Giỏ hàng

Ngưu tất và tác dụng của cây ngưu tất với cách dùng trị bệnh hiệu quả

Ngưu tất là gì? Tác dụng của ngưu tất chữa bệnh gì: cao huyết áp. xơ vữa động mạch, viêm khớp, đau bụng kinh… Cách dùng ngưu tất tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của ngưu tất. Cách sử dụng ngưu tất chế biến ngâm nấu uống, bảo quản. Giá ngưu tất bao nhiêu tiền 1kg? Hình ảnh ngưu tất và đặc điểm nhận biết ngưu tất. 

Ngưu tất là gì và tác dụng cách dùng cây ngưu tất trị bệnh hiệu quả

Ngưu tất là gì và tác dụng cách dùng cây ngưu tất trị bệnh hiệu quả

Ngưu tất là cây gì?

Ngưu tất là loài thực vật thuộc họ Dền, được trồng ở Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Ngưu tất có tên khoa học là Achyranthes bidentata. Một số tên gọi khác của ngưu tất là hoài ngưu tất, cỏ xước hai răng, cỏ sướt hai răng.

Vị thuốc này giống đầu gối của con trâu nên có tên gọi là ngưu tất (trong đó ngưu là trâu, tất là cái đầu gối).

Đặc điểm ngưu tất

– Thân: Loại dược liệu này có thân mảnh, hơi vuông chút, chiều cao trung bình 1m, có cây cao tới 2m.

– Lá: Dài từ 5 – 12cm, rộng từ 2 – 4cm, mọc đối có cuống, đầu lá nhọn, mép nguyên, phiến lá hình trứng.

– Hoa: Hoa tự mọc thành bông ở đầu cành hoặc kẽ lá, rất dễ bám vào quần áo khi vương phải.

Ngưu tất mọc ở đâu?

Ngưu tất là loại cây di thực và được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng nước ta. Loại cỏ xước mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta.

Thành phần hoá học của cỏ xước

Cỏ xước có chứa 81,9% nước; 9,2% glucid; 3,7% protid; 2,9% xơ; 2,6% caroten; 2,3% tro và 2% vitamin C. Rễ cỏ xước chứa acid oleanolicn (sapogenin). Hạt chứa saponin 2% và hentriacontane, acid oleanolic 1,1% và saponin oligosacchride.

Ngưu tất mọc ở đâu và thành phần hoá học của cỏ xước

Ngưu tất mọc ở đâu và thành phần hoá học của cỏ xước

Tác dụng của ngưu tất

Rễ ngưu tất người ta tìm thấy một chất saponin, mang thủy phân thì cho ra axit oleanic C30H48O3 và glucoza, rhamnoza, glactoza. Ngoài ra còn có thêm muối kali, inokosteron và ecdysteron. Nhờ đó, cây cỏ xước có tác dụng tốt trong việc phá huyết, hành ứ, mạnh gân cốt, bổ can thận, lợi tiểu, chữa các chứng bệnh viêm khớp, kinh nguyệt khó khăn, đau bụng, còn giúp hạ cholesterol trong máu và hạ huyết áp.

Tác dụng của cây cỏ xước là gì?

  • Điều trị viêm khớp, gân cốt bị thương tổn, đau lưng mỏi gối, đầu gối nhức mỏi, sợ lạnh, sống lưng đau.
  • Trị sưng đau họng, đau răng, sưng lợi, miệng lưỡi có vết loét và các mụn nhọt lâu ngày không khỏi.
  • Bổ gan, thận, mạnh gân cốt
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan hệ thống đường tiết niệu, liệt dương, người già đi tiểu són, tiểu ra máu, sỏi
  • Điều trị tóc bạc sớm.
  • Hỗ trợ điều trị bế kinh, đẻ khó, khi đẻ rau thai không ra, sau khi sinh huyết ứ gây đau bụng, chấn thương tụ máu.
  • Hạ huyết áp, phòng chống xơ vữa động mạch.
  • Lợi tiểu, kích thích sự vận động của tử cung.

Tác dụng của cây cỏ xước chữa bản kinh

Chủ hàn thấp nuy tý, tay chân cong co, gổi đau không co lại được, trục huyết khí, tổn thương vì nhiệt lửa, ra thai.

Tác dụng cây cỏ xước điều trị biệt lục

Trị thương trung thiếu khí, con trai thận âm tiêu, người già không tiểu được. Cây cỏ xước còn giúp bổ trung nối đứt, đầy lấp tủy xương, trừ đau trong não và đau cột sống lưng. Đàn bà kinh nguyệt không thông, huyết kết, ích tinh, lợi âm khí, ngừng bạc tóc nên dùng dược liệu này.

Công dụng điều trị bản thảo bị yếu của cây cỏ xước

Cây cỏ xước giúp mạnh gân xương, trị đau xương lưng gối, chân mềm yếu gân cong. Đồng thời, cỏ xước còn giúp âm nuy tiểu không được, sốt rét lâu ngày, hạ lỵ, thương trung thiếu khí, đau răng, ung nhọt ác sang.

Cây cỏ xước có tác dụng chữa bệnh về xương khớp, quai bị...

Cây cỏ xước có tác dụng chữa bệnh về xương khớp, quai bị…

Cách dùng ngưu tất

Trong Đông y, cỏ xước là dược liệu lành tính, có thể kết hợp với loại thuốc khác. Vị của cỏ xước đắng, chua có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm… Dưới đây là một số cách dùng để điều trị các bệnh.

Cách dùng cây cỏ xước trị co giật, xơ vữa động mạch

Dùng khoảng 40 – 60gr rễ cây cỏ xước khô sắc với 500ml nước. Đun sôi để nguội rồi uống nhiều lần trong ngày.

Dùng cây cỏ xước chữa đau nhức xương khớp

– Nguyên liệu:

  • Rễ cỏ xước: 20g
  • Dây đau xương: 20g,
  • Rễ sim (sao vàng): 20g
  • Thổ phục linh: 20g
  • Cẩu tích: 16g

– Cách làm:

Sắc uống trong ngày.

Cách dùng cây cỏ xước trị bí tiểu ở người cao tuổi

– Nguyên liệu:

  • Ngưu tất, thục địa, xa tiền tử, hoài sơn mỗi vị 12g
  • Trạch tả, đan bì, phục linh, sơn thù, phụ tử chế mỗi vị 8g
  • Thục quế 4g.

– Cách làm:

  • Cho các nguyên liệu trên sao vàng rồi dùng dần.
  • Mỗi lần sắc với 1.5 lít nước uống trong ngày.

Cách sử dụng cây cỏ xước trị đau bụng không ra kinh

– Nguyên liệu:

  • Cỏ xước 12g
  • Đương quy 12g
  • Xích thược 12g
  • Đào nhân 12g
  • Diên hồ sách 12g
  • Đơn vì 12g
  • Quế tâm 6g
  • Mộc hương 6g.

– Cách làm:

  • Các vị thuốc trên tán thành bột
  • Mỗi lần uống 12g, ngày uống 2 – 3 lần
  • Dùng rượu loãng đun nóng để uống.

Cách dùng cây cỏ xước trị đau chi dưới do thấp nhiệt

– Nguyên liệu:

  • Cỏ xước 12g
  • Thương truật 12g
  • Hoàng bá 8g

– Cách làm:

  • Tán bột tất cả các vị thuốc trên.
  • Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước muối gừng.

Cây cỏ xước có tác dụng gì? – Sức khoẻ.vn

Hình ảnh ngưu tất

Cây ngưu tất rất dễ nhận biết và thường không có nhầm lẫn với loại dược liệu khác. Bởi cỏ xước có hình dáng thân, lá, hoa rất đặc trưng. Dưới đây là một số hình ảnh thực tế về loại dược liệu này.

Hình ảnh cây cỏ xước

Hình ảnh cây cỏ xước

Hình ảnh cỏ xước khô

Hình ảnh cỏ xước khô

Cận cảnh bông cỏ xước

Cận cảnh bông cỏ xước

Video cây ngưu tất:

Cây ngưu tất

Giá ngưu tất

Hiện mức giá cây cỏ xước chênh lệch nhiều trên thị trường. Một số chợ bán ngưu tất với giá 9.000 – 12.000 đồng/kg. Một số đại lý lớn bán với giá 100.000đồng/kg. Cỏ xước khô được bán với giá 190.000đồng/kg.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button