Cải cúc là gì? Tác dụng của cải cúc chữa bệnh gì: dạ dày, huyết áp cao, cảm lạnh,… Cách dùng cải cúc tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của cải cúc. Cách sử dụng cải cúc chế biến món ăn, bảo quản. Giá cải cúc bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cải cúc.
Cải cúc là gì?
Trong số các loại rau cải, cải cúc là loại khá quen thuộc trong đời sống. Đây là cây thảo sống quanh năm vì được trồng thường xuyên để cung cấp thực phẩm cho con người.
Cải cúc là cây gì?
Cải cúc còn được gọi là rau cúc, cải tần ô hay rau tần ô. Tên khoa học của nó là Glebionis coronaria.
Đặc điểm cây cải cúc
Rau tần ô có vị ngọt nhẹ, hơi đắng, the, tính mát nên rất dễ ăn và tốt cho sức khỏe. Lá của nó xẻ thành nhiều nhánh nhỏ, ôm vào thân. Hoa mọc lên ở nách lá, có màu vàng sẫm và mùi thơm. Cải tần ô nở hoa rộ từ tháng 1 – 3.
Thành phần dược chất của cây cải cúc
Rau cải cúc được biết đến là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Không chỉ giàu protein, vitamin, phốt pho, sắt,… loại cây này còn chứa nhiều tinh dầu, choline và các axit amin. Trong số 20 axit amin thiết yếu cho cơ thể, cải cúc chứa tới 8 loại quan trọng. Các loại axit amin tập trung ở hoa tần ô là leucine, lysine, threonine và phenylalanin.
Rau tần ô rất phù hợp khi chế biến và kết hợp nấu với nhiều loại thực phẩm. Thành phần tinh dầu trong rau tần ô cùng với chất xơ giúp thải khí thừa trong dạ dày và tốt cho đường tiêu hóa.
Tác dụng của cây cải cúc
Rau tần ô mang đến nhiều công dụng bất ngờ trong điều trị các căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn và hệ thần kinh,…
Cây cải cúc có tác dụng gì: chữa bệnh dạ dày, lạnh bụng
Nếu bạn đột nhiên bị tiêu chảy vào những ngày trời lạnh thì có thể bụng hoặc dạ dày của bạn bị lạnh. Cách chữa trị hiệu quả là bạn nên sử dụng rau tần ô. Trong bữa ăn hằng ngày, nấu tần ô kết hợp với các món ăn khác để cải thiện tình trạng và giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Tác dụng cây cải cúc chữa huyết áp cao
Cây tần ô rất phù hợp để điều trị chứng huyết áp cao. Bởi đây là loại rau chứa nhiều tinh dầu và axit amin nên có tác dụng làm hạ huyết áp, giảm cholesterol đến mức ổn định. Nếu bạn muốn huyết áp cân bằng nhanh chóng thì có thể sử dụng loại rau này.
Tác dụng của cải cúc giúp giải cảm, trị ho
Trong dân gian, người ta thường dùng rau tần ô để giải cảm, trị ho. Phương pháp này tương đối đơn giản mà lại có hiệu quả nhanh chóng.
Công dụng của cây cải cúc chữa bệnh đau đầu kinh niên
Chữa bệnh đau đầu lâu năm là một trong những công dụng quan trọng của cây tần ô. Theo Đông y, loại cây này có các các chất dinh dưỡng giúp an thần nên hiệu quả trong điều trị bệnh. Ngoài giảm các cơn đau đầu, cây tần ô còn cải thiện triệu chứng mất ngủ, đặc biệt là ở người cao tuổi.
Công dụng của cây cải cúc trong hỗ trợ điều trị ăn không tiêu
Rau tần ô có khả năng giúp kích thích sự ngon miệng cho con người. Ngoài ra, chúng còn giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt bởi chứa lượng chất xơ dồi dào.
Công dụng của rau cải cúc đối với chữa bệnh thiếu sữa sau sinh
Nhiều phụ nữ sau khi sinh em bé thường không đủ sữa cho con bú. Để cải thiện tình trạng, họ nên sử dụng rau tần ô trong khẩu phần ăn hằng ngày. Với cách này, lượng sữa sẽ gia tăng đáng kể.
Cách dùng cây cải cúc
Cây tần ô ngoài dùng để chế biến món ăn như nấu canh, lẩu, luộc thì còn rất nhiều cách sử dụng đem lại hiệu quả cao.
Cách dùng cây cải cúc chữa bệnh đầy bụng, dạ dày
Lấy 250g rau tần ô tươi, cắt ngắn vừa ăn, đem rửa sạch rồi luộc qua vào nước sôi, thêm gia vị như muối, dầu mè,… trộn thành món rau đầy đủ dinh dưỡng.
Cách dùng cây cải cúc chữa bệnh ho
Nguyên liệu:
- 150g rau tần ô.
- 200g phổi lợn.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu, sau đó thái nhỏ thành miếng và nấu thành canh. Bạn cần kiên trì thực hiện theo liệu trình từ 3 – 4 ngày liên tục để có hiệu quả.
Lưu ý: Khi mua cần lựa chọn phổi lợn sạch, còn màu đỏ và tươi ngon. Tuyệt đối không chọn phổi ươn hay bị nhiễm bệnh.
Cách dùng cây cải cúc giải cảm
Khi bị cảm lạnh, bạn có thể áp dụng bài thuốc sau:
Đầu tiên, bạn nấu cháo chín nhừ, đem 150g rau cải cúc tươi rửa sạch và cắt nhỏ vào một chiếc bát. Sau đó, đổ cháo lên trên và trộn đều. Hơi bốc lên từ cháo nóng kết hợp với tần ô sẽ làm bạn giải cảm nhanh chóng.
Cách sử dụng cải cúc chữa bệnh ít sữa sau sinh
Nguyên liệu:
- 300g rau tần ô.
- 150g thịt lợn nạc.
- 50g lạc nhân.
- Gia vị mắm, muối.
Cách tiến hành:
- Rau tần ô đem rửa sạch.
- Giã nhỏ lạc nhân.
- Thịt lợn rửa sạch rồi băm nhỏ và trộn với lạc, gia vị và vo thành viên.
- Sau đó, đặt một lớp tần ô dưới đáy bát và cho thịt vào.
- Tiếp tục rải lớp tần ô khác lên trên rồi hấp cách thủy. Để có hiệu quả chữa bệnh cao, cần thực hiện liên tiếp trong vòng từ 3 – 5 ngày.
Cách sử dụng rau cải cúc chữa bệnh huyết áp cao
Đem 200g rau tần ô tươi rửa sạch, cắt nhỏ và ép lấy nước. Mỗi ngày bạn nên sử dụng 2 thìa nước cốt tần ô pha với nước ấm để uống sẽ giúp huyết áp giảm đến mức ổn định.
Cách sử dụng rau cải cúc chữa bệnh ho khan, ho có đờm
Cách thực hiện: Rửa sạch 120g tần ô tươi, sau đó cắt nhỏ và thêm nước để nấu thành canh. Cho thêm 30ml mật ong và chia làm 2 lần uống.
Cách sử dụng rau cải cúc chữa bệnh đau đầu kinh niên
Dùng 200g tần ô tươi đem nấu thành nước uống hằng ngày. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp sử dụng hơ lá tần ô nóng rồi chườm lên hai bên thái dương khi bị nhức đầu hoặc trước khi đi ngủ buổi tối.
Trong trường hợp không đúng mùa tần ô, bạn có thể dùng loại phơi khô. Để tần ô phơi dùng được lâu và hiệu quả thì nên chọn những cây già, giữa lại cả phần rễ cây.
Cách chế biến canh cải cúc nấu thịt
Nguyên liệu:
- Rau cải cúc: 2 mớ.
- Thịt lợn: 100g.
- Hành tím: 1 củ.
- Gia vị: bột canh, bột nêm, mắm, muối.
- Dầu ăn, nước lã.
Chuẩn bị:
- Rau cải cúc đem rửa sạch, cắt làm đôi với những cây quá dài.
- Thịt lợn đem băm nhỏ hoặc xay nhuyễn. Sau đó, cho ¼ muỗng cà phê bột canh vào ướp cho ngấm gia vị khoảng 10 phút.
- Gừng tươi rửa sạch, thái chỉ, nhỏ.
- Hành tím đập dập.
Cách làm:
- Đặt nồi lên bếp và cho khoảng 2 thìa dầu ăn vào hâm nóng.
- Hành tím cho vào phi thơm. Sau đó, cho thịt vào đảo nhanh tay rồi thêm nước lã, đun sôi. Nêm gia vị cho vừa ăn, khi nước sôi lại thì bỏ rau cải cúc vào và tắt bếp.
Hình ảnh cây cải cúc
Nguồn gốc của rau cải cúc
Rau tần ô là loại cây có nguồn gốc từ Trung Quốc. Từ thời Đường, người dân nơi đây đã sử dụng phổ biến loại rau này. Họ còn gọi cải cúc là “rau Hoàng đế” vì có công dụng tốt cho sức khỏe.
Theo lịch sử Trung Quốc, rau cải cúc được trồng nhiều trong các khu vườn thượng uyển. Các quan đều rất ưa chuộng vì mỗi giai đoạn, tần ô mang đến một vẻ đẹp riêng. Khi còn nhỏ, lá cây có màu xanh nhạt, lớn lên chuyển sang màu sẫm. Hoa có màu vàng bắt mắt khiến các vua yêu thích và duy trì hạt giống từ đó cho đến nay.
Video: Rau tần ô dùng để chế biến các món ăn bổ dưỡng
Những người dùng cây cải cúc
Bà bầu có sử dụng được cây tần ô được không luôn là thắc mắc của nhiều người. Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai có thể dùng loại cây này tốt vì chứa một số chất có lợi cho sức khỏe. Những người bị lạnh bụng, tiêu chảy nên hạn chế ăn rau tần ô.
Giá cây cải cúc
Giá rau tần ô trên thị trường hiện nay rất đa dạng tùy thuộc vào nơi sản xuất và chất lượng sản phẩm. Hiện nay, giá cây tần ô tươi dao động khoảng từ 20.000 – 25.000 đồng/1kg.
Mua cây cải cúc ở đâu?
Rau tần ô rất dễ để mua ở các khu chợ lớn, nhỏ. Tuy nhiên, việc sử dụng rau không rõ xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng sẽ dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Do đó, người tiêu dùng cần cần trọng để tránh mua rau có chứa thuốc bảo vệ thực vật.
Để mua được rau an toàn và chất lượng, tốt nhất là bạn nên đến các siêu thị lớn, uy tín bởi nơi đây sản phẩm được kiểm định chặt chẽ trước khi đưa vào tiêu thụ.
Cách trồng cây cải cúc
Bước 1: Cho đất trồng vào thùng xốp đã được chuẩn bị. Độ dày của đất trồng vào khoảng từ 7 – 10cm.
Bước 2: Bạn có hai cách lựa chọn là gieo hạt thành từng hàng hoặc rải đều hạt lên khắp mặt đất. Với cách đầu tiên, nên chú ý rằng mỗi hàng rau tần ô nên cách nhau từ 5 – 7cm. Còn khi rải hạt thì nên đảm bảo độ thưa để cây hấp thụ đủ ánh sáng.
Bước 3: Sau khi gieo hạt, người trồng cần phủ thêm 1 lớp đất dày lên trên bề mặt khoảng 1 cm.
Bước 4: Nên tưới nước thường xuyên để hạt giống đủ độ ẩm phát triển.
Bước 5: Đậy thùng xốp từ 5 – 7 ngày đầu để cho hạt giống tần ô nảy mầm.
Trên đây là những thông tin cơ bản về tác dụng và cách dùng cây tần ô. Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc.
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang