Hắc Sửu
(Ipomoea hederacea Jacq)
Dược Liệu Sạch Hắc sửu có tên gọi khác: Khiên ngưu, bạch sửu, bìm bìm biếc, kalađana (Ấn Độ).
Tên khoa học: Ipomoea hederacea Jacq (Pharbitis hederacea Choisy).Thuộc họ Bìm bìm Convolvulaceae.
Mô tả cây thuốc:
Hắc sửu là một loại dây leo, cuốn, thân mảnh, có điểm những lông hình sao. Lá hình tim xẻ 3 thùy, nhẵn và xanh ở mặt trên, xanh nhạt và có lông ở mặt dưới, dài 14cm, rộng 12cm, cuống dài 5-9cm, gầy, nhẵn. Hoa màu hồng tím hay lam nhạt, lớn, mọc thành tim 1-3 hoa, ở kẽ lá. Quả nang hình cầu, nhẵn, đường kính 8mm, có 3 ngăn. Hạt 2-4, hình 3 cạnh, lưng khum, hai bên dẹp, nhẵn nhưng ở tễ hơi có lông, màu đen hay trắng tùy theo loài, dài 5-8mm, rộng 3-5mm. 100 hạt chỉ nặng chừng 4,5g.
Phân bố, thu hái và chế biến:
Mọc hoang ở nhiều tỉnh nước ta, còn mọc ở Ấn Độ, Malaixya, Thái Lan…Vào các tháng 7-10, quả chín, người ta hái về, đập lấy hạt phơi khô là được.
Thành phần hoá học:
Trong Hắc sửu có chừng 2% chất glucozit gọi là phacbitin có tác dụng tẩy, ngoài ra còn chừng 11% chất béo và 2 sắc tố cũng là glucozit.
Bộ phận dùng:
Hạt. Có 2 loại: màu trắng gọi là Bạch sửu, màu đen hoặc màu vàng nhạt gọi là Hắc sửu. Hạt đó là được dùng nhiều hơn. Hạt đen có 3 cạnh to bằng hạt đậu xanh, vỏ cứng đen, chắc, nhân có màu vàng nhạt, không mọt mốc là tốt. Thứ hạt nhỏ ít dùng hơn.
Hạt hắc sửu
Vị tính:
+Vị đắng, tính hàn, có độc (Danh Y Biệt Lục).
+Vị cay, tính nhiệt, có độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+Vị đắng cay, tính hàn, có độc (Trung Dược Học).
+Vị đắng, tính lạnh (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh: Vào 3 kinh phế, thận, và đại tràng.
Tác dụng dược lý của Dược liệu: Tả hạ lợi tiểu, tả phế khí trục đàm ẩm, tiêu tích thông tiện, trục trùng.
Chủ trị: Phù thũng, bụng báng, ho suyễn do đàm thấp đầy ở phế, thực tích tiêu bón, sán lãi đũa.
Tác dụng của Hắc sửu:
Tả khí phân thấp nhiệt, trục đờm, tiêu ẩm lợi nhị tiện là thuốc chữa tiện bĩ, và cước khí, chủ trị hạ khí, lợi tiểu chữa cước thũng, sát trùng.Trong thực tế, Hắc sửu dùng làm thuốc thông đại và tiểu tiện, thông mật đôi khi có tác dụng ra giun.
Liều dùng: Mỗi ngày 2-3g tán bột, dùng nước chiêu thuốc. Nếu dùng nhựa Hắc sửu chỉ dùng mỗi ngày 0,20 – 0,40g, có thể dùng tới 0,60- 1,20g hoặc l,50g.
Đơn thuốc có Hắc sửu :
+ Chữa phù thũng, nằm ngồi không được:
Hắc sửu 10g, nước 300ml. Sắc còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày, nếu tiểu tiện nhiều được thì khỏi. Có thể tăng liều uống cao hơn nữa tuỳ theo bệnh tình có thể uống tới 40g.
+ Thuộc lợi hai tiểu tiện: Bột Hắc sửu 150g axit tactric 270g, gừng khô tán bột 30g, trộn đều. Ngày uống 3-3.5g bột này.
+ Viên Hắc sửu chữa tinh thần phân liệt:
Đại hoàng 12g, hùng hoàng 12g, nấc và bạch sửu 24g, kẹo mạch nha 1 6g. Các vị tán bột, viên thành viên 2g. Ngày uống 4 viên. Dùng một đợt 15 ngày liền, nghỉ 7 ngày rồi lại dùng tiếp.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang