Giảo cổ lam là cây gì? Tác dụng của giảo cổ lam chữa bệnh gì: giảm cân, chữa huyết áp cao, tim mạch. Cách dùng giảo cổ lam tốt, tránh tác hại của giảo cổ lam. Cách sử dụng giảo cổ lam chế biến sắc nấu uống trà giảo cổ lam. Giá giảo cổ lam bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu? Hình ảnh giảo cổ lam cách nhận biết cây giảo cổ lam thật giả.
Giảo cổ lam là cây gì?
Giảo cổ lam là loài cây thuộc họ bầu bí có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum. Từ thế kỉ 16,17, giảo cổ lam đã được sử dụng rộng rãi trong cung đình Trung Quốc. Khi đó, giảo cổ lam được dùng như một loại thảo dược để dưỡng nhan và kéo dài tuổi thọ. Do đó, giảo cổ lam còn có nhiều tên gọi khác: cỏ trường thọ, ngũ diệp sâm, thất diệp đảm, …
Ở Nhật Bản, giảo cổ lam còn được gọi với cải tên “phúc ẩm thảo”. Đây là tên được đặt bởi một bộ lạc vùng núi cao. Người của bộ lạc này uống trà giảo cổ lam hàng ngày và có tuổi thọ trung bình lên đến 98 tuổi.
Ở Việt Nam, giảo cổ lam tự nhiên được phát hiện trên núi Fansipang từ năm 1997. Phát hiện này được thực hiện bởi giáo sư , tiến sĩ Phạm Thanh Kỳ. Sau đó, đã có nhiều công tình nghiên cứu về loại cỏ này được thực hiện. Các công trình nghiên cứu đó đã chứng minh rằng giảo cổ lam có đến 100 loại saponin – hoạt chất có cấu tạo giống nhóm dammaran trong nhân sâm. Chất này có khả năng giảm cholesterol, ngăn chặn tình trạng xơ vữa động mạch, ổn định huyết áp.
Với những ưu thế trên, giảo cổ lam đã nhanh chóng trở thành loại thảo mộc được săn đón hàng đầu Việt Nam.
Mô tả cây giảo cổ lam
Giảo cổ lam là loại cây thân mảnh, có tua cuốn đơn giữa các kẽ lá để leo, hoa đơn tính khác gốc (cây đực và cây cái khác biệt)
Lá giảo cổ lam có hình chân vịt, cành hoa có hình sao, tách biệt. Cụm hoa có hình chùy, gồm nhiều hoa nhỏ màu trắng. Cánh hoa rời nhau, xòe như hình ngôi sao, bao phấn thành đĩa, bầu hoa có 3 vòi nhụy. Quả giảo cổ lam hình cầu, đường kính 0,5 – 1cm, có màu đen khi chín.
Giảo cổ lam mọc ở đâu
Giảo cổ lam mọc tự nhiên ở độ cao 1000 – 2000m, đặc biệt là những nơi có rừng thưa, ẩm. Vùng rừng núi một số nước châu Á: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, … là nơi tập trung nhiều giảo cổ lam nhất.
Ở Việt Nam, giảo cổ lam tự nhiên được phát hiện nhiều nhất ở Hòa Bình và Lào Cai. Tuy nhiên, do có giá trị kinh tế cao nên cây này đang được trồng tập trung ở nhiều tỉnh. Hòa Bình, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, … là những tỉnh trồng nhiều giảo cổ lam nhất Việt Nam.
Giảo cổ lam có mấy loại?
Giảo cổ lam có nhiều loại nhưng không phải loại nào cũng có tác dụng làm thuốc được. Căn cứ vào ngoại hình và giá trị dược liệu mà người ta phân giảo cổ lam thành 3 loại chính là: giảo cổ lam 3 lá, giảo cổ lam 5 lá và giảo cổ lam 7 lá.
Có các loại giảo cổ lam tuy không độc nhưng giá trị dinh dưỡng trong cây lại không cao. Vậy loại giảo cổ lam tốt nhất là loại nào?
Giảo cổ lam 3 lá
Giảo cổ lam 3 lá là loại giảo cổ lam mà một chẽ lá chỉ có 3 phiến lá, dây thân khá to. Nếm cây tươi có vị hơi ngọt, không đắng. Tuy nhiên, khi phơi khô thì không có mùi thơm, pha thành trà vị rất nhạt, không đắng.
Loại giảo cổ lam này tác dụng dược lý không nhiều, ít dùng trong y học. Giá trị chữa bệnh của giảo cổ lam ba lá vẫn còn đâng trong quá trình nghiên cứu. Trong cuôc sống, người ta ít sử dụng loại giảo cổ lam này làm trà do mùi vị của nó không thơm ngon như loại giảo cổ lam 5 lá.
Giảo cổ lam 5 lá
Đây chính là loại giảo cổ lam được sử dụng nhiều nhất trong cả y học và cuộc sống hàng ngày. Loại giảo cổ lam này có dây thân nhỏ, một chẽ lá có 5 phiến lá, khi nếm cây tươi thấy vị đắng. Khi phơi khô, cây này có mùi thơm đặc trưng, pha thành trà có vị hơi đắng, ngọt ở cuống họng, rất dễ uống.
Điều kiện sinh sống của loại cây này tương đối khắc nghiệt. Chủ yếu mọc trên vùng núi đá vôi cao 1000m, không mọc trên đất thường.
Khi nghiên cứu về công dụng, dược tính, giảo cổ lam 5 lá cũng được nghiên cứu đầy đủ, bài bản nhất. Do đó, bài viết này chỉ trình bày công dụng, cách sử dụng của giảo cổ lam 5 lá.
Giảo cổ lam 7 lá
Giảo cổ lam 7 lá là loại giảo cổ lam có dây lớn, một chẽ lá có 7 phiến lá. Khi tươi nếm có vị đắng, không ngọt. khi phơi khô, giảo cổ lam 7 lá không có mùi thơm. Pha thành trà không thơm, vị trà rất đắng và khó uống ít được người dân sử dụng.
Giảo cổ lam 7 lá mọc hoang rất nhiều ở vùng đồi núi, kể cả ven đường và bụi dậm. Ở Sapa thất diệp đảm mọc nhiều như cỏ dại. Người dân ở đây phải cắt bớt để phòng việc cây này mọc lấn vùng trồng các cây khác.
Tác dụng dược lý của giảo cổ lam 7 lá vẫn đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay, dược hiệu của cây này được biết đến rất ít. Trên thế giới, hầu như không quốc gia nào dùng loại giảo cổ này để uống trà, làm thuốc (trừ Việt Nam).
Trồng trọt giảo cổ lam
Giảo cổ lam là loại thảo mộc quý, tuy nhiên điều kiện sinh sống lại rất khắc nghiệt. Cây này chỉ sống trên vùng núi đá vôi có độ cao hàng ngàn mét. Hiện nay, cây được nhân giống và trồng tập trung ở nhiều tỉnh miền núi nước ta.
Vào tháng 8 hàng năm, khi quả cỏ trường thọ chín, tiến hành thu hoạch quả. Những quả có chất lượng tốt được lựa chọn để tách lấy hạt. Sau 4 ngày ủ, hạt được đem ra gieo. Đất gieo hạt cỏ trường thọ phải là đất có độ mùn cao, được trộn với đá nghiền sao cho giống với đất đá vôi tự nhiên. Khi trồng giảo cổ lam phải lên luống cao 25-30cm, rộng 1-1,2m.
Thời gian trồng cỏ trường thọ tốt nhất là vào tháng 1 và tháng 2. Sau 4-5 tháng là có thể thu hoạch dược liệu. Khi thu hoạch, cắt toàn bộ cây, chỉ để lại 20 – 30 cm phần gốc cây để cây tái sinh cho thu hoạch lứa sau.
Không thu hoạch sau những đợt mưa nhiều ngày, cây sẽ nhiều nước, lâu khô, giá trị dược liệu thấp. Nên thu hoạch vào những ngày thời tiết có nắng và nắng to. Khi đó, cây khô nhanh, ít nước, giá trị dược liệu cao và có màu xanh rất đẹp.
Nên thu hoạch ít nhất 3 tuần sau khi bón phân. Không thu hoạch ngay sau khi bón phân vì khi đó cây chứa rất nhiều đạm nitrat, ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu.
Cách chế biến giảo cổ lam
Điều quan trọng nhất của thảo dược trước tiên phải là “sạch”. Sạch ở đây là không tồn dư hóa chất, chế biến sạch và bảo quản sạch. Cách chế biến thảo dược như thế nào là tốt là câu hỏi của nhiều người đang quan tâm.
Sơ chế giảo cổ lam tươi
- Giảo cổ lam sau khi được thu hái từ vùng núi đá tự nhiên về, công đoạn đầu tiên là loại bỏ những tạp chất lẫn trong cây giảo cổ lam (chủ yếu là thân, lá cây khô bám theo do ngũ diệp sâm có tua cuốn vào thân cây khác).
- Thái nhỏ thành từng đoạn. Tùy vào sở thích của khách hàng mà có thể thái thành các đoạn nhỏ từ 2 – 4 cm.
Sao khô giảo cổ lam bằng lò quay
- Để giữ được hương thơm và màu xanh tự nhiên khi pha, giảo cổ sẽ được sao khô bằng lò quay. Ngũ diệp sâm sau khi được thái nhỏ sẽ được đưa vào lò quay (mỗi mẻ từ 3 – 5kg tươi tùy thuộc và kích thước lò). Khi đợt thứ nhất gần khô, đổ ra ngoài hong cho bay hết hơi nước còn sót lại. Tiếp tục cho đợt thứ hai vào lò, khi đợt thứ hai đạt được độ khô giống đợt thứ nhất. Lúc này, dồn 2 đợt vào và sao nhỏ lửa cho đến khi ngũ diệp sâm khô hẳn (Bẻ thân giảo cổ thấy giòn và có mùi thơm).
- Sau khi sao xong, để ngũ diệp sâm cho đến khi nguội hẳn. Bảo quản bằng túi kín 2 lớp để tránh không khí tiếp xúc sẽ ảnh hưởng đến hương vị cũng như chất lượng.
Thành phần hóa học của giảo cổ lam
Cỏ trường thọ có thành phần chính là flavonoit và saponin. Theo nghiên cứu, lượng saponin có trong cỏ trường thọ gấp 3 – 4 sượng saponin có trong nhân sâm. Cỏ trường thọ có hơn 100 loại saponin cấu trúc triterpen kiểu dammaran, trong đó có nhiều loại giống với tam thất bắc và nhân sâm.
Flavonoid trong cỏ trường thọ có tác dụng sinh học cao và là chất chống lão hoá mạnh. Ngoài ra cỏ trường thọ còn chứa các acid amin tan trong nước, vitamin và khoáng chất Zn, Mn, Fe,…
Trà giảo cổ lam chữa bệnh gì ?
Với những thành phần hóa học trên, giảo cổ lam có rất nhiều tác dụng chữa bệnh. Cỏ trường thọ có tác dụng giảm mỡ máu, bảo vệ tế bào gan và làm tăng tiết mật. Ngoài ra, cỏ trương thọ còn có tác dụng trong chống lão hóa, chống suy thoái tế bào, giảm cân, …
Các tài liệu y học cổ truyền Trung Quốc ghi lại rất nhiều tác dụng và các bài thuốc sử dụng cỏ trường thọ. Hiện nay, loại thảo mộc này cũng được nghiên cứu rất nhiều bởi các chuyên gia.
Trà giảo cổ lam hạ mỡ máu, giảm cholesterol trong máu.
Cỏ trường thọ có chứa một lượng lớn các chất saponin. Các chất này đã thu gom lượng mỡ thừa trong máu và chuyển hóa thành năng lượng. Các saponin này có tính “tẩy rửa” mạnh đối với chất béo và làm giảm độ nhớt của máu.
Các nghiên cứu đã chứng minh cỏ trường thọ có khả năng ức chế tăng cholesterol lên đến 70-80% theo cả hai phương pháp ngoại sinh và nội sinh
Do vậy thường xuyên uống giảo cổ lam sẽ giúp lưu thông mạch máu, các mảng xơ vữa trong lòng mạch cũng bị bào mòn dần, tăng cường máu lên não.
Giảo cổ lam có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Các chất trong cỏ trường thọ không chỉ có tác dụng làm sạch cholesterol xấu trong máu, mà còn ổn định đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2. Các nhà khoa học đã phát hiện một saponin mới trong cỏ trường thọ và đặt tên là Phanoside. Chất này có khả năng kích thích tạo insulin giúp ổn định đường huyết.
Điều đặc biệt đối với cỏ trường thọ là khi nồng độ đường trong máu ở mức bình thường, cỏ trường thọ hầu như không làm hạ đường huyết. Loại thảo mộc này chỉ làm giảm đường huyết trên đối tượng có nồng độ đường huyết cao.
Do đó, những người có nồng độ đường huyết không quá cao cũng có thể uống cỏ trường thọ mà không cần lo lắng bị hạ đường huyết một cách không kiểm soát được.
Trà giảo cổ lam tăng cường hệ miễn dịch
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tìm ra Polysaccharid – một loại đường thiên nhiên là chất làm tăng mạnh khả năng miễn dịch có trong cỏ trường thọ. Điều này giải thích kinh nghiệm dùng cỏ trường thọ cho người bệnh ung thư của người dân Nhật Bản và Trung Quốc.
Ở nước ta, bộ môn Miễn dịch, Đại học Y Hà Nội cũng đã chứng minh khả năng làm tăng miễn dịch của loại cây này. Flavonoid có trong cỏ trường thọ là chất chống oxy hóa mạnh có khả năng tăng cường hệ miễn dịch. Thường xuyên sử dụng cỏ trường thọ có thể đẩy lùi nhiều loại bệnh tật.
Tác dụng của giảo cổ lam chữa ung thư?
Khả năng chống lão hóa, chống oxy hóa của cỏ trường thọ làm tăng đề kháng cho nhiều tế bào. Khi tế bào khỏe mạnh, có sức đề kháng cao, quá trình đột biến tế bào hay hủy hoại tế bào đều bị ngăn chặn. Theo đó, phòng ngừa nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư. Nói cách khác, sử dụng cỏ trượng thọ hàng ngày giúp phòng ngừa ung thư.
Đối với người bệnh ung thư, tăng sức đề kháng cho tế bào sẽ ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thư, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
GS.TS Phạm Thanh Kỳ đã chứng minh chiết xuất cỏ trường thọ có tác dụng ngăn ngừa và ức chế sự phát triển tế bào ung thư một cách rõ rệt trong thí nghiệm với chuột.
Tác dụng của trà giảo cổ lam chống lão hóa
Trà giảo cổ lam có khả năng làm chậm lại quá trình lão hóa của cơ thể. Ngoài ra, uống trà giảo cổ lam còn khiến não bộ được thư giãn, bớt căng thẳng. Do đó, đối với chị em phụ nữ, uống trà cỏ trường thọ còn được coi như một cách làm đẹp tự nhiên và đơn giản.
Đối với người già, khả năng chống lão hóa của cỏ trường thọ giúp cơ thể chậm già hơn. Đặc biệt là với các cơ quan như não, mắt hay tai. Chứng hay quên, lú lẫn của họ cũng được cải thiện đáng kể.
Công dụng của giảo cổ làm làm tăng lực
Các nhà khoa học đã chứng minh cỏ trường thọ có khả năng tăng lực co cơ đến 11,112kg. Khả năng tăng lực này của cỏ trường thọ còn mạnh hơn cả Quercetin và phylamin. Phát hiện này về cỏ trường thọ rất có lợi cho việc nâng cao thành tích của các vận động viên thể thao. Ở Nhật Bản và Trung Quốc, cỏ trường thọ được gọi với tên là “doping thiên nhiên”.
Tác dụng của giảo cổ lam giảm béo
Tác dụng giảm béo của giảo cổ lam là nhờ có hoạt hóa men AMPK có trong cây này. Đây là loại men có khả năng biến đổi năng lượng, thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo. Từ đó, chuyển hóa đường đạm, giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể.
Tuy nhiên cỏ trường thọ chỉ làm giảm luợng mỡ thừa tích ở đùi, bụng và nội tạng. Do tăng cường chuyển hoá mỡ nhưng lại làm trọng lượng cơ bắp tăng lên nên cỏ trường thọ chỉ giảm cân tốt ở những người béo. Còn ở những người bình thường, sử dụng giảo cổ lam giảm béo phải được kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện khoa học mới có kết quả tốt.
Trà giảo cổ lam có tác dụng giải độc gan
Giảo cổ lam có tính mát nên thanh nhiệt giải độc rất tốt, nhất là đối với gan. Công dụng làm giảm mỡ trong nội tạng của cỏ trường thọ cũng được áp dụng với gan. Từ đó, cỏ trường thọ có thể phòng ngừa gan nhiễm mỡ, viêm gan và các bệnh ở gan.
Một nghiên cứu đã chứng minh, 100 bệnh nhân viêm gan B dùng cỏ trường thọ trong hai tháng, các triệu chứng viêm gan B đã có những chuyển biến rất tích cực.
Những người sử dụng bia, rượu thường xuyên nên uống cỏ trường thọ hàng ngày để giảm các tác hại do các chất này gây ra với gan. Người bình thường dùng cỏ trường thọ cũng có thể hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh về gan.
Tác dụng của giảo cổ lam cải thiện chất lượng giấc ngủ
Giấc ngủ là một phần rất quan trọng trong cuộc sống. Đối với người bình thường, giấc ngủ ngon giúp cơ thể khỏe mạnh. Đối với người già, ngủ ngon giấc sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh hay quên, đãng trí. Uống trà ngũ diệp sâm hằng ngày tăng cường lượng máu lên não, giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Cỏ trường thọ cũng rất tốt cho hệ thần kinh. Các chứng đau đầu, thiếu máu não, tức ngực cũng được cải thiện rất tốt sau khi dùng cỏ trường thọ.
Đối tượng sử dụng trà giảo cổ lam
Với tác dụng là một loại dược liệu, dù có phổ biến đến đâu, cỏ trường thọ cũng có đối tượng sử dụng của nó. Những trường hợp nào nên sử dụng cỏ trường thọ, trường hợp nào nên hạn chế sử dụng cỏ trường thọ, ai không nên dùng cỏ trường thọ ?
Ai nên uống trà giảo cổ lam ?
Giảo cổ lam nhìn chung lành tính, có thể sử dụng cho nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi khác nhau. Với những tác dụng chữa bệnh nói trên, những đối tượng sau đây nên sử dụng cỏ trường thọ:
- Người huyết áp cao, thiểu năng tuần hoàn não nên sử dụng giảo cổ lam.
- Người có tiền sử bệnh về tim mạch, mỡ máu nên uống trà giảo cổ lam thường xuyên.
- Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có thể sử dụng cỏ trường thọ
- Người bị béo phì dùng cỏ trường thọ rất tốt
- Những người hay căng thẳng, mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, khó ngủ có thể dùng giảo cổ lam
- Giảo cổ lam rất tốt cho bệnh nhân bị di chứng sau tai biến mạch máu não
- Những người muốn tăng cường sức đề kháng có thể uống cỏ trường thọ.
Những người không nên dùng giảo cổ lam
Giống như các loại thảo mộc, thảo dược khác, giảo cổ lam cũng có những tác dụng phụ khiến một vài trường hợp không nên dùng. Những đối tượng sau phải thận trọng khi dùng giảo cổ lam:
- Người mắc các chứng hư hàn (triệu chứng: chân tay lạnh, chịu lạnh kém, hay mệt mỏi, đổ mồ hôi, …) không nên dùng cỏ trường thọ
- Người bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên dùng cỏ trường thọ.
- Người hay bị hạ đường huyết, huyết áp quá thấp phải thận trọng khi dùng giảo cổ lam.
- Cỏ trường thọ có khả năng hoạt huyết mạnh và chứa saponin nhân sâm nên phụ nữ có thai, cho con bú không nên dùng.
- Phụ nữ đang trong kì kinh nguyệt nên tránh dùng cỏ trường thọ.
- Trẻ em dưới 6 tuổi không nên dùng cỏ trường thọ
Cách sử dụng giảo cổ lam
Cỏ trường thọ có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, dùng như thế nào, liều lượng bao nhiêu để mang lại hiệu quả không phải ai cũng biết. Ngoài việc dùng pha trà uống hàng ngày, cỏ trường thọ có thể kết hợp với các loại thảo dược khác sắc thành nước uống tùy theo mục đích.
Hầu như ai cũng biết cách nấu trà, nhưng nấu thế nào cho ngon khiến cỏ trường thọ phát huy tốt nhất công dụng không dễ. Để làm được điều đó, cần chú ý những điều sau:
- Chuẩn bị lượng trà vừa đủ, tùy theo khầu vị của từng người mà pha đặc hoặc loãng.
- Nước pha trà cần phải sôi thật già nếu không sẽ mất đi vị của cỏ trường thọ
- Tráng ấm pha trà thật sạch và làm nóng ấm. Nếu thích uống nóng có thể luộc ấm trong nước nóng trước. Đây là bước đơn giản nhưng có tác dụng làm cho ấm trà ngon hơn, mọi người hay bỏ qua.
- Cho cỏ trường thọ vào trong ấm, rồi rót nước ngập trà. Đậy nắp, dùng tay lắm lắc ấm trà, rồi đem bỏ nước đó đi. Đây là bước tráng trà, bước này sẽ quyết định vị ngon của ấm trà.
- Đổ nước sôi đầy ấm trà, đậy nắp đợi khoảng 3 phút là có thể uống được.
Cách dùng giảo cổ lam kết hợp cây xạ đen, cà gai leo
Nguyên liệu cho ấm trà dành cho 1 người trong một ngày bao gồm: cỏ trường thọ và xạ đen mỗi loại 30g, cà gai leo 20g, 2l nước sạch. Rửa sạch các vị thuốc trên, cho vào nồi, đổ nước và đun lửa nhỏ khoảng 2 tiếng. Dùng nước sắc được uống trong ngày.
Ngũ diệp sâm kết hợp với cây xạ đen, cà gai leo tạo nên nước uống thơm ngon, bổ dưỡng. Loại trà này giúp tăng cường sức khỏe, phòng chống ung thư . Ngoài ra còn ngăn ngừa tiểu đường, viêm gan B, men gan cao, tăng cường sức đề kháng…
Trà ngũ diệp sâm là vị thuốc hỗ trợ điều trị bệnh nên cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng mới đem lại hiệu quả tốt.
Tác dụng phụ của giảo cổ lam
Cỏ trường thọ vị thuốc lành tính nên cách sử dụng đơn giản nhất là nấu nước uống trà hàng ngày. Tuy nhiên tùy thuộc vào cơ địa của từng người, vị thuốc này gây ra những tác dụng phụ khác nhau. Để thảo dược quý này đem lại hiệu quả cao nhất và không gây phản ứng phụ,người dùng cần nắm một số quy tắc sau.
Dùng giảo cổ lam gây khó ngủ ?
Cỏ trường thọ có tác dụng cải thiện giấc ngủ, nhưng khi uống trà cây này vào thời gian trước khi ngủ sẽ gây khó ngủ, mất ngủ cho người uống.
Nguyên nhân của tình trạng này là do cỏ trường thọ có một vài thành phần giống như nhân sâm. Những chất này có tác dụng làm não bộ tỉnh táo, nhanh nhạy hơn. Do đó, nếu muốn có giấc ngủ ngon, không nên uống trà giảo cổ lam trước khi đi ngủ. Hãy uống nó vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều sau khi ngủ dậy.
Giảo cổ lam gây hạ huyết áp
Cỏ trường thọ có tác dụng hạ huyết áp, giúp ổn định đường huyết qua cơ chế tăng insulin. Do vậy nếu lạm dụng quá mức dễ dẫn tới tình trạng hạ đường huyết đột ngột. Trường hợp này cũng xảy ra với người bị huyết áp thấp.
Do đó, khi sử dụng giảo cổ lam, hãy thận trọng trong liều lượng. Những người bị huyết áp thấp nên dùng trà vào lúc ăn no hoặc thêm gừng để trung hòa.
Uống giảo cổ lam gây đầy bụng
Một số trường hợp bị đầy bụng, đi ngoài sau khi uống cỏ trường thọ. Nguyên nhân là do những người này đã uống trà bị hỏng, biến chất. Trà bị hỏng có thể do nước trà đã được pha quá lâu hoặc lá trà bị mốc, thối.
Cũng giống như các loại trà khác, trà cỏ trường thọ sẽ biến chất khi để quá hạn. Do đó, chỉ uống trà trong ngày và không sử dụng trà khi lá trà có dấu hiệu ẩm, mốc.
Trà giảo cổ lam gây hưng phấn
Triệu chứng của trường hợp này là tăng huyết áp nhẹ , khát nước , khô miệng, nóng người, … Nguyên nhân là do các chất có trong cây này làm tăng sự chuyển hóa cơ thể, tăng lực co cơ. Điều này thường chỉ xảy ra với những người uống cỏ trường thọ lần đầu, cơ thể chưa thích nghi. Chỉ cần uống một cốc nước lọc, sau vài phút, cơ thể tự điều chỉnh lại, các triệu chứng trên sẽ tự biến mất
Lưu ý khi sử dụng trà giảo cổ lam
Gọi là trà nhưng trà cỏ trường thọ cũng là một loại thảo dược. Do đó, người dùng cần nắm rõ cách uống để phát huy được công dụng tốt nhất của nó.
- Nên uống ngũ diệp sâm vào buổi sáng và đầu giờ chiều (vì sẽ làm bạn tỉnh táo, minh mẫn và làm việc tốt hơn.)
- Không nên dùng quá liều hoặc lạm dụng quá nhiều trà cỏ trường thọ trong ngày. Mỗi ngày nên dùng khoảng 70gram giảo cổ lam là hợp lý nhất, không nên dùng quá lượng trên.
- Nên uống trà vào lúc nóng sẽ thơm ngon hơn, dược tính tốt hơn.
- Chỉ uống trà được pha trong ngày bởi để đến ngày hôm sau trà sẽ bị biến chất, có thể gây đầy bụng, tiêu chảy.
- Đối với người bệnh tiểu đường tuýp 2, mỡ máu cao, huyết áp cao, tim mạch… nên uống mỗi ngày tối thiểu 12-30g trà cỏ trường thọ.
- Không nên uống trà vào lúc tối hoặc trước khi đi ngủ. Vì cỏ trường thọ có tác dụng hoạt huyết, khiến đầu óc tỉnh táo gây khó ngủ.
- Trà ngũ diệp sâm tác động vào quá trình chuyển hóa lipid và làm tiêu mỡ thừa nhưng khiến quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn, chóng đói hơn. Vì vậy, người thừa cân, béo phì muốn giảm cân bằng ngũ diệp sâm phải kiểm soát chế độ dinh dưỡng mới có tác dụng.
Xem thêm:
Phân biệt giảo cổ lam thật và giả
Trong thời gian qua, cây thuốc này đang rất được nhiều người tìm mua về sắc nước uống. Do vậy mà có rất nhiều nơi bán loại thảo mộc này. Nhưng lại dễ nhầm với các cây thực vật họ Nho (Vitaceae) hầu như không có lợi, gây tiêu chảy. Để biết đâu là ngũ diệp sâm thật, giả hãy kiểm tra kĩ lưỡng.
Phân biệt giảo cổ lam thật, giả ở dạng tươi
Khi cây còn tươi, cách nhận biết giảo cổ lam thật giả khá đơn giản. Về hình dáng và mùi vị, giảo cổ lam thật (giảo cổ lam 5 lá) rất khác so với những loại thảo dược khác.
Phân biệt giảo cổ lam thật – giả qua hình dáng
- Cỏ trường thọ thật: Thân nhỏ, nách lá có tua cuốn, khi ngắt đứt thân không có nhựa chảy ra
- Cỏ trường thọ giả: hình dáng to, nhìn kĩ nách lá không có tua cuốn, khi ngắt sẽ thấy có nhựa màu trắng chảy ra
Phân biệt giảo cổ lam thật – giả qua mùi vị
- Cỏ trường thọ thật: Giảo cổ lam khi sắc nước uống có hương thơm đặc trưng dễ chịu, có vị đắng, mát dễ uống, ngọt ở cuống họng.
- Cỏ trường thọ giả: Khi lấy 1 dúm nhỏ giảo cổ lam giả để kiểm tra mùi sẽ thấy không có mùi thơm, không có vị đắng, không ngọt ở cuống họng.
Phân biệt giảo cổ lam thật – giả dạng khô
Ở dạng khô, tức khi đã xao thành trà, cỏ trường thọ khó nhận biết hơn ở dạng tươi. Nhưng nếu chú ý một số điểm sau đây thì hoàn toàn có thể nhận biết trà cỏ trường thọ thật.
Phân biệt trà giảo cổ lam thật – giả qua màu sắc
Giảo cổ lam 5 lá thật: Có màu xanh tự nhiên khi sao khô
Giảo cổ lam giả: Không có màu xanh, thường là màu vàng nâu hoặc thâm đen.
Nhận biết trà giảo cổ lam thật – giả qua hình dáng
Giảo cổ lam 5 lá có thân nhỏ, hình thức đẹp mắt, không lẫn tạp chất.
Giảo cổ lam loại giả thường lẫn các tạp chất lạ, thân cây to.
Phân biệt trà giảo cổ lam thật – giả qua mùi vị
Cỏ trường thọ thật khi mở túi bao gói thành phẩm sẽ thấy mùi thơm, pha có vị đắng, dễ uống.
Cỏ trường thọ loại giả sẽ không có mùi thơm hoặc mùi ngái, vị nồng rất khó uống.
Tuy nhiên, trình độ làm giả của các thương lái càng ngày càng tinh vi. Nhiều nơi, họ không bán nguyên cỏ trường thọ giả mà đem trộn lẫn 2 loại thật giả vào nhau. Muốn phân biệt điều này rất khó. Do đó, nên mua cỏ trường thọ tại những địa điểm uy tín để được đảm bảo chất lượng.
Chọn mua được giảo cổ lam chất lượng tốt ở đâu
Mua cỏ trường thọ ở đâu chất lượng là vấn đề nan giải. Mặc dù hiện nay có rất nhiều cửa hàng, hiệu thuốc Đông y, Tây y bán. Tuy nhiên, chỉ có ngũ diệp sâm rừng thực sự mới phát huy hết công dụng của cây thuốc. Vì vậy, nhiều thương lái đã trà trộn các cây thuốc không rõ nguồn gốc bán với giá rất cao.
Trong khi đó, ngũ diệp sâm chỉ mọc ở những vùng núi đá vôi trên cao. Do đó, việc thu hái ngũ diệp sâm rừng khó khăn hơn so với các diệu lược khác. Bởi vậy, người tiêu dùng cần thận trọng trong việc mua ngũ diệp sâm ở đâu thực sự tốt và chất lượng.
Địa chỉ mua giảo cổ lam trên toàn quốc
Giảo cổ lam chỉ được trồng ở một số tỉnh miền núi phía bắc nước ta, tuy nhiên, do có nhiều giá trị dược liệu, là cơ hội làm ăn tốt nên các thương lái đã mang loại thảo dược này đi khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Mua giảo cổ lam ở đâu ở Hòa Bình?
Giảo cổ lam được tìm thấy nhiều nhất ở Hòa Bình, do đó bạn có thể tìm mua dược liệu chất lượng. Hòa Bình là một trong những tỉnh thành có nhiều ngũ diệp sâm tự nhiên nhất. Tuy nhiên, cũng chính bởi sự tin dùng ấy mà nhiều loại ngũ diệp sâm Trung Quốc xuất hiện. Không ít cơ sở vì lợi nhuận mà sẵn sàng bán hàng kém chất lượng đến tay khách hàng. Bởi vậy, để tìm mua được ngũ diệp sâm thật 100% ở Hòa Bình bạn nên chuẩn bị kĩ những kiến thức cần thiết nhất trong việc mua ở đâu tránh bị “qua mặt”.
Mua giảo cổ lam ở Sapa – Lào Cai
Rất nhiều du khách khi đến đỉnh núi Fansipan (Sapa- Lào Cai) đều tìm mua cỏ trường thọ. Có nhiều người tin rằng nơi đây mới có những nơi bán sản phẩm chính gốc. Tuy nhiên, trước những lợi ích mà thảo dược này mang lại cho sức khỏe con người không ít thương lái đã độn giá cao hơn gấp nhiều lần. Thậm chí còn sử dụng những loại sâm 5 lá kém chất lượng để đánh lừa người tiêu dùng.
Chỉ khi chọn đúng ngũ diệp sâm rừng chính gốc mới đem lại công dụng tốt nhất. Do đó, nên đến những địa điểm bán uy tín sẽ giúp bạn an tâm hơn.
Xem thêm: Phép màu cây giảo cổ (Báo dân trí)
Ngoài ra, bạn có thể mua sâm 5 lá ở Cao Bằng và Hà Giang, Thái Nguyên. Tuy nhiên, dù mua ở đâu cũng cần nên tìm đến những cơ sở thực sự uy tín, chất lượng.
Nơi mua bán giảo cổ lam ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh?
Mua ngũ diệp sâm ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM hiện nay khá dễ dàng. Bạn chỉ cần đến hiệu thuốc Đông y lớn hoặc công ty dược phẩm là có thể mua được. Bởi những nơi đó mới biết cách chọn đúng loại chất lượng, được sơ chế và bảo quản đúng cách.
Giá giảo cổ lam bao nhiêu tiền 1kg?
Nắm bắt được giá bán ngũ diệp sâm bao nhiêu tiền 1kg là điều hết sức cần thiết. Việc này sẽ giúp khách hàng tránh được các chiêu trò mà gian thương hay áp dụng trên thị trường.
Giá giảo cổ lam Hòa Bình
Mua ngũ diệp sâm ở đâu Hòa Bình, đảm bảo giá bán phải chăng đang được nhiều người quan tâm. Theo thông tin, giá ở Hòa Bình thuộc loại đắt nhất vì đây là “đất sống” của cây thuốc này. Tuy nhiên, chỉ có loại ngũ diệp sâm rừng mới đắt, trung bình khoảng trên 300.000 VNĐ/kg.
Giá giảo cổ lam tại những nơi khác
Mặc dù mỗi địa phương lại có mức giá bán giảo cổ lam khác nhau do chi phí vận chuyển. Xong, giá chênh lệch ấy cũng không quá nhiều. Ngoài Hòa Bình, bạn có thể mua ngũ diệp sâm ở Sapa, Thái Nguyên… Các loại ngũ diệp sâm ở đây cũng được bán với mức giá từ 200.000 – 250.000 VNĐ/kg. Bên cạnh ngũ diệp sâm rừng, bạn có thể mua ngũ diệp sâm trồng với mức giá rẻ hơn. Giá giảo cổ lam trồng thường được bán cao nhất khoảng 200.000 VNĐ/kg.
Giảo cổ lam có giá dưới 150.000/kg rất khó bao đảm chất lượng sản phẩm. Theo đó, người tiêu dùng phải thật sáng suốt trong việc lựa chọn sản phẩm. Không nên ham rẻ mà mua loại kém chất lượng sẽ không phát huy được tác dụng của trà, gây nên những tác dụng phụ đáng tiếc.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang