Tác dụng của sâm cau đỏ chữa bệnh gì? Sâm cau đỏ chữa bệnh nào tốt nhất? Công dụng của tiên mao giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực phái mạnh. Bài thuốc chữa bệnh từ sâm cau đỏ. Sâm cau đỏ ngâm rượu chữa tinh lạnh, liệt dương, phong thấp, suy nhược thần kinh. Cách dùng sâm cau đỏ chữa bệnh sốt xuất huyết.
Tác dụng của sâm cau đỏ chữa bệnh gì?
Tác dụng của sâm cau đỏ phụ thuộc chủ yếu vào các dược chất có trong cây. Sâm cau được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc nước ta, như Lào Cai, Hòa Bình, Điện Biên… cũng có thể tìm thấy ở Lâm Đồng tại các vùng đồi núi cao. Ngoài ra loại cây này còn mọc ở các nước láng giềng thân cận như: Thái Lan, Campuchia và Trung Quốc. Tùy thuộc vào mỗi vùng mà sâm cau có những tên khác như tiên mao, định hướng, ngải cau, soọng ca, thài léng…
Các dược chất có trong sâm cau đỏ
Những thành phần dược chất có trong cây sâm cau đỏ đã được ghi chép lại trong nhiều tài liệu y dược
Phân tích bột thân rễ được các thành phần sau:
- Cao ether 1,28%;
- Cao cồn 4,14%;
- Cao nước 19,92%;
- Tinh bột 43,48%;
- Sợi 14,18%;
- Tro 8,60%;
- Tanin 4,15%.
Trong thân rễ có 5,7-dimethoxymricetin-3-0-a-L- xylopyranosyl-4-0-b-D-glycopyranoside. Thân rễ sâm cau chứa các chất thuộc nhóm cycloartan triterpenic. Các chất triterpen penta cyclic. Các phenyl glucosid và chlorophenyl glucosid curculigosid B. Một số chất như aliphatic, các chất curculigenin A, curculigol
Các dược chất trong sâm cau đỏ đều là những chất có lợi cho cơ thể như: Tanin 4,15%, tinh bột 43,48% cao nước 19,92%. Mỗi dược chất lại có một tác dụng khác nhau. Vì thế, sâm cau đỏ có rất nhiều tác dụng với sức khỏe con người, nhất là tác dụng chữa bệnh.
Tác dụng của sâm cau đỏ
Củ sâm cau đỏ chính là bộ phận được sử dụng làm thuốc. Hàng năm vào tháng 11 người dân đi đào lấy củ về thái mỏng phơi khô làm thuốc. Người ta cũng có thể dùng tươi để ngâm rượu. Củ sâm cau có vỏ màu đỏ, thịt bên trong có màu trắng. Khi phơi củ sâm có mùi thơm ngậy.
Công dụng của sâm cau đỏ theo Đông y
Sâm cau đỏ có vị cay, tính ấm, có độc, vào 3 kinh Thận, Can và Tỳ. Có tác dụng làm ấm thận (ôn thận), mạnh gân cốt (tráng gân cốt), trừ hàn thấp. Chủ trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh, tiểu tiện không cầm được, băng lậu, ngực bụng lạnh.
Đồng bào ít người ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta thường dùng rễ cây sâm cau đỏ làm thuốc bổ. Vì thế, nên nó mới có tên gọi là sâm, vì lá cây giống lá cau nên mới có tên gọi là sâm cau.
Công dụng của sâm cau đỏ theo y học hiện đại
Sâm cau đỏ có tác dụng:
- Tăng cường miễn dịch, nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể trong điều kiện thiếu ô-xy;
- Trấn tĩnh trung khu thần kinh;
- Có tác dụng như hormone sinh dục nam. Thí nghiệm tiêm cồn thuốc sâm cau cho chuột cống đã bị cắt 2 tinh hoàn, với liều 10g/kg, thấy trọng lượng của túi tinh tăng lên rõ ràng.
Đồng bào ít người ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta thường dùng rễ cây này làm thuốc bổ nên mới gọi là Sâm, vì lá cây giống lá cau nên mới có tên gọi là Sâm cau đỏ.
Công dụng của rễ sâm cau đỏ với từng loại bệnh
Kết quả nghiên cứu của Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam cho thấy: Sâm cau có vị cay, tính ấm, có độc, vào 3 kinh Thận, Can và Tỳ. Có tác dụng:
- Làm ấm thận (ôn thận).
- Mạnh gân cốt (tráng gân cốt), trừ hàn thấp.
- Chủ trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh.
- Tiểu tiện không cầm được, băng lậu, ngực bụng lạnh.
- Đặc biệt tác dụng trị bệnh liệt dương do tinh khí lạnh, yếu sinh lý.
Tác dụng của tiên mao bổ thận tráng dương, kiện gân tráng cốt, cố tinh
Đây là một trong những tác dụng của sâm cau đỏ phổ biến và đặc trưng nhất nhất. Do trong củ sâm cau đỏ có chứa các chất có tác dụng kích thích khả năng ham muốn của người sử dụng. Sử dụng củ sâm cau rừng có khả năng điều trị bệnh yếu sinh lý. Củ sâm cau rừng là một cây thuốc giúp ôn bổ thận khí thịnh dương trong người sử dụng, giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực. Sâm cau đỏ thường được ngâm rượu cho nam giới sử dụng giúp kéo dài thời gian quan hệ và nâng cao sự ham muốn.
Tác dụng bồi bổ sức khỏe cơ thể của sâm cau đỏ
Củ sâm cau đỏ có chứa các chất chống oxy hóa, giúp cơ thể phòng chống các căn bệnh lão hóa, giúp các tế bào chống oxy hóa. Với tính chất này, một trong những tác dụng hiệu quả đó là phòng chống căn bệnh ung thư, hỗ trợ tăng cường sức khỏe sau hóa trị, xạ trị.
Sâm cau đỏ có tác dụng nhuận tràng
Trong y học cổ truyền, sâm cau đỏ có một số tính chất như tính ấm, vị cay có tác dụng tốt trong việc hoạt tràng, thông tiện.
Tác dụng tiên mao lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc
Với những dược chất sẵn có, sâm cau đỏ tốt cho hoạt động của thận. Chữa bệnh người già không tự chủ tiểu tiện.
Tác dụng của sâm cau đỏ điều trị bệnh vô sinh
Theo nghiên cứu, đàn ông mắc bệnh vô sinh nguyên nhân chủ yếu do thận dương hư suy, tinh lạnh, số lượng tinh trùng có trong tinh dịch ít, liệt dương, khí lực giảm. Đây là những nguyên nhân khiến nam giới mắc bệnh vô sinh, một căn bệnh khó điều trị hiện nay. Củ sâm cau đỏ có chức năng ổn thận khí, giúp tăng số lượng tinh trùng, điều tiết khả năng cương dương, nâng cao khí lực.
Tác dụng của sâm cau đỏ đối với tim mạch
Tăng cường hoạt hoạt động tim mạch, lưu thông khí huyết, giúp cho bệnh nhân tim mạch lưu thông, cải thiện bệnh tình. Sử dụng sâm cau đều đặn sẽ giúp cho người bệnh cải thiện tình hình.
Sâm cau đỏ trị vàng da, hen suyễn, trĩ
Sâm cau đỏ với nhiều tác dụng tăng cường sức khỏe. Nên nó còn giúp trị bệnh vàng da, hen suyễn và bệnh trĩ. Đây là những căn bệnh thường gặp, cần liệu trình điều trị lâu dài. Tuy nhiên, chỉ cần bài thuốc từ sâm cau đỏ, người bệnh đã hồi phục nhanh chóng.
Xem thêm:
https://namlimxanh.vn/sam-cau-co-tac-dung-gi-chua-benh-gi-tot-nhat-bao-vietnamnet.html
Cách dùng sâm cau đỏ chữa bệnh
Tác dụng của sâm cau đỏ chỉ được phát huy khi được sử dụng đúng cách. Có rất nhiều bài thuốc, món ăn, rượu ngâm từ sâm cau đỏ với những công dụng tuyệt vời.
Bài thuốc chữa phong thấp, đau lưng, thần kinh suy nhược
Bài 1: Sâm cau 50g thái mỏng, sao vàng, ngâm với 650ml rượu trắng. Sau 7 ngày là có thể dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ chừng 25-30ml.
Bài 2: Sâm cau, hy thiêm, hà thủ ô đỏ, mỗi vị 50g, rượu trắng 700ml. Ngâm trong 7 ngày hoặc hơn. Ngày uống 50ml, chia 2 lần.
Sâm cau đỏ chữa thận dương suy yếu, liệt dương, di tinh
Bài 1: Sâm cau 20g, thục địa, ba kích, phá cố chỉ, hồ đào nhục mỗi vị 16g, hồi hương 4g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước, còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Bài 2: Sâm cau, dâm dương hoắc, ngũ gia bì, mỗi vị 125g, nhãn (bỏ hạt) 100 quả. Tất cả thái nhỏ, ngâm với 1 – 2 lít rượu trắng trong 20 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20-30ml.
Bài thuốc từ sâm cau đỏ chữa sốt xuất huyết
Sâm cau 20g sao đen, cỏ nhọ nồi 12g, trắc bách diệp 10g sao đen, quả dành dành 8g, sao đen. Tất cả thái nhỏ sắc uống ngày một thang;
Bổ thận cho người trung niên và cao tuổi
Sâm cau, dâm dương hoắc, tang thầm, tử hà xa, hoài sơn, thỏ ty tử, hoàng tinh, thục địa, mỗi vị 15g. Sơn thù nhục 12g, thận dê 2 quả. Tất cả nấu nhừ, ăn cái, uống nước, chia làm 2 – 3 lần trong ngày.
Dùng làm thuốc chữa bệnh liệt dương: Áp dụng bài “Nhị tiên thang” gồm: sâm cau, đương quy, ba kích, dâm dương hoắc, mỗi vị 12g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 250ml, ngày 2 lần, uống trước ăn.
Hoặc kết hợp sâm cau 20g, sâm bố chính, trâu cổ, tục đoạn, câu kỷ tử, thạch hộc, ngưu tất, hoài sơn, ba kích thiên, mỗi vị đều 12g, ngũ gia bì, nữ trinh tử, mỗi vị 8g. Tất cả nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 – 3 lần/ ngày, uống trước bữa ăn.
Xem thêm:
Bài thuốc từ sâm cau – Báo sức khỏe và đời sống
Làm rượu sâm cau cải thiện và tăng cường sinh lý nam
Để làm giảm độ độc, trước khi dùng cần ngâm nước vo gạo hoặc nước lã, thay nước nhiều lần cho tới khi nước trong, thì vớt ra, phơi hoặc sấy khô. Trong dân gian còn sử dụng biện pháp “cửu chưng cửu sái”, nghĩa là hấp và phơi 9 lần để khử chất độc, sau đó đem vùi trong đường cát để bảo quản.
Thông thường người dùng sử dụng sâm cau khô và đã sao vàng để rượu ngâm có vị đậm đà và thơm dịu hơn. Rượu sâm cau được ngâm theo tỷ lệ 1:10 (cứ 10g sâm cau khô với 100ml rượu). Tốt nhất nên chọn loại rượu nếp ngon và bình ngâm bằng thủy tinh hoặc sành sứ để ngâm. Sau từ 7 – 10 ngày là có thể mang ra dùng được nhưng đặc biệt chú ý lắc nhẹ bình ngâm hàng ngày 1 – 2 lần để rượu ngấm đều và chiết xuất được nhiều hoạt chất. Nên dùng loại rượu này cùng bữa ăn, mỗi lần 2 chén nhỏ, ngày uống 2 lần để đạt được hiệu quả cao nhất trong điều trị liệt dương, rối loạn cương dương và phòng ngừa yếu sinh lý nam.
Thịt gà nấu với sâm cau giúp tăng cường sinh lý
Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc, nam giới cũng có thể tham khảo các món ăn ngon chế biến cùng vị sâm cau để bồi bổ dương khí, tăng cường chức năng sinh lý thận.
Chuẩn bị nguyên liệu: thịt gà 250g, sâm cau 15g, dâm dương hoắc 15g và các gia vị khác.
Thực hiện chế biến: Thịt gà rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, ướp gia vị, để khoảng 20 phút cho thấm. Sâm cau, dâm dương hoắc rửa sạch. Tất cả những nguyên liệu trên cho vào nồi đất, thêm một lượng nước vừa đủ, đun trên bếp nhỏ lửa đến khi thịt gà chín mềm rồi thêm gia vị sao cho hợp khẩu vị. Nên ăn món này khi còn nóng để làm tăng hiệu quả cải thiện sinh lý nam giới. Thêm món ngon này vào thực đơn 2 lần/ tuần giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực, trừ phong thấp. Phù hợp và đặc biệt hiệu quả cho nam giới bị đau lưng mỏi gối, rối loạn cương dương.
Lưu ý khi dùng sâm cau
Sâm cau dùng liều cao và kéo dái sẽ gây cường dương mạnh, dẫn tới hao tổn tinh lực.
Người không nên dùng sâm cau là những người thể trạng âm hư hỏa vượng:
- Người gầy;
- Da khô;
- Lòng bàn tay chân ấm;
- Thường sốt nhẹ vào buổi chiều;
- Ra mồ hôi trộm;
- Đại tiện táo, tiểu tiện vàng đỏ;
- Nóng bứt rứt trong người, phiền muộn;
Những người quá hư yếu, thể trạng kém, cũng không nên dùng
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang