Rau muống là gì? Tác dụng của rau muống chữa bệnh gì: Trị thiếu máu, giảm cholesterol, táo bón, tiểu đường,… Cách sử dụng rau muống tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của rau muống. Cách sử dụng rau muống chế biến, sắc nấu uống chữa bệnh. Giá rau muống bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây rau muống.
Rau muống là gì?
Rau muống là loại thực vật nhiệt đới bán thủy sinh. Cây có tên khoa học là Ipomoea aquatica, thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
Đây là một loại rau ăn lá được trồng nhiều ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, nó là một loại rau quen thuộc và rất được ưa chuộng.
Đặc điểm của cây rau muống
Rau muống là cây thân thảo, mọc bò trên mặt nước hoặc trên cạn. Thân cây rỗng, khá dày, có rễ mọc từ các đốt trên thân. Lá rau hình ba cạnh, đầu nhọn hoặc thuôn dài, hẹp.
Hoa của cây khá to, có màu trắng hoặc hồng phớt tím, ống hoa màu tím nhạt, nhị màu trắng. Hoa mọc đơn lẻ hoặc theo cụm 2 bông trên cùng 1 cuống. Quả nang hình tròn, đường kính 7 – 9mm. Quả chứa 4 hạt có lông màu hung nhạt, đường kính khoảng 4mm.
Loại cây này sử dụng phần thân, lá non làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.
Thành phần dược chất của rau muống
Thành phần dinh dưỡng của rau muống được nghiên cứu như sau:
- 92% nước
- 3,2% protit
- 2,5%gluxit
- 1,3% tro
- 1% xenluloza
- Hàm lượng muối khoáng khá cao bao gồm: Canxi, phốt pho, sắt
- Vitamin C, B1, B2, PP
Tác dụng của rau muống
Tác dụng của rau muống đã được nghiên cứu và chứng minh mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Loại rau này vừa giàu dinh dưỡng lại có giá trị dược tính cao nên được sử dụng để chữa trị một số loại bệnh như tiểu đường, thiếu máu, gan,… rất tốt.
Tác dụng của rau muống ngăn ngừa tiểu đường, giảm cholesterol, bảo vệ tim
Tác dụng của rau muống chữa bệnh tiểu đường có được do trong rau chứa phần lớn là nước, chất xơ và vitamin. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, thường xuyên ăn loại rau này sẽ kích thích các chất đề kháng phát triển, chống lại bệnh tiểu đường. Đồng thời, loại rau này còn được sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường ở phụ nữ có thai.
Sử dụng loại rau này trong bữa ăn hàng ngày giúp giảm thiểu cholesterol rất tốt, phù hợp với những người muốn giảm cân. Bên cạnh đó, các hoạt chất trong rau còn giúp hạn chế triglycoside tăng cao.
Trong rau chứa nhiều vitamin khoáng chất giúp làm giảm các gốc tự do, chống oxy rất tốt. Ngoài ra, folate trong rau giúp chuyển đổi homocysteine (hóa chất gây đau tim và đột quỵ). Sử dụng loại rau này thường xuyên sẽ làm giảm huyết áp và bảo vệ tim luôn khỏe mạnh.
Công dụng của rau muống ngăn ngừa ung thư, thiếu máu
Tác dụng của rau muống ngăn ngừa ung thư rất hiệu quả bởi trong rau chứa tới 13 hợp chất chống oxy hóa. Các chất này giúp loại bỏ các gốc tự do, kìm hãm sự phát triển của các tế bào xấu. Đặc biệt, loại rau này có khả năng ngăn ngừa ung thư dạ dày, ung thư vú và ung thư da rất tốt.
Trong lá rau chứa hàm lượng sắt khá cao. Vì vậy, loại rau này rất có lợi cho những người bị thiếu máu hoặc có thể dùng để bổ sung lượng sắt tự nhiên cho phụ nữ mang thai.
Tác dụng của rau muống trị táo bón, tăng cường hệ miễn dịch
Loại rau này rất giàu chất xơ, giúp hỗ trợ và điều trị các bệnh rối loạn tiêu hóa rất tốt. Rau có tính nhuận tràng, phù hợp với những người bị chứng khó tiêu và táo bón.
Ăn loại rau này thường xuyên giúp thúc đẩy xương phát triển, trung hòa và loại bỏ các độc tố, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Ngoài ra, loại rau này còn được sử dụng để điều trị đau răng, đau bụng kinh, chảy máu cam, an thần,… rất tốt.
Xem thêm:
Cách dùng rau muống
Cách dùng rau muống chữa bệnh cũng như chế biến thành các món ăn dinh dưỡng vô cùng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Cùng tham khảo một số cách dùng rau muống hiệu quả nhất.
Cách sử dụng rau muống chữa bệnh
Rau muống có vị ngọt, tính hơi hàn giúp thanh nhiệt, chỉ huyết, lương huyết, thông đại tiểu tiện, lợi thủy và giải độc cơ thể rất tốt. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh mà rau muống làm thành phần chính.
Chữa ợ chua
- Thành phần: 20g rau, 12g vỏ quýt khô, 20g cỏ mực.
- Cách làm: Sắc với 750ml nước đến khi còn 250ml thì chia làm 2 lần uống trong ngày.
Trị mẩn ngứa do thời tiết
- Thành phần: 30g rau, 15g râu ngô, 10 củ mã thầy.
- Cách làm: Sắc với 700ml nước đến khi còn 300ml thì chia làm 3 lần uống trong ngày.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường
- Thành phần: 60g rau, 30g râu ngô.
- Cách làm: Sắc với 700ml nước đến khi còn 350ml thì chia làm 3 lần uống trong ngày. Dùng liên tục trong 10 ngày để đạt kết quả tốt.
Cách dùng rau muống trong ẩm thực
Chế biến rau muống thành những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng đã trở nên vô cùng quen thuộc. Tuy nhiên, công thức chế biến món nộm đây sẽ biến tấu món ăn quen thuộc trở nên ngon miệng và hấp dẫn hơn.
Nguyên liệu:
- 500g rau
- 200g tôm nõn
- 1 củ cà rốt, ½ củ hành tây
- Chanh, ớt, rau húng, lạc rang, tỏi băm
- Gia vị: Muối, đường, giấm, nước mắm
Cách làm:
- Rau nhặt bỏ hết lá, chỉ lấy phần cọng, rửa sạch. Bào cọng rau thành từng sợi nhỏ rồi ngâm vào nước muối loãng pha cốt chanh khoảng 10 phút.
- Đun nước sôi rồi cho rau vào chần khoảng 2 phút rồi vớt vào bát nước đá lạnh. Ngâm rau trong nước đá khoảng 5 phút rồi vớt ra, để ráo.
- Cà rốt cạo vỏ, nạo sợi, trộn thêm ¼ muỗng muối, 1 muỗng đường, dấm trong 10 phút sau đó vắt ráo. Hành tây xắt sợi rồi ngâm vào nước đá cho bớt hăng.
- Xào chín tôm với tỏi băm và gia vị.
- Pha nước trộn nộm: Hòa nước mắm, đường, chanh thành hỗn hợp sền sệt cùng với ớt và tỏi băm. Nêm nếm sao cho đủ vị chua,cay, mặn, ngọt.
- Cho tất cả các nguyên liệu vào tô lớn, thêm nước gỏi rồi trộn đều. Khi bày nộm ra đĩa thì rắc lạc rang và rau húng lên trên. Món nộm này ăn kèm với bánh phồng tôm hoặc cơm nóng đều rất ngon.
Xem thêm: https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/dinh-duong/nhung-ai-nen-han-che-an-rau-muong-3736036.html
Hình ảnh cây rau muống
Tác dụng phụ của rau muống
Đây là loại rau thường được trồng nhiều ở các ao hồ, tuy nhiên, không phải nơi nào cũng đảm bảo được nguồn nước nuôi trồng sạch. Vì vậy, ăn loại rau này rất dễ gây ngộ độc.
Nhiều người có thói quen ăn sống cọng rau chẻ, tuy nhiên ký sinh trùng sán lá sống ký sinh trên rau sẽ theo đó mà đi vào cơ thể. Sán lá gây ra những cơn đau bụng nhẹ, tiêu chảy, dị ứng,… Ngoài ra, nếu số lượng sán lá trong cơ thể quá nhiều sẽ gây ra các bệnh về gan như xơ gan, suy gan.
Những người không nên dùng rau muống
Những người đang bị bệnh hoặc có các biểu hiện sau đây không nên ăn loại rau này:
- Đang dùng thuốc Đông y (rau làm giảm hiệu quả của thuốc)
- Những người có vết thương hở, ăn loại rau này sẽ tạo thành các vết sẹo lồi.
- Những người bị viêm, đau khớp, bệnh gút, huyết áp cao.
- Những người bị suy nhược cơ thể.
Giá rau muống bao nhiêu tiền 1kg?
Giá rau muống bao nhiêu tiền, mua ở đâu đảm bảo chất lượng là câu hỏi của rất nhiều bạn đọc. Loại rau này đang được bán trên thị trường với giá khoảng 6000đ- 10.000đ/bó 500g.
Đây là loại rau phổ biến nên rất dễ dàng tìm mua ở các chợ, siêu thị, cửa hàng thực phẩm. Tuy nhiên, loại rau này dễ bị bón phân hóa học, phun thuốc kích thích và trồng ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Vì vậy, nên mua rau ở các cửa hàng nông sản sạch uy tín, được kiểm chứng về chất lượng để đảm bảo sức khỏe cho người thân và gia đình.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang