Cây đại hồi thường dùng chữa nôn mửa và ỉa chảy, bụng đầy trướng, đau ruột sán khí (đau xuyên bụng dưới lên). Còn dùng trị đái nhiều, đái dầm, ngộ độc thịt cá, trị tay chân nhức mỏi.
Tên khoa học: Illicium verum.
Cây đại hồi, hay còn gọi là đại Bất giác hồi hương, bát giác Bất giác hồi hương hương, đại Bất giác hồi hương hương…
Cây đại hồi cho quả là một dược liệu quý. Quả khô làm gia vị rất phổ biến, bên cạnh đó, quả khô của cây đại hồi còn làm một vị thuốc trong đông y từ lâu đời.
Thường dùng chữa nôn mửa và ỉa chảy, bụng đầy trướng, đau ruột sán khí (đau xuyên bụng dưới lên). Còn dùng trị đái nhiều, đái dầm, ngộ độc thịt cá, trị tay chân nhức mỏi.
Người ta cũng dùng quả ngâm rượu làm thuốc xoa bóp ngoài da.
Lá Hồi dùng trị rắn cắn (nhai nuốt nước, lấy bã đắp).
Hồi còn được dùng làm rượu khai vị, làm thơm thuốc đánh răng và gia vị.
Tinh dầu Hồi cũng có tác dụng kích thích, làm dễ tiêu, chống co giật, ức chế sự lên men ruột, gây trung tiện, long đờm và lợi tiểu nhẹ, được dùng chữa đau bụng; là thành phần của thuốc ngậm chữa ho và là thuốc xoa bóp chữa thấp khớp, thuốc chữa đau tai, sát khuẩn, trị bệnh nấm da và ghẻ. Còn dùng làm thuốc diệt rận, rệp và là thành phần của thuốc bơm trừ sâu bọ cho gia súc.
Thành phần hoá học:
Quả chứa chủ yếu là tinh dầu (9 – l0%); thành phần chính của linh dầu là anethol, α-pinen, limonen,β-phellandren, a-terpineol, farnesol và safrol. Ngoài ra, còn có chất nhầy, tanin, chất dầu và đường.
Theo đông y:
Đại hồi có vị cay, ngọt, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng trừ đàm, khai vị, kiện tỳ (kích thích bộ máy tiêu hoá), tiêu thực, giảm co bóp trong dạ dày và ruột, lợi sữa, trừ phong, giảm đau, sát trùng.
Thường dùng hiện nay làm thuốc giúp sự tiêu hoá ăn uống không tiêu, nôn mửa đau nhức tê thấp. Mỗi ngày dùng 4 đến 8g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài ngâm rượu xoa bóp chữa đau nhức, tê thấp.
Thu hái và chế biến: Thu hái vào mùa thu. Phơi khô (tránh làm gãy cánh). Để nguyên dùng hoặc cất lấy tinh dầu. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi.
Lưu ý:
Người âm hư, hỏa vượng không dùng
Dùng liều cao độc với thần kinh, với hiện tượng say, tay chân run, sung huyết não và phổi, trạng thái ngây có khi tới co giật như động kinh.
Cây Hồi núi (Illicium griffithii Hook. et Thoms.) có tinh dầu Hồi núi thoảng mùi hạt tiêu. Trong Hồi núi có chất độc nên không dùng.
Một số bài thuốc từ cây đại hồi:
- Cảm hàn, đau bụng thổ tả: Dùng Hồi hương tán bột uống mỗi lần 2g với rượu, ngày uống 3,4 lần. Hoặc dùng tinh dầu Hồi uống mỗi lần 4 giọt, ngày uống 3-4 lần.
- Hôi miệng, thở hôi: Dùng hoa Hồi nhai nuốt, mỗi ngày vài cánh.
- Đau lưng: Hồi (bỏ hạt) tẩm nước muối sao, tán nhỏ, mỗi lần dùng 6-10g với rượu. Ngoài dùng lá Ngải cứu chườm nóng vào lưng.
- Chữa cổ trướng và thũng trướng mạn tính: Dùng Hồi hương 2g và hạt Bìm bìm 8g, tán bột, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Uống trong 3-4 ngày liền.
- Đại tiểu tiện không lợi: Hồi và Bìm bìm như trên tán bột mỗi lần uống 4g với nước gừng.
Mua bán dược liệu:
Giá bán tham khảo: 140-160k/kg
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang