Hình ảnh chè dây. Hình ảnh chè dây tươi, hình ảnh chè dây khô. Hình ảnh chè dây dạng cao, dạng túi lọc và dạng đóng gói. Tác dụng chữa bệnh của chè dây với sức khỏe con người. Cách phân biệt chè dây và các loại cây khác. Hướng dẫn cách chế biến, chọn mua chè dây đúng chuẩn. Chè dây bán ở đâu chất lượng tốt nhất.
Hình ảnh chè dây như thế nào là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, nhiều người tiêu dùng bị đánh lừa chè dây với các loại cây khác. Do đó, nhìn nhận đúng về đặc đểm, hình ảnh sẽ giúp bạn mua được sản phẩm chè dây chính xác nhất.
Chè dây có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis. Đây là vị thuốc quý thuộc họ nho, có tác dụng trị dứt điểm các chứng bệnh về dạ dày như:
- Viêm loét dạ dày mãn tính;
- Viêm hang vị;
- Viêm thương vị;
- Viêm loét tá tràng…
Năm 1853, K.Koch đã có những phân tích hoá học cho thấy trong trà dây chứa các chất : Flavonoid, myricetin, tanin hai loại đường Glucase và Rhamnese. Trong đó, phải kể đến dược chất flavonoid có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa rất mạnh.
Hình ảnh chè dây
Hình ảnh chè dây bao gồm 2 loại phổ biến là dạng tươi và dạng khô. Tuy nhiên, khi chế biến nó được phân chia thành dạng cao, dạng túi lọc và dạng khô bán theo cân.
Hình ảnh chè dây dạng tươi
Cây chè thuộc dạng cây leo, thân và cành cứng. Cành phân theo nhiều nhánh, mỗi nhánh phân nhánh nhỏ hơn. Nhánh từ thân thường có 3 lá mọc so le nhau, lá chét từ 7 – 13 lá, có khi nhiều hơn. Phần mép răng có cưa, mặt lá nhẵn, màu rất nhạt, mặt trên xanh thẫm. Lá chè dây non màu thiên đỏ, càng già càng xanh.
Hoa chè dây màu trắng, mọc thành chùm. Các hoa cũng phân nhánh nhưng chân nhánh ngắn, không rõ ràng gần giống với bông tuyết nhưng màu trắng ngà. Ra hoa vào tháng 6 -7, vào tháng 9 là bắt đầu có quả.
Cũng giống như các loại lá thuốc khác, lá chè dây tươi không bảo quản được lâu. Do đó, khi sử dụng mọi người thường hái trên cây xuống luôn. Để sử dụng lâu dài, người ta thường chuyển sang dạng khô hoặc dạng túi lọc để sử dụng.
Hình ảnh chè dây dạng khô bán theo cân
Chè dây khô được bán khá nhiều trên thị trường. Thông thường, người ta sẽ thái nhỏ, phơi hoặc sấy khô đóng thành túi và bán theo cân. Tuy nhiên, cũng chính vì đã phơi khô nên người mua rất khó nhận biết được đâu là chè dây thật và đâu là giả.
Hình ảnh lá chè dây khô mặt trên có viền trắng như màu mốc nhưng sự thật không phải mốc. Theo các lương y, chè dây càng có nhiều màu trắng mới là chè tốt. Tuy nhiên, có thể màu trắng này pha lẫn màu mốc nếu việc bảo quản không cẩn thận. Vì thế, để đảm bảo mua được chè dây chất lượng bạn nên tìm kiếm những cửa hàng bán chè dây chất lượng tốt nhất.
Giá chè dây khô bán theo cân giao động từ 100 – 150.000 VNĐ/1kg.
Hình ảnh chè dây dạng cao
Đây là chế phẩm rất phổ biến của chè dây trong việc ứng dụng điều trị bệnh dạ dày. Trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta chế biến chè dây dạng cao thành viên con nhộng. Trong đó, phải kể đến các loại thuốc dạng cao từ chè dây như: Ampelop của Traphaco, thuốc HP Max của Nhật Phát…
Loại chế phẩm chè dây này được sử dụng như loại thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày. Do nấu cô đặc làm nồng độ và đặc tính mạnh hơn nên đảm bảo hiệu quả tác động cao. Giá bán 1 hộp chè dây dạng cao hiện nay khoảng từ 80 – 100.000 VNĐ.
Tuy nhiên, do việc sử dụng điều trị bệnh phải theo liệu trình nên trước khi sử dụng nên hỏi ý kiến bác sĩ. Việc sử dụng lâu dài nên sẽ khiến giá thành đắt hơn. Do đó, bạn có thể cân nhắc trong việc lựa chọn chè dây dạng khô bán theo cân trên thị trường hiện nay.
Hình ảnh chè dây dạng túi lọc
Sự phát triển về kinh tế khiến cho cuộc sống con người trở nên bận rộn hơn. Chúng ta không có nhiều thời gian để chăm sóc sức khỏe, hay sắc uống thuốc như trước. Vì thế, một số hãng như Trà dây A – G Cao Bằng, Trà dây Lava đã ra đời các dòng sản phẩm chè dây dạng túi lọc, đảm bảo nồng độ phù hợp nhưng vẫn giúp điều trị bệnh tốt. Người dùng có thể uống thay nước cho cả gia đình. Ngoài tác dụng điều trị các bệnh về hệ tiêu hóa, chè dây còn giúp an thần và giải độc gan hiệu quả.
Tuy nhiên, loại chè dây dạng túi lọc sẽ có giá thành cao hơn so với các sản phẩm khác. Trung bình 1 hộp chè dây dạng này có giá khoảng 70 – 100.000 VNĐ/ hộp nhưng trọng lượng thấp.
Hình ảnh chè dây có tác dụng gì?
Chè dây có những công dụng như: Làm mát gan, thải độc, chữa bệnh dạ dày, diệt khuẩn, giảm đau, kháng viêm…
Tác dụng của chè dây trong Đông y
Trong Đông y, chè dây có vị ngọt đắng, tính mát, giúp kháng viêm, giải độc tốt. Sử dụng chè dây rất an toàn, không gây ra bất kì tác dụng phụ nào. Người xưa thường dùng chè dây để giải nhiệt, kháng viêm mà không gây ra bất kì tác dụng phụ nào. Ở các dân tộc miền núi Tây Bắc họ thường sử dụng chè dây thay nước uống hàng ngày.
Tác dụng của chè dây theo y học hiện đại
Chè dây giúp chữa bệnh dạ dày
Theo nghiên cứu khoa học, chè dây có tác dụng đặc biệt hiệu quả với bệnh dạ dày. Trong đề tài nghiên cứu cấp nhà nước của PGS. TS Vũ Nam đã chỉ ra rằng chè dây có tác dụng cực hiệu quả trong việc điều trị bệnh dạ dày. Kết quả nghiên cứu đã thực nghiệm tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Bạch Mai, Viện E, Viện Y Học Cổ Truyền.
Các dược chất trong chè dây có tác dụng diệt và làm sạch xoắn khuẩn Helicobarter Pylori (khuẩn HP). Loại vi khuẩn này chính là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm loét dạ dày mãn tính hiện nay.
Giảm đau, kháng viêm nhờ chè dây
Chè dây có tác dụng giảm đau, kháng viêm nhờ cơ chế trung hòa axit, làm liền vết loét. Sau khoảng 8 – 9 ngày sử dụng, người bệnh sẽ cảm thấy tiến triển tốt hơn rõ rệt.
Sử dụng chè dây giúp làm mát gan, an thần
Chè dây là cây thuốc hoàn toàn không có tác dụng phụ nên biệc dùng lâu dài rất an toàn cho sức khỏe. Với hoạt chất flavonoid có trong chè dây giúp giải độc gan, an thần hiệu quả. Do đó, người bệnh có thể sử dụng chè dây kết hợp với các loại thuốc khác mà không sợ gây tác dụng phụ hay biến chứng.
Tham khảo thêm:
Tác dụng phụ của chè dây. Cách sử dụng chè dây trị bệnh hiệu quả
Phân biệt chè dây với loại cây khác
Nhiều người dễ bị đánh lừa giữa chè dây và chè đắng vì nhìn về hình thức 2 loại này khá giống nhau. Sau đây là các đặc điểm giúp phân biệt 2 loại chè để tránh nhầm lẫn:
Đặc điểm | Chè dây | Chè đắng |
Tên khoa học | Ampelopsis can-toniensis (Hook, et Arn)Planch. Thuộc họ nho. | llex kaushues. Y. Hu = l lex kudingcha C. J. Tseng. Họ Nhựa ruồi. Họ bùi- Aquifoliaceae. |
Tên gọi khác | Song nho Quảng Đông, Chè Hoàng gia. | Chè chôm, chè vua. |
Dạng thân | Thân leo | Thân gỗ |
Thân và lá | Thân, cành cứng. Lá kép, so le, có 7 – 13 lá chét, mép có răng cưa, nhẵn. Mặt trên lá khô có vết trắng loang lỗ như bị nấm mốc.. Cụm hoa hình ngù mọc đối diện với lá, Hoa màu trắng. Quả mọng khi chín mầu đen, có 3-4 hạt. | Cành thô, màu nâu xám, không có lông, đầu lá có mũi nhọn hoặc ngắn hay tù. Lá đầu răng màu đen, mặt trên xanh lúc sẫm, mặt dưới nhạt hơn.
Mỗi lá có 10 – 14 gân, gân xếp chéo ở giữa. |
Hoa | Hoa hình gù, màu trắng, mọc đối diện lá. | Hoa khác gốc. Cụm hoa dạng chùm giả. |
Quả | Quả mọng, khi chín màu đen. Mỗi quả có khoảng 3 – 4 hạt. | Quả đường kính khoảng 1cm, khi chín màu đỏ. Mỗi quả 2 0 3 hạt. Hạt hình thuôn, dài, mặt trên có vân, dạng rãnh mạng lưới. |
Thời gian sinh trưởng | Mùa ra hoa tháng 6 – 7
Mùa quả vào tháng 9 |
Ra hoa vào tháng 2 – 4, có quả tháng 6 – 10. |
Phân bố chủ yếu | Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa BÌnh, Đồng Nai, Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng. | Cao Bằng, Lao Cai (Sapa) Hòa Bình (Lạc Thủy), Ninh Bình (rừng Cúc Phương). |
Xem thêm:
Cách chế biến, sử dụng chè dây đúng chuẩn
Chế biến và sử dụng chè dây đúng cách sẽ giúp cho sản phẩm phát huy hết tác dụng chữa bệnh. Dưới đây là những điểm cần lưu ý khi mua và dùng chè dây mà bạn có thể tham khảo.
Lựa chọn đúng thời điểm thu hái
Chè dây được thu hái quanh năm, nhưng nhiều nhất vào tháng 4 – 10 hàng năm. Bởi đây là thời điểm cây chè phát triển mạnh nhất, ra nhiều lá nhất.
Chúng ta có thể sử dụng toàn bộ cây chè để làm thuốc. Nhưng người dân thường hái lá và dây non nhiều hơn cả. Phần thân và dây già do không còn nhựa trắng nên không được sử dụng.
Cách chế biến chè dây đúng chuẩn
Chè được thu hái, ngay sau đó sẵ cắt ngắn để nhựa trắng chảy ra. Chè càng nhiều nhựa trắng dính thì loại chè đó được đánh giá càng tốt.
Bọc kín chè và ủ trong 8 tiếng để nhựa chè chuyển thành màu phần. Đảo đều cho nhựa phấn bám đều vào cánh chè. Sau đó đem phơi khô. Chè đạt tiêu chuẩn sẽ có màu xanh nhạt, thơm nhẹ, màu phấn trắng bám đều búp chè (giống màu mốc).
Hướng dẫn dùng chè dây làm thuốc
Để phát huy hết công dụng, bạn nên sử dụng loại chè dây có nhiều phấn trắng dính trên cánh chè. Nếu không có phấn trắng thì loại chè đó sẽ không có tác dụng nhiều.
Tiến hành pha chè dây cực kỳ đơn giản:
- Lựa chọn ấm pha trà hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng.
- Dùng nước sôi 100 độ để pha chè, không được dùng nước chưa đủ nóng.
- Mọi dụng cụ pha chè phải đảm bảo được làm sạch cẩn thận.
- Cho chè dây vào hãm với nước. Khoảng 10 – 15g chè dây pha với 150ml nước nóng.
- Đầu tiên tiến hành tráng chè, cho một ít nước sôi vào lắc nhẹ sau đó đổ nước đó đi.
- Chế thêm 150ml nước sôi, để chè ngấm khoảng 10 – 15 phút là dùng được.
- Có thể chắt nước chè vào bình và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh uống trong ngày.
Xem thêm:
Chè dây giúp chữa bệnh viêm loét dạ dày liền sẹo – Báo Đất Việt
Chè dây bán ở đâu chất lượng tốt nhất?
Chè dây được bày bán rất phổ biến trên thị trường, do đó khi mua chè dây người dùng phải thật cảnh giác trong việc lựa chọn sản phẩm. Loại chè dây có nhiều màu trắng như mốc chính là loại chè ngon và ngược lại. Bởi vậy, trước khi mua chè dây, chúng ta nên tìm hiểu trước những thông tin có liên quan đến sản phẩm như hình ảnh chè dây, đặc điểm chè dây tươi, khô… Từ đó sẽ biết cách lựa chọn được một sản phẩm thực sự chất lượng.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang