Tầm nhìn bị mờ;

Cách thử tiểu đường tại nhà

Bên cạnh quan sát biểu hiện của bệnh tiểu đường, thử đái tháo đường tại nhà là phương án mang lại độ chính xác nhất định. Bạn có thể mua que thử tiểu đường, máy đo đường huyết để dự đoán nguy cơ mắc bệnh của mình.

Que thử phát hiện tiểu đường

Bạn có thể mua que thử nước tiểu phát hiện tiểu đường ở hiệu thuốc với mức giá từ 50.000 – 200.000đ. Trên que thử sẽ có các mức glucose cao, thấp và bình thường. Nếu ở mức cao hơn bình thường, kèm với các triệu chứng ở trên rất có thể bạn có nguy cơ mắc đái đường.

Máy đo đường huyết nhận biết tiểu đường

Sử dụng máy đo lượng glucose trong máu là cách dự đoán tiểu đường cho kết quả chính xác tương đối. Bạn nên thử 3 lần trong 3 ngày liên tiếp để đảm bảo kết quả đúng.

Cách thử tiểu đường tại nhà bằng máy đo đường huyết:

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng và lau khô bằng khăn sạch;
  • Lắp kim lấy máu vào đầu bút lấy máu;
  • Bấm nhẹ đầu bút để trích máu;
  • Cho máu vào đầu que thử của máu;
  • Sau 5 – 10 giây máy sẽ hiển thị kết quả;

Nếu bị tiểu đường, kết quả sẽ hiển thị:

+ Nồng độ máu ở mức cao hơn 126mg/dl hoặc 7 mmol/l khi đói;

+ Nồng độ máu ở mức cao hơn 200 mg/dl hoặc 11.1 mmol/l khi no;

Cách thử phát hiện tiểu đường tại nhà bằng máy đo đường huyết khá đơn giản

Cách thử phát hiện tiểu đường tại nhà bằng máy đo đường huyết khá đơn giản

Lưu ý, việc thử nước tiểu, đường huyết tại nhà để dự đoán bạn có bị đái tháo đường hay không chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn vẫn nên đi khám để có kết quả chẩn đoán tiểu đường chính xác nhất.

Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Khi phát hiện biểu hiện của bệnh tiểu đường, bạn nên đi khám và điều trị kịp thời. Bởi hiện nay, chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm được bệnh tiểu đường, đặc biệt là khi bệnh nặng với những biến chứng mất thị lực, ung thư tuyến tuỵ, bệnh tim, bệnh thận… Tuy nhiên, nếu được chữa trị sớm, tiểu đường sẽ được cải thiện và không ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống người bệnh.

Hiện nay, nấm lim xanh là giải pháp được nhiều bác sĩ, thầy thuốc khuyên dùng để phòng và hỗ trợ điều trị tiểu đường. Bởi trong nấm có chứa nhiều dược chất quý như triterpenes, lingzhi – 8 protein, germanium… giúp đào thải cặn bã và kiểm soát đường huyết hiệu quả.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button