Con cá nóc là gì và tác dụng của con cá nóc chữa bệnh gì: động kinh, rối loạn thần kinh, viêm phế quản. Cách dùng cá nóc tốt nhất như thế nào? Cách chế biến cá nóc cho hiệu quả với sức khỏe ra sao? Cá nóc có độc không? Giá bán cá nóc bao nhiêu tiền 1 kg? Hình ảnh cá nóc.
Cá nóc là gì?
Cá nóc là gì? Đây là một loài cá thuộc họ cá nóc, bộ cá nóc (Tetraodontiformes); tên khoa học của cá nóc là Tetraodontidae, thuộc lớp cá vây tia. Bộ cá nóc được tìm thấy vào khoảng 95 triệu năm trở về trước. Hiện nay, trên thế giới phát hiện khoảng hơn 120 loài cá nóc; phân bổ chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Đặc điểm của cá nóc như sau:
- Cá nóc là loài động vật có xương sống đặc biệt trên thế giới.
- Nọc độc của chúng chỉ xếp sau loài ếch độc phi tiêu vàng.
- Cá nóc không có vảy, không có vây bụng, các vây khác rất mềm.
- Cá nóc có thân hình tròn về phía trên giống như quả bóng.
- Phần dưới gần với đuôi thì thuôn dài giống với đa số các loài cá khác.
- Phần đầu cá khá tròn, mắt to và hơi lồi.
- Miệng cá nhỏ và tròn, răng rất chắc khỏe.
- Cá nóc không có khe mang, chỉ có lỗ mang.
- Phần vây lưng và vây hậu môn ở đối diện nhau và khá mềm.
- Đuôi của cá nóc khá tròn giống với hình cánh quạt.
- Nội tạng của cá nóc rất độc đáo, nhất là gan của chúng.
- Đôi khi phần da của cá nóc cũng chứa độc.
Cá nóc sinh sống ở rất nhiều nơi, ở rất nhiều không gian khác nhau. Có loài cá nóc sống ở môi trường biển nhưng cũng có loài sống ở trong môi trường nước ngọt. Nơi sống chủ yếu của chúng là khu vực đáy, các rạn san hô, đầm lầy, sông, hồ; cũng có thể là các vùng nước ven bờ, cửa sông. Cá nóc là loài cá ăn tạp nên thức ăn của chúng rất phong phú. Một số loại thức ăn yêu thích của cá nóc: ốc nhỏ, cá con, các loại sinh vật phù du,…
Loài cá nóc thường hay hút không khí vào một cái túi lớn thông với thực quản; làm cho bụng trướng lên rất to, chúng sẽ ngửa bụng lên trời để cho sóng đánh đi. Nằm như vậy, chúng không sợ bị loài nào xâm hại, vì mặt dưới chúng lởm chởm đầy gai.
Tác dụng của cá nóc
Tác dụng của cá nóc đã được người Ai Cập cổ đại phát hiện ra. Sau này, các nhà khoa học Triều Tiên dùng loài cá này để bào chế thuốc chữa bệnh. Người Nhật Bản thì coi chúng là một nguyên liệu chế biến thức ăn “thượng hạng”. Cụ thể, công dụng của loài cá này như sau:
– Làm thuốc chữa bệnh từ độc chất của cá nóc:
- Người Triều Tiên dùng độc của cá nóc để sản xuất các loại thuốc.
- Thuốc này chữa các bệnh gan, tuyến tụy và một số bệnh khác.
- Tetronditoxin trong cá nóc được coi là chất có độc tính rất mạnh.
- Đặc biệt là đối với hệ thần kinh và tim mạch.
- Nhưng chất này có thể điều chế thuốc tê, hạ huyết áp.
- Chế thuốc điều trị viêm phế quản, điều trị nghiện ma túy, rượu,…
- Tác dụng kích thích hoạt động của hệ thần kinh, hệ tuần hoàn.
– Giá trị ẩm thực của cá nóc:
- Hiện nay, người Nhật tiêu thụ rất nhiều cá nóc, còn gọi là Fugu.
- Cá nóc là món ăn thượng hạng của người sành điệu ở Nhật Bản.
- Thịt cá nóc là thịt trắng, hương vị đậm đà.
- Vị cá nóc khá giống thịt gà nhưng được nhận xét là ngon hơn.
- Ở nước ta, tại miền Trung cá nóc được sử dụng khá nhiều.
Công dụng của cá nóc được rất nhiều quốc gia nghiên cứu. Bên cạnh làm thực phẩm hay có giá trị y tế; cá nóc còn được sử dụng để làm đồ thủ công mỹ nghệ từ phần gai của cá nóc nhím. Ngoài ra, nuôi cá nóc làm cá cảnh là thú vui của nhiều người (cá nóc da beo, cá nóc hòm).
Xem thêm:
Cách dùng cá nóc
Cách dùng cá nóc làm món ăn là phổ biến nhất. Tuy nhiên, chỉ đầu bếp có bằng cấp chuyên nghiệp mới biết cách làm cá nóc. Ở Nhật Bản, đầu bếp phải trải qua quá trình học tập, thực tập ít nhất từ 2-3 năm; trải qua một kỳ thi cấp quốc gia mới được phép làm các món từ cá nóc. Nhưng tỷ lệ đầu bếp đậu cũng ít ỏi, chỉ khoảng 30%. Một số “món ăn thượng lưu” từ cá nóc ở Nhật Bản như sau:
- Cá nóc được làm sạch, khéo léo loại bỏ hết nội tạng và da cá.
- Thái cá lóc thành lát mỏng để làm món Fugu Sushi.
- Những lát cá nóc màu trắng được trình bày như nghệ thuật cắm hoa.
- Ăn với nước chấm làm từ nước tương, wasabi, củ cải muối, giấm ponzu,…
- Uống cùng với rượu Sake hâm nóng.
- Ngoài món ăn sống, còn có món lẩu Fugu.
- Vây cá, vi bụng chiên giòn dùng với rượu Sake nóng gọi là Fugu-hire-zake.
Cá nóc ở Việt Nam có khoảng hơn 60 loài, trong đó chỉ có khoảng 30 loài có độc. Những loài còn lại vẫn có thể sử dụng để làm thực phẩm. Dưới đây là một số món ăn được chế biến từ cá nóc:
- Cá nóc Sashimi là món ăn được chế biến từ loài cá nóc cực độc.
- Cá nóc hấp bầu: làm sạch, ướp với gia vị, hấp trong trái bầu.
- Cá nóc nướng: làm sạch, ướp cùng gia vị, nướng trên bếp than hoa.
- Cá nóc kho nghệ: nghệ làm mất mùi tanh của cá nóc.
Cách sử dụng cá nóc chế biến các món ăn rất khó. Chỉ có những đầu bếp chuyên nghiệp mới có thể làm cá nóc an toàn nhất. Ở Việt Nam, miền Tây là nơi phổ biến món ăn từ cá nóc nhất.
Hình ảnh cá nóc
Hình ảnh cá nóc thường thấy ở các vùng biển Việt Nam. Đó là loài cá nóc da beo nuôi làm cảnh, cá nóc nhím (cá nóc gai) sống ở biển, cá nóc mít sống ở nước ngọt. Cá nóc được tìm thấy nhiều ở:
- Khu vực nhiệt đới.
- Khu vực cận nhiệt đới.
- Thuộc Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
- Tại Việt Nam cá nóc phân bố chủ yếu ở vùng biển:
- Quảng Ninh.
- Hải Phòng.
- Đà Nẵng.
- Bình Thuận.
Hình ảnh cá nóc đã được miêu tả. Cá nóc là dòng cá cực độc, khi đến thời kỳ sinh sản lượng độc tiết ra càng cao. Cá nóc là một trong những loài cá sinh sản theo hình thức đẻ trứng. Thông thường, cá nóc sẽ sinh sản vào khoảng tháng 2 – 3 và tháng 7 – 9 hàng năm. Đây cũng chính là thời gian độc tính của cá ở mức cao nhất; thời gian này không nên sử dụng cá nóc làm thực phẩm. Cá cái đến mùa sinh sản sẽ đẻ trứng lên các giá thể; cá đực bơi theo sau thụ tinh cho trứng, chăm sóc, bảo vệ trứng đến khi nở thành cá con.
Tên gọi | Cá nóc. |
Tác dụng | Chế biến món ăn, làm thuốc chữa bệnh,… |
Cách dùng | Cách dùng cá nóc phổ biến nhất. |
Tác hại | Tác hại khi dùng cá nóc không đúng cách. |
Giá thành | Giá cá nóc trên thị trường. |
Địa điểm | Địa điểm bán cá nóc. |
Tác hại của cá nóc
Tác hại của cá nóc được cảnh báo rất nhiều. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm độc cá nóc. Nó có nhiều tác hại do chứa rất nhiều độc tính, nhiều chuyên gia đã khuyến cáo không nên ăn loài cá này. Nước ta có nhiều nghị định cấm khai thác cá lóc để làm thực phẩm. Nhưng không phải tất cả các loài cá nóc đều có độc. Mỗi loài cá có mức độ độc khác nhau và mức độ tác động lên cơ thể người khác nhau. Độc của cá nóc khi ngấm vào cơ thể con người sẽ có những triệu chứng như sau:
- Tê cứng chân tay hoặc tê cứng một số bộ phận của cơ thể.
- Cơ thể mệt mỏi, toát nhiều mồ hôi, buồn nôn, đau bụng.
- Nước bọt nhiều, nói nhảm, mắt mở to.
- Cơ thể tê liệt hoàn toàn, hạ huyết áp, co giật và tử vong.
Hậu quả của việc nhiễm độc cá nóc rất lớn. Nếu không cứu chữa kịp thời sẽ tử vong sau 2 giờ. Hiện nay vẫn chưa có thuốc để chữa độc của cá nóc. Nên khuyến cao không nên tự chế biến cá nóc làm thực phẩm.
Giá cá nóc
Cá nóc được bán với các mức giá khác nhau, không có mức chính xác và ổn định. Trên thị trường hải sản của nước ta thường không có buôn bán cá nóc. Chỉ có các tiệm buôn bán cá cảnh mới bán dòng cá nóc beo về làm cảnh. Giá của cá nóc beo khá rẻ, trung bình 5.000 đồng/1 con cá nóc da beo.
Ở Nhật Bản, nhu cầu sử dụng cá nóc rất lớn; mặc dù hàng năm nhiều người phải nhập viện vì ăn cá nóc. Nhưng những quy định chặt chẽ về chế biến món này ở Tokyo đã được nới lỏng.
- Thành phố Shimonoseki thuộc đảo Honshu, tỉnh Yamaguchi, nổi tiếng vì cá Fugu.
- Ở đây có một chợ đặc biệt chỉ chuyên bán cá nóc.
- Chợ bắt đầu họp từ 3 giờ sáng.
- Những người đàn ông hiểu rành về cá nóc mới được vào.
- Cá nóc được bán sống và không niêm yết giá.
- Việc mua bán diễn ra rất lạ lùng.
- Cuộc mặc cả giá không diễn ra bằng lời mà ra dấu bằng tay.
- Đắt nhất, ngon nhất là Tigerfugu (cá nóc cọp), giá hơn 100 USD/con.
Giá cá nóc ở Nhật Bản khá cao. Tại chợ Haedoman ở Shimonoseki, chỉ riêng cá nóc, doanh số đã lên đến 40 triệu USD mỗi mùa đông.
Xem thêm: https://dantri.com.vn/suc-khoe/ca-noc-vi-sao-co-doc-nhung-van-duoc-ua-chuong-20160417224218966.htm
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang