Ung thư vòm hầu giai đoạn cuối hay còn được hiểu là ung thư vòm họng giai đoạn cuối, những biểu hiện ung thư vòm hầu giai đoạn cuối của cuối như: Đau đầu, ù tai, ngạt mũi, nổi hạch góc hàm, khàn tiếng… Các triệu chứng dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác, khiến người bệnh không kịp trở tay.
Ung thư vòm hầu giai đoạn cuối – những thông tin cần biết
Giống như các bệnh ung khác, ung thư vòm họng, vòm hầu cũng trải qua rất nhiều giai đoạn. Ung thư vòm hầu giai đoạn cuối là nguy hiểm và khó chữa nhất.
Theo các chuyên gia, ung thư vòm họng gồm 4 giai đoạn. Có tới 70% bệnh nhân ung thư vòm họng chỉ phát hiện mình mắc bệnh khi đã chuyển sang giai đoạn cuối.
Bệnh ung thư vòm hầu giai đoạn cuối có chữa khỏi được không?
Theo dữ liệu của từ AJCC năm 2010, tỉ lệ sống thêm 5 năm của những người được chẩn đoán ung thư vòm họng tại Mỹ hiện nay như sau:
Giai đoạn 1: 72%
Giai đoạn 2: 64%
Giai đoạn 3: 62%
Giai đoạn 4: 38%
Ở giai đoạn đầu người bệnh thường không có biểu hiện rõ rệt, chỉ đến khi bệnh tiến triển đến giai đoạn sau với các triệu chứng nghiêm trọng hơn mới khiến người bệnh không thể chủ quan và phải đến gặp bác sĩ.
Khi bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối, người bệnh thường có một số dấu hiệu đặc trưng như sau:
Ung thư vòm hầu sống được bao lâu? Biểu hiện ung thư vòm họng
Ung thư vòm hầu giai đoạn cuối – Những dấu hiệu nhận biết sớm
Ung thư vòm hầu giai đoạn cuối – Hạch bạch huyết sưng to ở dưới xương hàm
Hạch bạch huyết sưng to là do các tế bào ung thư vòm họng ở giai đoạn cuối phát triển không kiểm soát và xâm lấn vào các hạch bạch huyết.
Các tế bào ung thư tích tụ trong hạch bạch huyết khiến chúng bị sưng tấy, phồng to lên. Kích thước hạch bạch huyết có thể to nhỏ khác nhau không cố định.
Ban đầu sờ vào hạch người bệnh chỉ thấy cảm giác cứng, không thấy bị đau. Sau một thời gian ngắn, hạch bạch huyết có thể bị vỡ, gây chảy máu; lở loét và khiến người bệnh cảm thấy đau đớn.
Ung thư vòm hầu giai đoạn cuối – Chảy máu cam thường xuyên
Hiện tượng chảy máu cam có thể xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu của ung thư vòm hầu. Tuy nhiên, ban đầu máu cam chỉ nhảy ít hoặc chỉ dính một chút máu khi xỉ mũi.
Đến giai đoạn cuối, triệu chứng chảy máu cam sẽ nặng nề hơn. Người bệnh bị mất máu nghiêm trọng, da vàng vọt xanh xao, hoa mắt, chóng mặt, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi thiếu sức sống.
Ung thư vòm hầu giai đoạn cuối – Tai bị điếc
Nếu như ở giai đoạn đầu bệnh nhân ung thư vòm hầu chỉ cảm thấy bị ù tai, nghe kém. Sang giai đoạn cuối, khối u có thể xâm lấn lên vòi nhĩ khiến tai bị điếc hoàn toàn.
Ung thư vòm hầu giai đoạn cuối – Xuất hiện khối u lớn trong vòm họng
Trong giai đoạn cuối, vòm họng người bệnh thường xuất hiện cục u lớn khoảng 6 – 7cm. Khối u quá to gây chèn ép thanh quản, thực quản khiến người bệnh có triệu chứng: đau họng; khó nuốt, nuốt nghẹn, lạc giọng; khàn tiếng, ho nhiều…
Đặc biệt, trong giai đoạn cuối khối u cũng rất dễ bị vỡ khiến họng bị chảy máu và viêm nhiễm.
Ung thư vòm hầu giai đoạn cuối – Đau nhức xương khớp, dễ gãy xương
Các tế bào ung thư vòm hầu trong giai đoạn cuối xâm lấn vào xương tủy khiến người bệnh có cảm giác đau nhức xương khớp, xương giòn, dễ gãy. Các khu vực xương bị ảnh hưởng nhiều nhất là: xương sống, xương sườn, xương chậu…
Ngoài ra, khi bị ung thư vòm hầu giai đoạn cuối, người bệnh có thể có thêm các triệu chứng: đau đầu, tê bì mặt, mí sụp, mắt kém, lác mắt, sưng gan, sưng phổi, sụt cân nhanh chóng…
Liệt các dây thần kinh sọ não: Khi khối u lan vào nền sọ sẽ gây tổn thương các dây thần kinh sọ não.
Xem thêm: http://soha.vn/song-khoe/ung-thu-vom-hong-giai-doan-dau-co-bieu-hien-gi-20150603080817431.htm
Ung thư vòm hầu giai đoạn cuối – Cách phòng bệnh
Dù chưa có cách phòng tránh đặc hiệu căn bệnh ung thư vòm họng này. Nhưng các nhà khoa học vẫn khuyên chúng ta nên có một lối sống sinh hoạt và ăn uống lành mạnh.
– Không hút thuốc lá, thuốc lào
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh. Việc từ bỏ thuốc lá làm giảm đáng kể nguy cơ gây ung thư vòm hầu. Nếu bạn không hút thuốc lá, bạn đã tránh xa được một tác nhân rất lớn gây nên căn bệnh này.
– Hạn chế uống rượu bia và các đồ uống có cồn.
– Hạn chế ăn các món ăn chứa nhiều muối như thịt muối, cá muối.
– Không ăn đồ ăn quá nóng có thể gây tổn thương hầu họng dẫn đến ung thư vòm họng.
– Tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.
Ung thư vòm họng có lây không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Ung thư vòm hầu giai đoạn cuối – Phương pháp điều trị
Theo các chuyên gia, để chữa trị ung thư vòm hầu trong giai đoạn cuối là điều rất khó. Hầu như các phương pháp điều trị chỉ có tác dụng giúp kéo dài thời gian sống sót cho bệnh nhân.
Hiện nay có ba phương pháp được áp dụng là:
- xạ trị;
- Hóa trị;
- Phẫu thuật.
Trong đó xạ trị và hóa trị là hai phương pháp được ưu tiên áp dụng vì ít gây đau đớn hơn. Phương pháp phẫu thuật chỉ dùng để nạo vét các hạch bạch huyết ở dưới hàm.
Có người chỉ sống được 6 tháng, người khác lại sống được cả 5 – 6 năm cũng là chuyện bình thường. Điều quan trọng nhất là bệnh nhân nên lạc quan chữa bệnh. Sự lạc quan cũng là một liều thuốc giúp bệnh nhân sống lâu hơn.
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang