Tri Mẫu
Bộ phận dùng: Dùng thân rễ làm thuốc.
Thu hái, sơ chế:
Vào các tháng 3-4, người ta đào lấy thân rễ, rửa sạch phơi hay sấy khô. Thân củ thu hái vào mùa thu hoặc mùa xuân. Sau khi loại bỏ rễ xơ, rửa sạch, phơi khô và ngâm ngập nước, lột vỏ, thái thành lát mỏng và nướng với muối.
Mô tả Dược liệu:
Vị thuốc Tri mẫu là rễ hình khúc dẹt hoặc trụ, hơi cong queo, có khi phân nhánh, dài 3 – 15 cm, đường kính 0,8 – 1,5 cm. Một đầu còn sót lại gốc thân và vết cuống lá màu vàng nhạt. Mặt ngoài có màu vàng nâu đến nâu. Mặt trên của thân rễ có một rãnh lớn và có nhiều đốt vòng xếp sít nhau, trên đốt có nhiều gốc lá còn sót lại màu nâu vàng mọc ra 2 bên, mặt dưới có nếp nhăn và nhiều vết rễ nhỏ hình chấm tròn lồi lõm. Chất cứng, dễ bẻ gẫy. Mặt gẫy màu vàng nhạt. Mùi nhẹ. Vị hơi ngọt, đắng, nhai có chất nhớt.
Tính vị: Ngọt, đắng, tính hàn.
Quy kinh: Phế, vị và thận.
Tác dụng của Tri mẫu:
Tu thận, bổ thùy, tá hỏa, thường được dùng chữa bệnh tiêu khát (đái đường), hạ thuỷ, ích khí. Hiện nay Tri mẫu thường được dùng làm thuốc chữa ho, tiêu đờm, chữa sốt, sốt do viêm phổi.
Chỉ định và phối hợp:
– Bốc nhiệt do khí: Dùng phối hợp với thạch cao dưới dạng bạch hổ thang.
– Ho do nhiệt ở phế hoặc ho khan do thiếu âm: Dùng phối hợp với xuyên bối mẫu dưới dạng nhị mộc tán.
– Thiếu âm ở phổi và thận kèm dấu hiệu nhiệt biểu hiện như sốt về chiều, ra mồ hôi buổi tối và nóng nhẹ lòng bàn tay, lòng bàn chân và ngực: dùng phối hợp với hoàng bá.
– Đái đường biểu hiện như háo khát, đói và đi tiểu nhiều: dùng phối hợp với thiên hoa phấn, ngũ vị tử mạch đông và cát căn dưới dạng ngũ diệp thang.
Liều dùng: Ngày dùng 4 đến l0g dưới dạng thuốc sắc.
Kiêng kỵ: Không dùng khi bị tiêu chảy.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang