Giỏ hàng

Nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 1, 2 và thai kỳ là gì?

Nguyên nhân bệnh tiểu đường xuất phát từ lối sống, môi trường và sức khỏe mỗi người. Insulin không thể tự sản xuất cũng là yếu tố gây nên căn bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là do đâu?

Nguyên nhân bệnh tiểu đường được xác định ở 3 dạng bệnh (dạng 1, 2 và thai kỳ). Ở mỗi dạng khác nhau lại có những nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố gây nên bệnh đái tháo đường mà bạn cần biết.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 do yếu tố nào gây ra?

Nguyên nhân bệnh tiểu đường type 1 phụ thuộc vào khả năng tự sản xuất Insulin tuyến tụy. Insulin thực hiện nhiệm vụ đưa Glucose vào trong tế bào và giúp điều hòa glucose trong máu. Khi Insulin không thể tự sản xuất sẽ dẫn đến cơ thể không điều chỉnh được lượng đường huyết. Đường máu tăng cao là nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường.

Độ tuổi thường mắc bệnh đái tháo đường dạng 1: trẻ em và người dưới 30 tuổi.

Yếu tố di truyền có thể hình thành nên bệnh tiểu đường

Những người có khả năng mắc bệnh đái đường loại 1 thường có bố mẹ từng mắc bệnh này. Gen di truyền tạo ra các Protein cần cho các tế bào hoạt động. Tuy nhiên một vài nhóm gen, biến thể gen tương tác với nhau gây bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường có từ yếu tố di truyền.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường có từ yếu tố di truyền.

Hệ miễn dịch suy giảm gây bệnh đái đường

Hệ miễn dịch cơ thể bị suy giảm khiến các tế bào bạch cầu tấn công các tế bào beta. Từ đó làm giảm khả năng sản xuất Insulin của tuyến tụy cho cơ thể.

Bệnh đái tháo đường do các yếu tố bên ngoài gây ra

Ngoài những yếu tố như Insulin mất khả năng điều hòa Glucose, gen di truyền thì các yếu tố như môi trường, đồ ăn thiếu vệ sinh, ăn nhiều đường cũng có nguy cơ gây ra tiểu đường tuýp 1.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có những nguyên nhân nào?

Không giống với bệnh đái tháo đường tuýp 1, đái đường tuýp 2 không hề phụ thuộc vào khả năng điều hòa đường huyết của Insulin. Căn bệnh có những chuyển biến phức tạp và nguy hiểm hơn cho.

Đối tượng mắc bệnh đái đường loại 2 thường gặp ở độ tuổi trên 40.

Di truyền là một yếu tố gây bệnh tiểu đường loại 2

cũng giống với tiểu đường tuýp 1, gen đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển của tiểu đường tuýp 2 làm giảm suy khả năng sản xuất ra Insulin của tuyến tụy.

Bệnh đái đường loại 2 là kết quả của béo phì và lười vận động

Béo phì và lười vận động là thủ phạm tiên quyết cho tiểu đường tuýp 2. Khi bạn mắc 2 bệnh này, calo trong cơ thể dư thừa nhiều gây cản trở hoạt động của Insulin, tuyến tụy phải sản xuất nhiều Insulin. Lâu dần tuyến tụy sẽ suy yếu và không còn khả năng sản xuất Insulin.

Béo phì, lười vận động là yếu tố dẫn đến tiểu đường tuýp 2.

Béo phì, lười vận động là yếu tố dẫn đến tiểu đường tuýp 2.

Tiểu đường ở thai kỳ là do đâu?

Tiểu đường thai kỳ có 2 loại:

  • Tiểu đường trước lúc mang thai.
  • Tiểu đường khi đã mang thai.

Nguyên nhân đái đường thai kỳ là vì sự thay đổi nồng độ hormone làm mất “khả năng cảm nhận” của Insulin đối với tế bào. Khi đó, Insulin sẽ không thực hiện nhiệm vụ cân bằng, ổn định lượng đường trong máu, dẫn đến tăng đường huyết.

Thông thường đái tháo đường thai kỳ sẽ mất sau khi sinh con, nhưng khá nhiều trường hợp không hết mà còn phát triển thành đái đường loại 2.

Một số nguyên nhân khác gây bệnh tiểu đường

Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh tiểu đường còn có những khả năng gây bệnh khác như:

Các bệnh lý ở tụy như viêm tụy, ung thư tuyến tụy.

Các bệnh nội tiết: hội chứng Cushing (suy tuyến thượng thận), tăng tiết GH (tăng hormone sinh trưởng), Basedow (bệnh cường giáp tự miễn)…

Sử dụng thuốc trong thời gian dài: Thuốc hormone tuyến giáp, thuốc lợi tiểu thải kali hoặc thuốc tránh thai…

Nguyên nhân bệnh tiểu đường có phải do ăn nhiều đường?

Tiểu đường có được ăn đường không? Có phải vì ăn uống nhiều ngọt nên dẫn đến tiểu đường? Là những thắc mắc của rất nhiều người. Dù họ là người chưa mắc bệnh hay đã mắc tiểu đường. Thực hư thế nào, hãy cùng tham khảo thông ngay dưới đây.

Mắc bệnh tiểu đường có phải do ăn nhiều đường?

Mắc bệnh tiểu đường có phải do ăn nhiều đường?

Ăn nhiều đường nên bị tiểu đường?

Nguyên nhân bệnh tiểu đường có thể là từ đồ ngọt. Một chế độ ăn uống nhiều đường, có độ ngọt cao rất dễ khiến lượng đường trong máu tăng lên. Lúc này, tuyến tụy phải tham gia hoạt động nhiều hơn (giải phóng Insulin điều hòa đường).

  • Nhóm người nghiện đường (ăn thường xuyên và trong thời gian dài): Có nguy cơ mắc đái đường là rất cao và mắc thêm bệnh béo phì.
  • Nhóm người ăn nhiều đường (không thường xuyên, dùng trong thời gian ngắn): Việc mắc tiểu đường ở những người này là rất nhỏ. Hậu quả chỉ có thể dừng ở mức thừa cân.

Rất nhiều trường hợp dù không ăn đường, đường máu không tăng cao nhưng vẫn mắc bệnh đái tháo đường. Điều này cho thấy, ăn đường không đồng nghĩa với việc mắc tiểu đường.

Khi đã mắc bệnh đái đường có được ăn đồ ngọt không?

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), bạn vẫn có thể sử dụng những món ăn có vị ngọt đường nhưng phải có một chế độ cân bằng. Thực phẩm có lượng đường tự nhiên như lê, dưa, dứa… Nước trái cây, và rau quả. Chúng giúp bạn quản lý đường tốt hơn mà không phải cắt giảm lượng đường từ thức ăn.
Lượng đường nạp vào cơ thể hàng ngày cho nam giới và phụ nữ được AHA khuyến cáo như sau:
– Nam giới: Khoảng 37,5 gram hoặc 9 muỗng cà phê đường/ ngày (150 calo).
– Phụ nữ:  Khoảng 25 gram hoặc 6 muỗng cà phê đường/ngày (100 calo).

.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button