Cà pháo là gì? Tác dụng của quả cà pháo chữa bệnh gì: Lợi tiểu, đau răng, viêm lợi, mụn nhọt,… Cách dùng cà pháo tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của cà pháo. Cách sử dụng cà pháo chế biến, tán bột chữa bệnh. Giá cà pháo bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây cà pháo.
Cà pháo là gì?
Cà pháo còn được biết đến với các tên gọi khác như cà dưa, cà dại hoa trắng,… Trong Đông y, cà được gọi bằng tên vị thuốc là: giả tử, di tử, ải qua.
Cây thuộc chi Cà (Solanum), có tên khoa học là Solanum macrocarpon L.
Đặc điểm của cây cà pháo
Cà pháo là loại cây lưu niên, thân thảo, phát triển tốt nhất ở vùng đồng bằng và đồi núi cao đến 600m. Thân cây cao khoảng 1 – 1,5m, màu tím đen, phân cành nhiều và hóa gỗ ở gốc.
Lá cà mọc đơn lẻ, không có gai, dài 6 – 12cm, cuống lá khoảng 1 – 3cm. Lá cây xẻ thùy, có lớp lông khá dày, gân phụ hình lông chim.
Hoa cà có cuống ngắn, mọc thành cụm từ 2 – 7 bông, màu trắng hoặc màu tím. Cà thuộc loại quả mọng, hình tròn, đường kính khoảng 1,5cm. Quả cà màu trắng có bớt xanh, chứa nhiều hạt nhỏ.
Bộ phận dùng chủ yếu để làm thực phẩm và dược liệu của cây là quả. Quả cà có thể thu hoạch được sau khoảng 80 – 100 ngày trồng.
Thành phần dược chất của cà pháo
Thành phần dinh dưỡng của cà pháo được Bộ Nông nghiệp Mỹ nghiên cứu và phân tích như sau:
Thành phần trung bình trong 100g cà:
- 92g nước
- 1g protein
- 0,2g chất béo
- 0,8g chất xơ
- 2mg phốt pho
- 11mg canxi
- 0,5g khoáng chất
- Chất nhầy
- Ngoài ra, cà còn chứa các chất dinh dưỡng có lợi khác như: Kali, natri, sắt, kẽm, caroten, vitamin B1, B2, C, P.
Tác dụng của cà pháo
Công dụng của cà pháo chữa bệnh cũng như trong ẩm thực đã được biết đến từ lâu. Loại quả này cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và mang lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời cho sức khỏe.
- Quả cà chứa hàm lượng lớn vitamin P, có tác dụng làm vững chắc thành mạch, ngăn ngừa xuất huyết.
- Trong quả cà có nhiều vitamin nhóm B, E giúp chống lão hóa.
- Hoạt chất nightshade soda trong cà giúp ức chế tăng sinh khối u của bộ máy tiêu hóa, chống ung thư. Nước ép từ cà có khả năng ngăn ngừa và chữa trị bệnh ung thư dạ dày.
- Chống ứ đọng cholesterol, có lợi cho tim mạch, huyết áp, ngăn ngừa bệnh béo phì, gút, tiểu đường.
- Lợi tiểu, chống phù nề, hỗ trợ điều trị bệnh thận.
- Trị đại, tiểu tiện ra máu, thổ huyết.
- Trị đau răng, viêm lợi.
- Trị ho khan, ho lâu ngày không khỏi.
- Trị mụn nhọt, viêm mủ da.
- Chữa lành các vết do côn trùng cắn.
Xem thêm:
Cách dùng cà pháo
Cách sử dụng cà pháo chữa bệnh rất tốt nhưng dùng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một vài cách sử dụng loại quả này mà bạn có thể tham khảo.
Cách sử dụng cà pháo chữa bệnh
Cà pháo có vị ngọt, tính hàn, giúp tán huyết, tiêu viêm, lợi tiểu, nhuận tràng, trị thũng thấp độc, ho lao,…rất hiệu quả.
Trị đại, tiểu tiện ra máu, thổ huyết
- Thành phần: 100g quả cà.
- Cách dùng: Phơi khô cà rồi đem nướng cháy, nghiền thành bột mịn. Uống bột cà với nước ấm hàng ngày để có kết quả tốt.
Trị tỳ vị suy yếu, ăn uống kém
- Thành phần: 250g quả cà tươi, thịt lợn, rau tía tô.
- Cách dùng: Nấu cà cùng thịt và gia vị thành dạng canh, dùng liên tục khoảng 3 – 5 ngày. Canh cà giúp hòa vị, kiện tỳ, ăn uống ngon miệng, tiêu hóa tốt hơn.
Bài thuốc lợi tiểu
- Thành phần: Lá cà tươi, lá cây đơn buốt.
- Cách làm: Sắc 2 loại lá này lấy nước uống trong ngày, có tác dụng đào thải độc tố nhanh chóng, lợi tiểu.
Trị đau răng, viêm lợi
- Dùng quả cà muối đốt tồn tính rồi nghiền thành bột mịn. Xát bột cà vào chỗ răng, lợi sưng đau.
- Ngâm núm cà với nước muối qua đêm rồi đem sao khô, tán thành bột mịn. Dùng bột cà xát vào răng giúp giảm đau và chống khuẩn.
Trị ho
- Nấu quả cà tươi với mật ong, ăn 2 lần/ngày sẽ giảm ho hiệu quả.
Trị mụn nhọt, viêm mủ da
- Giã nát lá cà tươi rồi đắp vào những vết thương trên da. Hoạt chất kháng viêm trong lá cà giúp giảm sưng, đau và nhanh lành vết thương.
Cách dùng cà pháo trong ẩm thực
Chế biến cà pháo thành những món ăn dân dã, ngon lành hẳn không còn xa lạ đối với người Việt. Dưới đây là một số cách chế biến quả cà mà các bạn có thể tham khảo.
Cách làm cà pháo muối xổi
Nguyên liệu:
- 1kg cà
- 1 lít nước
- 3 thìa muối
- 2 thìa đường
- 1 thìa mì chính
- Tỏi, riềng
Cách làm:
- Cắt cuống cà rồi rửa sạch, để ráo nước. Có thể đem cà ra phơi nắng cho héo bớt để khi muối giòn hơn.
- Tỏi, riềng đập dập.
- Đun sôi 1 lít nước với phần muối, đường, bột ngọt đã chuẩn bị rồi để cho nguội hẳn.
- Cho cà, tỏi, riềng vào trong bình rồi đổ nước muối đã đun vào. Dùng vỉ nhựa hoặc đĩa chèn lại, đảm bảo cho cà ngập trong nước.
- Cà muối sau khoảng 3 ngày là có thể ăn được. Bảo quản cà trong ngăn mát tủ lạnh.
Chế biến cà pháo om thịt ba chỉ
Nguyên liệu:
- 300g thịt ba chỉ
- 1 bát nhỏ cà đã muối chua
- Hành, tỏi, nước mắm, muối, mì chính, nước hàng
Cách làm:
- Rửa sạch thịt ba chỉ, thái thành các miếng vừa ăn.
- Cà muối bổ làm đôi.
- Chần phần thịt qua nước sôi rồi ướp với 1 chút gia vị và nước hàng cho ngấm.
- Phi thơm hành tỏi rồi cho thịt vào xào đến khi săn lại. Đổ thêm nước và cho cà pháo vào đun cùng đến khi thịt nhừ thì tắt bếp.
Lưu ý: Vì cà có tính hàn nên khi chế biến cần kết hợp với các nguyên liệu, gia vị có tính nóng như tỏi, ớt, gừng, sả để trung hòa.
Xem thêm: http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/nguy-hai-chet-nguoi-tu-mon-ca-phao-khoai-khau-239037.html
Hình ảnh của cà pháo
Tác dụng phụ của cà pháo
Cà pháo có chứa lượng độc tố nhất định, khi sử dụng không đúng cách sẽ gây ra một số tác dụng phụ như sau:
- Ngộ độc solanin khi ăn cà sống.
- Tăng nguy cơ ung thư gan và dạ dày, do quá trình chế biến sai cách khiến các chất dinh dưỡng trong cà bị biến đổi thành chất gây hại.
- Muối cà vào bình nhựa không đảm bảo sẽ sản sinh các axit có hại cho dạ dày.
- Cà khi chín chuyển sang màu đỏ tuyệt đối không được ăn, sẽ gây ngộ độc.
Những người không nên dùng cà pháo
Những đối tượng có bệnh và triệu chứng sau đây không nên ăn cà pháo:
- Người đang ốm: Ăn cà sẽ tăng cảm giác mệt mỏi, khó chịu.
- Phụ nữ mang thai: Hoạt chất trong cà gây tác động lớn đến tử cung. Cà chứa chất độc và có tính hàn nên không tốt cho thai nhi.
- Phụ nữ sau sinh: Ăn nhiều cà muối sẽ gây bất lợi cho quá trình tạo sữa. Hơn nữa, ăn cà có thể gây ho cho cả mẹ và bé, nhức mỏi xương khớp, khí huyết không thông.
- Người bị bệnh tăng nhãn áp.
- Người hư hàn hay bị chướng bụng, khó tiêu.
Xem thêm cách làm cà muối thơm ngon khó cưỡng:
Giá cà pháo bao nhiêu tiền 1kg?
Cà pháo là loại thực phẩm vô cùng quen thuộc nên có thể dễ dàng tìm mua được loại quả này ở nhiều nơi như chợ, cửa hàng thực phẩm, siêu thị,…
Giá của loại quả này trên thị trường dao động trong khoảng 25.000đ – 30.000đ/kg. Giá bán có thể thay đổi tùy theo thời điểm, tuy nhiên quả cà thường có giá không quá đắt.
Để đảm bảo sức khỏe cho người thân và gia đình, nên tìm mua cà ở những cửa hàng bán thực phẩm sạch, uy tín, được kiểm định chất lượng.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về hình ảnh, tác dụng, cách dùng cà pháo. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang