Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Quả ớt với tác dụng của quả ớt và cách dùng quả ớt hiệu quả ra sao?

Quả ớt là gì và tác dụng của quả ớt chữa bệnh gì: tiểu đường, xơ vữa động mạch,… Cách dùng quả ớt tốt nhất như thế nào? Cách chế biến quả ớt thành thuốc chữa bệnh. Ớt có gây ra tác dụng phụ không? Nhận biết quả ớt qua hình ảnh.

Thành phần dược chất của quả ớt có tác dụng gì và cách dùng quả ớt

Thành phần dược chất của quả ớt có tác dụng gì và cách dùng quả ớt

Quả ớt là gì?

Quả ớt là gì? Ớt là một loại quả của các cây thuộc chi Capsicum của họ Cà (Solanaceae). Ớt được dùng làm gia vị và cũng được dùng như loại quả làm rau. Đây là một loại quả rất phổ biển ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Một số thông tin về quả ớt:

  • Tên gọi khác: lạt tiêu, lạt tử, ngưu giác tiêu, hải tiêu,…
  • Tên khoa học: Capsicum Annuum.
  • Tên tiếng Anh: Peppers, chilli, pimiento, paprika, bell pepper, sweet pepper, cherry pepper,…
  • Là loại rau ăn quả (dùng làm rau hoặc gia vị).
  • Thuộc lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae).
  • Đặc điểm đáng kể nhất của quả ớt là vị cay hoặc ngọt dịu.
  • Điều này không có liên quan đến tên gọi của địa phương.
  • Đặc điểm chung của những loài ớt hoang dại là rất cay.

Đặc điểm của cây ớt và quả ớt:

  • Ớt là cây thân thảo, hầu hết những gốc thân và cành thường hóa gỗ.
  • Khi cây trưởng thành, một số trở thành dạng bụi.
  • Giống như cà và cà chua, ớt là cây trồng nhiệt đới lưu niên.
  • Cây thẳng đứng, cao khoảng 0,5-1,0m, có khả năng phân cành.
  • Lá mọc đơn mềm, nhẵn, hình mũi mác hoặc van, lá màu xanh thẫm.
  • Hoa tự thụ phấn là chủ yếu, có thể xảy ra hiện tượng thụ phấn chéo.
  • Màu sắc của tràng hoa từ trắng, trắng xanh, xanh tía đến tím.
  • Bao phấn có màu xanh, tím hoặc vàng.
  • Quả mọc đơn hoặc 2-3 quả ở mỗi đốt.
  • Khi quả chín có màu xanh, vàng, tím.
  • Sau đó chuyển thành màu đỏ, vàng, vàng da cam,…
  • Hình dạng quả: Dài thuôn, tròn, trụ,…
  • Hạt dẹt, màu vàng nhạt, 1 gram có khoảng 150-160 hạt.

Lạt tiêu (quả ớt) là loài cây trồng phổ biến, có giá trị kinh tế cao; trong đó bao gồm nhiều dạng hình ớt ngọt và ớt cay với kích cỡ quả rất khác nhau. Ớt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới Châu Mỹ.

Đặc điểm của quả ớt là gì và quả ớt có công dụng gì

Thành phần dược chất của quả ớt

Thành phần dược chất của quả ớt đã được y học hiện đại nghiên cứu. Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy quả ớt có nhiều ích lợi cho sức khỏe.

Trong ớt có chứa một số hoạt chất sau:

  • Capsicain là một Alkaloid chiếm tỷ lệ khoảng 0,05-2%.
  • Cấu trúc hóa học đã được xác định là Acid Isodexenic Vanilylamit.
  • Chất này có đặc điểm bốc hơi ở nhiệt độ cao, gây hắt hơi mạnh.
  • Capsaicin là hoạt chất gây đỏ, nóng, chiếm tỷ lệ từ 0,01-0,1%.
  • Capsaicin có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất Endorphin.
  • Endorphin là một chất Morphin nội sinh, có đặc tính như thuốc giảm đau.
  • Chứa nhiều loại Vitamin như:
    • Vitamin C, B1, B2.
    • Acid Citric.
    • Acid Malic.
    • Beta Caroten.

Các dược chất trong quả ớt đã được nhiều công trình nghiên cứu. Theo Giáo sư Shen Yanying (Phó chủ tịch Đại học Y thủ đô, Bắc Kinh), ớt chứa Vitamin phong phú. Một lượng ớt nhỏ ẩn chứa lượng rất dồi dào như: Vitamin K, Axit Folic Carotene và các Vitamin khác. Ngoài ra, ớt còn chứa nhiều Canxi, sắt, các khoáng sản và chất xơ khác.

Thành phần dược chất của quả ớt

Tác dụng của quả ớt

Tác dụng của quả ớt là gì? Ớt vốn được biết đến như một thực phẩm cay, nóng dễ sinh nhiệt cho cơ thể. Mọi người thường sợ ảnh hưởng đến làn da hoặc dạ dày. Thế nhưng ớt có rất nhiều những lợi ích tốt cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết. Cụ thể như sau:

  • Ớt có thể thúc đẩy tiết dịch tiêu hóa, tăng sự thèm ăn.
  • Chống đỡ lạnh vì ớt có thể làm ấm dạ dày.
  • Ớt giúp đổ mồ hôi ngoài, long đờm, khử ẩm (theo Đông y).
  • Lưu thông máu, cải thiện tê cóng, đau đầu (theo y học hiện đại).
  • Ớt có thể thúc đẩy sự tiết Hormone, cải thiện tình trạng da.
  • Capsaicin trong ớt tăng tốc sự phân hủy chất béo, làm giàu chất xơ.
  • Ớt có tác dụng chống viêm mạnh.
  • Capsaicin làm tăng tốc tế bào chết, không gây hại tế bào khỏe mạnh.
  • Ăn ớt có thể trì hoãn sự phát triển của xơ vữa động mạch.
  • Ớt có lợi cho bệnh tiểu đường.

Công dụng của trái ớt trong giảm đau đặc biệt cho bệnh nhân viêm khớp mãn tính, bệnh ung thư. Ngoài ra, ớt còn giúp ngăn ngừa bệnh tim do chứa một số hoạt chất giúp máu lưu thông tốt; tránh được tình trạng đông vón tiểu cầu dễ gây tai biến tim mạch. Ớt còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng cao. Một số nghiên cứu cho thấy, những loại ớt vỏ xanh, trái nhỏ có hàm lượng Capsaicin nhiều hơn.

Tác dụng của quả ớt


Những công dụng bất ngờ của quả ớt | VTC

Cách dùng quả ớt

Cách dùng quả ớt như thế nào là hiệu quả nhất? Bởi vị cay nồng nên ớt hơi khó ăn; tuy nhiên, có người lại thích hương vị này; xem nó như một gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Ngoài việc dùng làm thực phẩm, ớt còn được nhân dân sử dụng làm thuốc chữa bệnh từ xa xưa. Trong kho tàng y học dân gian, có không ít bài thuốc quý trong đó có ớt.

  • Giảm đau do ung thư, đau khớp: ăn 5-10g ớt mỗi ngày.
  • Chữa ăn uống kém tiêu do ung thư:
    • Ớt 100 gram, hắc đậu xị 100 gram.
    • Tán bột ăn hàng ngày.
  • Chữa ăn uống chậm tiêu: ớt trái dùng làm gia vị, ăn hàng ngày.
  • Chữa đau thắt ngực:
    • Ớt trái 2 quả, đan sâm 20 gram, nghệ đen 20 gram.
    • Sắc uống ngày 1 thang.
  • Chữa đau dạ dày do lạnh:
    • Ớt trái 1-2 quả, nghệ vàng 20 gram.
    • Tán bột uống ngày 2-3 lần.
  • Chữa viêm khớp mãn tính:
    • Ớt trái 1-2 quả, dây đau xương, thổ phục linh mỗi vị 30 gram.
    • Sắc uống ngày 1 thang.
  • Chữa tai biến mạch máu não:
    • Lá ớt (loại ớt chỉ thiên quả nhỏ) đem giã nhỏ, thêm nước, muối.
    • Chắt nước cho người bệnh uống, bã đắp vào răng sẽ tỉnh.
  • Chữa rắn rết cắn:
    • Lá ớt giã nhỏ, đắp vào nơi bị thương, băng lại.
    • Ngày làm 1-2 lần cho đến khi hết đau, 2-3 giờ là khỏi.
  • Chữa đau lưng, đau khớp:
    • Ớt chín 15 quả, lá đu đủ 3 cái, rễ chỉ thiên 80 gram.
    • Tất cả đem giã nhỏ ngâm cồn với tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp.

Cách sử dụng trái ớt để trị bệnh mê sảng hay sốt rét cũng được khẳng định. Ớt bột trộn với quế và đường trị bệnh mê sảng. Rễ ớt, nhất là ớt hiểm, sắc uống để trị bệnh sốt rét rất hiệu quả.

Cách dùng quả ớt

Xem thêm:

Hình ảnh quả ớt

Hình ảnh quả ớt trong tự nhiên. Hiện nay, Ấn Độ là nước sản xuất ớt lớn nhất thế giới với khoảng 1 triệu tấn mỗi năm. Ở Việt Nam có những loại ớt sau:

  • Ớt Capsicum Chinense (hay ớt kiểng):
    • Nhiều màu sắc.
    • Thường dùng trang trí, không cay.
    • Trái to, nhỏ, tròn như cà hay hình giọt nước.
    • Thường có rất nhiều màu.
  • Ớt hiểm, ớt Thái Lan, ớt Chili, ớt Capsicum frutescens:
    • Được xem là ớt cay.
    • Có 3 màu: trắng, đỏ và vàng trên cùng một cây.
  • Ớt Đà Lạt:
    • Còn gọi là ớt tây hay ớt trái.
    • Chỉ lấy vỏ, không ăn hạt.
  • Ớt sừng trâu:
    • Là loại phổ biến nhất hiện nay.
    • Được sử dụng trong hầu hết cách chế biến món ăn.

Hình ảnh trái ớt được trồng trong chậu để làm cảnh. Khi sử dụng ớt cần chú ý đến liều lượng và phương pháp chế biến.

Hình ảnh quả ớt

Tác dụng phụ của ớt

Tác dụng phụ của ớt đối với cơ thể là gì? Bất cứ loại thực phẩm nào cũng gây ra tác hại nếu sử dụng sai cách. Cụ thể những rủi ro có nguy cơ xảy ra trong quá trình ăn ớt như sau:

  • Ăn ớt nhiều và ớt quá cay có thể gây bỏng ở miệng, lở miệng.
  • Có thể nổi mụn nhọt, nóng rát vùng dạ dày, đi tiêu nóng rát ở hậu môn…
  • Ăn nhiều ớt gây viêm dạ dày, nôn ói, ợ chua.
  • Ớt làm đau nóng, rát dạ dày.
  • Trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản.
  • Gây bỏng nóng rát sau xương ức.
  • Ớt kích thích phát cơn đau viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Bột ớt bị nhuộm màu có thể chứa Sudan là chất gây ung thư.
  • Bột ớt hoặc ớt tươi bị mốc còn chứa chất Alfatoxin.
  • Alfatoxin có khả năng gây ngộ độc và ung thư.
  • Ớt không nên được nuốt toàn bộ.
  • Có những trường hợp không nhai kỹ ớt đã gây tắc nghẽn ruột.

Phản ứng phụ của ớt đối với cơ thể khi ăn quá nhiều. Ớt chứa hàm lượng các chất tốt cho sức khỏe, một số công dụng kích thích tiêu hóa, khẩu vị; nhưng không phải người nào cũng có thể dùng. Những người có hội chứng đại tràng kích thích thì nên hạn chế ăn ớt cay. Những người viêm hay loét dạ dày – tá tràng nên hạn chế ớt tối đa. Vị cay của ớt có hại cho niêm mạc dạ dày, gây tổn thương dạ dày.


Tác dụng phụ của trái ớt

Giá quả ớt

Giá quả ớt trên thị trường là bao nhiêu? Thông thường, ớt được mua tại ruộng có giá rẻ hơn rất nhiều so với mua lẻ. Tuy nhiên, có những thời điểm giá ớt tăng “chóng mặt”; điều đó khiến người dân “thi nhau” trồng ớt. Chủ yếu người ta tiêu thụ ớt sừng là nhiều nhất.

  • Giá ớt sừng trên thị trường dao động khoảng 10.000-100.000 đồng/1 kg.
  • Giá bán lẻ có thời điểm lên tới 2.000 đồng/1 trái ớt sừng.
  • Loại ớt ngọt (ớt Đà Lạt) có giá tương tự như trên.

Giá thành ớt còn tùy thuộc vào từng thời điểm. Ớt có thể bảo quản được rất lâu trong ngăn đá tủ lạnh. Khi lấy ra chỉ cần để 2 phút là có thể sử dụng bình thường.

Giá quả ớt

Tên gọi Quả ớt.
Tên khác Lạt tiêu, lạt tử, ngưu giác tiêu, hải tiêu,…
Nguồn gốc Vùng nhiệt đới và á nhiệt đới châu Mỹ.
Công dụng Hỗ trợ điều trị tiểu đường, xơ vữa động mạch,…
Cách dùng Gia vị món ăn, làm thuốc chữa bệnh.
Giá cả 10.000-100.000 đồng/1 kg.
Địa điểm Toàn quốc.

Xem thêm: https://vnexpress.net/kinh-doanh/gia-ot-cao-ky-luc-3949795.html

Cách trồng ớt

Cách trồng ớt và chăm sóc chúng có khó không? Khi hiểu được đặc tính sinh trưởng và phát triển của ớt thì việc trồng ớt không khó. Dưới đây là một vài thông tin về đặc điểm thu hoạch và thời vụ trồng ớt.

Đặc điểm của ớt:

  • Ớt là cây chịu nhiệt, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 18-30oC.
  • Nhiệt độ trên 32oC và dưới 15oC, cây tăng trưởng kém, hoa dễ rụng.
  • Điều kiện ngày ngắn, giống ớt cay phát triển tốt, cho năng suất cao.
  • Ớt chịu đựng được điều kiện che rợp đến 45%.
  • Nhưng che rợp nhiều hơn ớt chậm trổ hoa và rụng nụ.

Thời vụ trồng ớt:

  • Vụ sớm:
    • Gieo: tháng 8-9.
    • Trồng: tháng 9-10.
    • Thu hoạch: tháng 12-1 đến tháng 4-6 năm sau.
  • Vụ chính (Đông Xuân):
    • Gieo tháng 10-11.
    • Trồng tháng 11-12.
    • Thu hoạch tháng 2-3 trở đi.
  • Vụ mưa (Hè Thu):
    • Gieo tháng 4-5.
    • Trồng tháng 5-6.
    • Thu hoạch tháng 8-9 trở đi

Chọn đất, làm đất và xử lý đất trồng ớt:

  • Chọn đất:
    • Chọn đất có tầng canh tác dày, tơi xốp, thành phần cơ giới nhẹ.
    • Tốt nhất là đất cát pha, thịt nhẹ, nhiều mùn đất ít chua.
    • Lượng bón căn cứ độ chua của đất.
  • Làm đất:
    • Cày bừa kỹ để đất tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại.
    • Lên luống cao 25-30cm; rộng 1,0-1,2m; rãnh rộng 30cm.
    • Mỗi luống đánh 2 rãnh trồng, khoảng cách rãnh trồng 70-80cm.
  • Gieo ớt:
    • Khi cây đạt từ 4-5 lá thật (25-30 ngày sau gieo).
    • Chọn những cây khỏe mạnh, không bị nhiễm sâu bệnh hại.
    • Mật độ từ 1000-1250/500m2.
  • Thu hoạch ớt:
    • Thu hoạch khi trái bắt đầu chuyển màu.
    • Ngắt cả cuống trái để bảo quản được lâu hơn, tránh làm gãy nhánh.
    • Ớt cay cho thu hoạch 35-40 ngày sau khi nở hoa.
    • Khi cây ớt cho thu hoạch rộ thường 1-2 ngày thu 1 lần.
    • Thời gian thu hoạch của cây ớt có thể kéo dài hơn 3 tháng.

Phương pháp trồng ớt cần chú ý đến bước tưới nước, tỉa nhánh và chăm sóc. Một số địa phương trồng nhiều ớt ở nước ta: Thái Bình, Quảng Nam, Bình Định, An Giang,…

Cách trồng ớt

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version