Hình ảnh hà thủ ô chữa bệnh như thế nào? Đặc điểm hà thủ ô tăng cường sinh lý, trị tóc bạc sớm. Hà thủ ô có mấy loại? Cách phân biệt, nhận biết hà thủ ô đỏ, trắng với củ nâu (hà thủ ô giả). Hà thủ ô trắng có tác dụng chữa bệnh không? Tác dụng phụ, tác hại của hà thủ ô thật, giả. Hướng dẫn chọn mua hà thủ ô tốt nhất.
Thị trường mua bán hà thủ ô hiện nay
“Hình ảnh hà thủ ô” là từ khóa được nhiều người tìm kiếm bởi khả năng “cải lão hoàn sinh”, giúp tóc bạc hóa đen. Chính bởi công dụng “thần kỳ” này mà hà thủ ô trên thị trường được bày bán tràn lan, khó phân biệt thật giả.
Tác dụng hà thủ ô chữa bệnh hiệu quả dẫn đến tình trạng mua bán tràn lan
Hà thủ ô trị tóc bạc sớm
Khi xã hội phát triển, con người rất dễ bị stress hoặc do máu xấu khiến tóc bạc sớm. Điều này khiến không ít người mất tự tin. Thực nghiệm lâm sàng cho thấy, hà thủ ô là phương thuốc nổi tiếng giúp hãm phanh quá trình lão hóa tàn khốc của thời gian rất hiệu quả. Kết quả chỉ ra rằng, sau quá trình điều trị bằng hà thủ ô,có đến 91% nam giới và 87% phụ nữ cải thiện được chứng rụng tóc. Bên cạnh đó, tóc còn khỏe và và đen hơn trước.
Bên cạnh đó, hà thủ ô chứa chất đạm, chất béo, tinh bột, đặc biệt là có chất lexitin. Chất này giúp điều trị suy nhược thần kinh, có lợi cho tim.
Tăng cường sinh lý bằng hà thủ ô
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, uống rượu hà thủ u giúp tăng cường sinh lý nam nữ. Lấy hà thủ ô, đỗ đen ngâm với rượu uống giúp tăng chất lượng tinh trùng. Thứ rượu này có tác dụng chính là can thận, ích tinh huyết, chữa vô sinh rất hiệu quả.
Tác dụng chống lão hóa, làm đẹp da của hà thủ ô
Nhiều người tìm kiếm hình ảnh hà thủ ô để sử dụng với mong muốn ngăn chặn lão hóa. Đa số những người sử dụng có độ tuổi trên 50. Bởi khi này, cơ thể bắt đầu bị lão hóa. Một nghiên cứu được tiến hành trên 48 người trong độ tuổi từ 30 đến 60. Họ sử dụng 4g hà thủ ô, chia làm 2 lần mỗi ngày. Sau một liệu trình sử dụng, da dẻ trở nên có sức sống hơn, cơ thể khỏe mạnh.
Một số công dụng hà thủ ô khác
Bên cạnh các công dụng trên, hà thủ ô có nhiều công dụng tuyệt vời khác như:
- Tăng cường, bồi bổ sức khỏe;
- Giải nhiệt, lợi tiểu;
- Trị ngoài da: Viêm da mủ, bệnh lậu, bệnh nấm ở chân, bệnh viêm và tăng lipid máu;
- Tốt cho tim mạch, khả năng miễn dịch;
- Kháng khuẩn, nhuận tràng;
- Giải độc, tiêu viêm;
- Bổ máu, chữa gan thận, đau lưng, mỏi gối.
Khi công dụng của hà thủ ô được biết đến rộng rãi, thảo dược nhanh chóng được tìm kiếm nhiều trên thị trường. Trước thực trạng nhu cầu cao này, nhiều người đã làm giả hà thủ ô để trục lợi cá nhân. Nếu không biết cách phân biệt thật – giả, người dùng dễ có nguy cơ “tiền mất, tật mang”. Để hà thủ ô phát huy tốt công dụng và hạn chế tốt đa tác dụng phụ, người dùng nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng.
Tham khảo thêm: Công dụng hà thủ ô bổ thận, gan – Báo Sức khỏe và Đời sống
Hỗn loạn thị trường mua bán hà thủ ô trị bệnh
Hiện nay, người dùng có thể dễ dàng mua được hà thủ ô ở bất cứ nơi đâu. Bởi chúng được bán tràn lan trên thị trường. Đặc biệt, hình ảnh hà thủ ô được bàn bán rất nhiều tại các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, theo khảo sát, loại hà thủ ô này không có nguồn gốc rõ ràng. Đôi khi, chúng chỉ là những loài cây có hình dáng tương tự hà thủ ô, được thu hái về để làm giả.
Không chỉ ngoài đời thực, hà thủ ô còn được bán tràn lan trên các trang mạng. Chỉ cần gõ từ khóa “hình ảnh hà thủ ô” hoặc “nơi mua bán hà thủ ô”, bạn sẽ nhận được một loạt các kết quả. Điều này khiến người mua hoang mang, không biết đâu là hàng thật, đâu là giả. Tốt nhất, bạn nên mua tại các website uy tín, có giấy chứng nhận dược liệu sạch hoặc nguồn gốc rõ ràng.
Hà thủ ô được bán nhiều tại các quầy thuốc Đông dược hoặc rao bán trên mạng. Nếu biết cách nhận biết hình ảnh hà thủ ô thật, giả, đồng thời lựa chọn được nơi mua bán uy tín, bạn sẽ mua được vị thuốc có giá trị, đem lại hiệu quả chữa bệnh cao.
Mô tả hình ảnh hà thủ ô đỏ, trắng chữa bệnh
Hà thủ ô gồm có 2 loại:
- Hà thủ ô đỏ;
- Hà thủ ô trắng.
Cả hai loại này đều có công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, hà thủ ô đỏ được dùng thông dụng hơn hà thủ ô trắng. Nguyên nhân bởi hà thủ ô đỏ có hàm lượng dược chất trị bệnh cao hơn. Mãi về sau, công dụng của hà thủ ô trắng mới được công nhận. Tuy nhiên, sau khi được khoa học chứng minh, hà thủ ô trắng dần chiếm được lòng tin của người dùng.
Đặc điểm hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ có tên khoa học là Fallopia multiflora. Đây là loài thảo dược cây thân mềm, dạng le, thuộc hạ rau răm. Hà thủ ô có các đặc điểm sau:
- Lá hình tim, đầu nhọn, dài 5 – 7cm, rộng 3 – 5 cm.
- Cụm hoa hình chùy mọc ở đầu cành hoặc nách lá. Hoa có màu trắng, nhỏ, 3 mảnh vòng ngoài lớn lên cùng quả.
- Quả 3 cạnh, khô, không tự mở.
Hình ảnh hà thủ ô trắng
Hà thủ ô trắng tại Việt Nam được khai thác từ rễ cây củ vú bò. Loài cây này thuộc họ Thiên lý. Tại Trung Quốc, hà thủ ô trắng còn được gọi là bạch thủ ô, thái sơn bạch hà thủ ô… Chúng được khai thác từ rễ củ của cây ngưu bì tiêu – thuộc họ Thiên lý. Hà thủ ô trắng có hình ảnh được miêu tả như sau:
- Là loài cây dây leo nhỏ, tự quấn.
- Thân màu đỏ sẫm hoặc đỏ nhạt.
- Toàn cây đều có lông dày, ngắn, dày.
- Lá mọc đối hình trứng ngược, đầu nhọn. Mặt trên xanh thẫm ít lông, mặt dưới xanh nhạt, lông dày, mịn dài. Lá có chiều dài chừng 8 – 15cm, rộng từ 4 – 8cm.
- Cụm hoa mọc ở kẽ lá, hoa nhỏ màu vàng nâu.
- Quả 2 đại chĩa ra hai bên, mỗi đại hình thoi dài từ 7 – 9cm đường kính từ 5 – 6mm, khi chín có màu vàng nâu. Hạt dẹt, lưng phồng có chùm lông mịn ở đầu xòe ra như đuôi công giúp hạt phát tán theo gió đi xa.
- Toàn cây chỗ nào cũng có nhựa mủ màu trắng như sữa.
Hà thủ ô trắng có mặt trên khắp đất nước. Tuy nhiên, chúng phân bố nhiều ở vùng trung du và núi thấp.
Các nhận biết hà thủ ô đỏ với hà thủ ô trắng
Nhìn bề ngoài, hà thủ ô đỏ và trắng có hình dáng tương đối giống nhau. Để phân biệt 2 loại này, người ta thường dựa vào các yếu tố:
Dựa vào hình dáng củ:
- Củ hà thủ ô đỏ có đường kính 8 đến 15 cm, củ to bên trong ruột có màu đỏ tím đỏ, có lõi gỗ ở giữa.
- Trong khi đó, củ hà thủ ô trắng có đường kính nhỏ hơn, chỉ từ 1 đến 3cm. Ruột củ có màu trắng, nhựa nhiều.
Dựa vào mùi vị:
- Hà thủ ô đỏ có vị hơi chát. Nước sắc có màu tím nhạt.
- Hà thủ ô trắng có vị chát và đắng. Nước sắc hà thủ ô trắng không có màu tím.
Phân biệt hình ảnh hà thủ ô thật, giả
Hà thủ ô là một vị thuốc bổ với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Nhiều người tìm mua và sử dụng hà thủ ô làm thuốc. Trong khi đó, thảo dược này lại rất khó kiếm lại có giá trị cao. Vì thế, không ít cơ sở vì lợi nhuận trà trộn hàng giả. Phương pháp làm giả chủ yếu nhất là lấy những củ có hình dáng gần giống với củ hà thủ ô.
Hình ảnh hà thủ ô đỏ rất dễ bị nhẫm lần với củ nâu. Vậy làm thế nào để phân biệt cây củ nâu với cây hà thủ ô đỏ.
- Phiến hà thủ ô giả thường dày khoảng 1-3mm, có màu nâu hồng hay nâu tím. Lá hình bầu dục hoặc hơi tròn, thường cong queo. Lớp bề ngoài hơi sần sùi hoặc có xơ gai nhỏ bị cắt ngang hay dọc, cứng.
- Cây củ nâu rất khó bẻ.
- Khi uống có vị rất chát, se lưỡi.
Nếu dùng hà thủ ô giả (củ nâu) lâu ngày, người dùng rất dễ bị tích tụ chất độc trong cơ thể. Dần dần, gan và thận bị ảnh hưởng và suy giảm chức năng.
Xem thêm:
Hướng dẫn chọn mua hà thủ ô thật, chất lượng
Hiện nay, dịch vụ bán hàng online trên mạng đang phát triển rầm rộ. Chỉ bằng 1 cú “click” bạn đã có thể sở hữu sản phẩm trên tay. Bên cạnh sự tiện dụng đó, người mua cũng phải đối mặt với nguy cơ mua phải hàng giả. Bởi vậy, nếu đặt mua, bạn nên yêu cầu người bán cho kiểm tra hình ảnh hà thủ ô trước khi nhận hàng. Đặc biệt, khi mua hàng online, bạn nên lựa chọn những địa chỉ uy tín. Nguồn gốc thảo dược được công khai trực tiếp trên website.
Bên cạnh đó, khi mua hà thủ ô chưa qua chế biến, người dùng cũng cần chú ý đến cách dùng. Hà thủ ô sống nếu không biết cách sử dụng dễ gây ra các tác dụng phụ như:
- Rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy hoặc táo bón.
- Gây rối loạn điện giải, tê bì chân tay.
Xem thêm:
Tác dụng phụ hà thủ ô là gì và kiêng kỵ những gì, ai không nên dùng?
Khi mua hà thủ ô đã qua chế biến, bạn cũng cần cẩn trọng với thuốc rác. Thuốc rác là loại thuốc đã bị chiết xuất hoạt chất bên trong. Giá trị sử dụng của loại thuốc này chỉ chừng 10 đến 15%. Nhiều người mua về sử dụng không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang