Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Cây An xoa: Tác dụng, cách dùng và hình ảnh Cây an xoa chữa bệnh

Cây an xoa là cây gì, mọc ở đâu? Công dụng tác dụng của cây an xoa chữa bệnh gì? Cách dùng cây an xoa tươi khô sơ chế, sắc, uống tránh tác dụng phụ của cây an xoa. Cách phân biệt hình ảnh cây an xoa thật giả. Giá cây an xoa khô bao nhiêu tiền 1kg? Địa chỉ mua bán cây an xoa ở đâu? Cách trồng cây an xoa? Đặc điểm của an xoa?

cây an xoa là gì

Video cây an xoa rừng

Cây an xoa còn có tên gọi là tổ kén cái. Tổ kén cái sinh trưởng và phát triển nhiều tại Bình Phước. Cây tổ kén cái rất lành tính và có thể sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, trong cây thuốc Nam này có chữa nhiều dược chất quý. Vì thế, nó có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, bệnh gan, bệnh đại tràng. Các bệnh gan như ung thư gan, viêm gan, xơ gan, nếu sử dụng cây an xoa thường xuyên sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Cách sử dụng phổ biến của cây an xoa là sắc nước uống. Tuy nhiên, nếu không sử dụng với liều lượng hợp lý, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ. Giá cây an xoa tươi dao động từ 50 – 70 nghìn đồng 1kg, an xoa khô được bán với giá 150 đến 170 nghìn đồng 1 kg. Người dùng phải chọn mua cây an xoa tại các cơ sở uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng.
Cây an xoa được người dân Campuchia sử dụng từ xưa đến nay như một vị thảo dược. Ở Việt Nam, người dân tộc Khmer (Bình Phước) cũng dùng cây an xoa làm thuốc chữa bệnh. Đây là loại cây thân gỗ sống lâu năm, mùa nào cũng có thể thu hái được. Thời điểm cây phát triển rộ nhất thường là từ tháng 5 cho đến tháng 11 hàng năm.

Vậy cây an xoa mọc nhiều ở đâu và có mấy loại an xoa hiện nay? Những thông tin khái quát về cây an xoa sẽ được cung cấp ngay sau đây.

Cây an xoa mọc trong tự nhiên và sau khi được sơ chế.

Cây an xoa còn gọi là cây gì?

Một nghiên cứu của nhóm thuộc Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bình Dương đã được thực hiện bằng cách khảo sát, thu thập mẫu cây an xoa ở huyện Lộc Minh, tỉnh Bình Phước. Đối chiếu hình ảnh cây an xoa với mô tả của tác giả Võ Văn Chi trong “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (Bộ mới), nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây an xoa chính là cây tổ kén cái.

Đồng thời đối chiếu với mô tả của Từ điển cây thuốc Việt Nam (bộ mới) của tác giả Võ Văn Chi, nhóm nghiên cứu thấy rằng, loại cây đang được sử dụng dưới cái tên An Xoa chính là cây Tổ kén cái hay còn gọi là cây dó lông.

Ngoài ra, theo nghiên cứu của Tiến sĩ Đặng Minh Quân (Đại học Cần Thơ), cây an xoa được định danh là Helicteres hirsuta Lour.

Cây an xoa có tác dụng gì?

[Lưu ý: Những thông tin về tác dụng cây an xoa dưới đây chỉ có tính chất tham khảo và chưa được kiểm chứng]

Cây an xoa là thảo dược không quá xa lạ với người Việt. Nhưng không phải ai cũng biết chính xác về công dụng, tác dụng phụ và thậm chí là tác hại của an xoa. Việc nắm rõ tác dụng, tác hại của thuốc Nam là rất cần thiết. Mặc dù dân gian quan niệm thuốc Nam lành tính, nhưng nếu không được sử dụng đúng cách, đúng bệnh có thể gây nguy hại tới sức khoẻ, thậm chí là tử vong.

Trên thực tế, có rất nhiều thông tin người chữa khỏi bệnh nhờ cây an xoa. Tuy nhiên, những nghiên cứu khoa học về loài thảo dược này lại không có nhiều. Vậy tác dụng của cây an xoa có tốt như nhiều người vẫn nghĩ?

Sự thật về cây an xoa có tác dụng gì?

Trong một số năm trở lại đây, cây an xoa trở nên nổi tiếng như một “thần dược” trị bách bệnh. Rất nhiều báo đưa tin về các bệnh nhân vượt qua ung thư gan giai đoạn cuối, viêm gan B, C… nhờ cây an xoa. Cũng có nhiều người phản đối thông tin này. Họ cho rằng thảo dược này không hề có tác dụng chữa bệnh. Thực hư như thế nào?

Báo Mới đưa tin, cách đây 10 năm, bố anh Sơn (Vĩnh Phúc) bị ung thư gan di căn. Bệnh viện cho biết, số ngày bố anh sống được chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bằng những kiến thức về Đông y của mình, anh lên rừng để tìm kiếm cây an xoa. Anh đem rửa sạch an xoa rồi rửa sạch, phơi nắng và sao vàng hạ thổ. Mỗi ngày, anh Sơn cho cụ uống 3 chén thuốc sắc đặc từ an xoa. Chỉ sau 3 ngày, sức khoẻ của bố anh cải thiện đáng kể. Đến ngày thứ tư, ông bắt đầu ăn ngon, ngủ sâu giấc. Sau 3 tháng, cụ “hồi sinh” và sống khoẻ mạnh bên con cháu.

Video tác dụng của cây an xoa
Nhà báo Nguyễn Mạnh Phương bị máu nhiễm mỡ ở mức cao. Dù đã kiên trì điều trị với nhiều sản phẩm khác nhau, chỉ số mỡ máu không hề thuyên giảm. Tuy nhiên, sau khi biết đến cây an xoa, chỉ trong 10 ngày sử dụng, anh đi khám thì thấy các trị số mỡ máu đều bình thường.

Ngoài ra, có rất nhiều bệnh nhân khác đã vượt qua bệnh gan nhờ sử dụng thảo dược cây an xoa.

Công dụng của cây an xoa trị bệnh gì?

Trên thực tế, tác dụng, công dụng của cây an xoa đã được khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, chứng minh. Theo nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Cần Thơ, an xoa chứa 4 hợp chất: stigmasterol, lupeol, apigenin và tiliroside. Các nhóm này có tác dụng ức chế cực mạnh dòng tế bào ung thư gan Hep-G2.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu từ Indonesia vào năm 2006 cũng đã nhận định một số dược chất trong an xoa có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả, đặc biệt là ung thư gan.

Ngoài ra, có rất nhiều lương y thời trước đã đánh giá cao thảo dược này để trị bệnh về tiêu hoá, ung thũng… Người Việt tại các khu vực miền núi thường xuyên sử dụng thảo dược này để chữa bệnh gan.

Cây an xoa trị bệnh ung thư

Dựa theo nghiên cứu trên, các hợp chất stigmasterol, lupeol, apigenin, tiliroside có công năng kìm hãm, tiêu diệt sự hình thành của tế bào ung thư hiệu quả. Mặc dù đã có những phân tích về thành phần của cây an xoa, tuy nhiên lại chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào chứng minh công dụng chữa ung thư của thảo dược này.

Có rất nhiều thông tin trên các mặt báo về người bệnh ung thư chiến thắng tử thần nhờ an xoa. Mặt khác, cũng có nhiều người chia sẻ, sau khi uống nước sắc từ an xoa, bệnh tình của họ không hề thuyên giảm.

Lý giải về điều này, các lương y nhận định, cây an xoa là vị thuốc rất tốt với bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư gan. Tuy nhiên, với hầu hết các loại thuốc Nam, muốn sử dụng hiệu quả đều cần có sự phối hợp giữa các vị thuốc. Trong khi, người dân thường tự ý sử dụng tổ kén cái không rõ nguồn gốc hoặc không theo chỉ định của thầy thuốc. Hơn nữa, thuốc Nam sử dụng có hiệu quả hay không là do cơ địa của mỗi người. Đây là lý do không phải ai sử dụng thảo dược này cũng đem lại hiệu quả như mong muốn.

Tác dụng của cây an xoa là gì? Cách dùng cây an xoa trị bệnh gan

Tác dụng cây an xoa chữa bệnh ung thư gan

Cây an xoa chữa bệnh ung thư gan dựa trên cơ chế tiêu diệt các tế bào ung thư trong gan, nâng cao chức năng gan. Nhờ vậy, người sử dụng cây an xoa giúp làm giảm các triệu chứng vàng da, chán ăn, mệt mỏi, sút cân… Sau khoảng 1 tháng uống nước sắc từ an xoa, người bệnh sẽ thấy sức khoẻ cải thiện đáng kể. Sau 3 – 6 tháng kiên trì sử dụng, bệnh có thể hết hẳn. Cây an xoa cũng được khuyên uống bổ sung khi điều trị các bệnh ung thư khác.

Video cây an xoa chữa bệnh gan

Mặc dù an xoa rất tốt cho bệnh nhân ung thư, nhưng không được đánh giá cao như nấm lim xanh. Bởi, cây an xoa tiêu diệt tế bào ung thư từ bên ngoài. Còn khi uống nấm lim xanh, các hoạt chất trong thảo dược này sẽ “đánh dấu” bề mặt tế bào ung thư, kích thích hệ miễn dịch tự tiêu diệt tế bào ung thư. Do đó, sử dụng nấm lim xanh trong điều trị ung thư là phương pháp triệt để hơn. Ngoài ra, nấm lim xanh rừng cũng đã được thực hiện nghiên cứu lâm sàng về tác dụng hiệu quả cao trong chữa trị bệnh ung thư.

Cây an xoa được người Việt sử dụng nhiều để chữa trị bệnh về gan. Một số nghiên cứu khoa học nhận định tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư gan của thảo dược này.

Cây an xoa chữa u gan

Bên cạnh ung thư gan, an xoa cũng có tác dụng rất tốt với người bị u gan. Sử dụng thảo dược này giúp làm giảm hẳn kích thước khối u nhưng lại không hề gây hại cho gan. Ngoài ra, người bị u gan sau khi phẫu thuật nên uống an xoa thường xuyên để tiêu diệt hết các mầm mống của khối u còn sót.

Theo kinh nghiệm của những người từng sử dụng thảo dược này, sau khoảng 4 – 6 tháng, bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả này, người bệnh cần kiên trì điều trị theo phác đồ của bác sĩ kết hợp với uống nước an xoa. Ngoài ra, phải sử dụng đúng cách, đúng loại an xoa mới mang lại hiệu quả nói trên.

Cây an xoa chữa bệnh viêm gan B

Viêm gan B là bệnh khó chữa và rất phổ biến tại Việt Nam. Vì thế, những người mắc căn bệnh này không khỏi lo lắng. Anh Nguyễn Mạnh Thắng, đang công tác tại Viettel chi nhánh Phú Thọ là một trong những trường hợp như vậy. Anh bị vừa bị viêm gan B, gan và máu nhiễm mỡ. Mặc dù điều trị trong rất nhiều năm nhưng bệnh không mấy cải thiện. Anh thấy mất năng lượng trong cuộc sống bởi cơ thể mệt mỏi, phải kiêng khem nghiêm ngặt.

Video cây an xoa chữa viêm gan B

Cây an xoa là cây gì?

Thế nhưng, may mắn khi anh biết đến an xoa. Anh cố gắng tìm mua đúng loại cây an xoa từ trên rừng về để sắc uống. Chỉ sau một tháng uống nước an xoa, sức khoẻ của anh cải thiện vượt trội. Và bất ngờ hơn, khi đến bệnh viện khám, bác sĩ nhận định các trị số mỡ trong gan, máu đều bình thường. Đặc biệt, bệnh viêm gan B của anh cũng đã biến mất. Đến nay, anh đã sống khoẻ mạnh như người bình thường. Vì vậy, anh rất nhiệt tình giới thiệu loại thảo dược này với tất cả người thân, bạn bè.

Lợi ích cây an xoa trị bệnh gan khác

Theo Đông y, cây an xoa có tính bình, có tác dụng làm mát gan rất hiệu quả. Dân gian thường sử dụng thảo dược này để giải độc gan, trị ung nhọt, nóng trong. Ngoài viêm, ung thư gan, an xoa cũng rất tốt để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan, nóng gan, mẩn ngứa. Tuy nhiên, việc sử dụng cây tổ kén cái để chữa trị các bệnh này cần được hỏi ý kiến bác sĩ. Việc tuỳ ý sử dụng không theo chỉ dẫn của người có chuyên môn rất dễ gây ra tác động xấu đến cơ thể.

Cây an xoa chữa đại tràng

Do có tác dụng tốt cho hệ tiêu hoá, cây an xoa được đánh giá tốt với bệnh viêm đại tràng. Ngoài ra, một số hoạt chất trong thảo dược này còn kháng viêm, giảm sưng hiệu quả. Vì vậy, người bị viêm đại tràng được khuyên nên dùng thảo dược này trong quá trình chữa trị. Bệnh có thể hết hẳn nếu kiên trì sử dụng trên 3 tháng. Hiệu quả này cũng phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh.


Video Tác dụng phụ của cây an xoa

Tác dụng phụ của cây an xoa?

Bên cạnh công dụng của cây an xoa, rất nhiều người cũng thắc mắc về tác dụng phụ, tác hại của thảo dược này. Có nhiều ý kiến cho rằng cây an xoa là thảo dược lành tính. Nhưng cũng nhiều người bị ngộ độc khi sử dụng “thuốc tiên” này. Vậy đâu là thông tin đúng? Trên thực tế, phần lớn các cây thuốc Nam đều có tác dụng phụ nhất định nếu không biết cách dùng.

Tác dụng phụ, tác hại của cây an xoa có gây nguy hiểm không?

Đa số, phản ứng mà người bệnh thường gặp khi uống cây an xoa là đau bụng, cồn cào và đi ngoài. Theo các lương y, đây là dấu hiệu bình thường khi uống cây an xoa. Do thảo dược này kích thích hoạt động của hệ tiêu hoá, giúp quá trình trao đổi chất đạt hiệu suất cao hơn. Đau bụng, đi ngoài thường diễn ra trong 5 ngày đầu tiên uống nước an xoa.

Tuy nhiên, một số bệnh nhân lại cho biết, triệu chứng này kéo dài trong nhiều ngày. Đây có thể là biểu hiện của ngộ độc thực phẩm. Mặc dù cây an xoa là thảo dược lành tính, nhưng nếu không được làm sạch, chế biến đúng cách có thể gây ngộ độc. Ngoài ra, việc uống an xoa cùng lúc với thuốc Tây y cũng rất nguy hiểm cho cơ thể. Vì vậy, muốn tránh được các tác dụng phụ, tác hại của cây an xoa, bạn nên chọn mua đúng cây an xoa chính gốc, sử dụng theo chỉ định của thầy thuốc.

Uống nhiều cây an xoa có tốt không?

Do quan niệm cây an xoa có rất nhiều lợi ích với sức khoẻ, nhiều người chọn uống thảo dược này cả khi khoẻ mạnh. Tuy nhiên, các dược chất trong cây an xoa thường quá mạnh so với người bình thường. Vì vậy, người khoẻ mạnh uống nước an xoa có thể gây đau bụng, đi ngoài, thậm chí là đau dạ dày.

An xoa rất tốt trong trị bệnh, gần như không có tác dụng phụ hay tác hại cho cơ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều có thể gây ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, sử dụng thuốc Nam tuỳ tiện sẽ không có tác dụng như mong muốn. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ, thầy thuốc… trước khi dùng bất cứ loại thảo dược nào.

Cây an xoa có tác dụng gì? Cách dùng cây an xoa chữa bệnh gan

Hình ảnh cây an xoa?

Thông qua hình ảnh cây an xoa, người dùng có thể phân biệt được cây an xoa thật giả, tươi khô. Trong phần nội dung dưới đây, bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn về vấn đề đó.

Mô tả hình ảnh cây an xoa

Cây an xoa là loại thân gỗ, cao khoảng từ 1 – 3 mét, nhánh hình trụ. Chúng thường mọc ở đường mương, ven suối, những nơi có độ ẩm cao.

Lá an xoa hình trái xoan, to bằng bàn tay, có mép răng cưa, cả 2 mặt phủ đầy lông.

Cụm hoa an xoa là những bông hoa ngắn đơn hay xếp đôi ở nách lá, có màu tím khá đẹp.

Quả an xoa có hình giống sâu nhộng, có lông, chạm vào rất ngứa. Khi cây an xoa còn non thì có màu xanh lúc về già chuyển sang màu nâu đen.

Hình ảnh cây, lá, hoa, quả của an xoa trong tự nhiên.

Đặc điểm của cây an xoa

Cây an xoa có đặc điểm nhận dạng ở quả của cây. Quả cây an xoa có màu xanh lục khá bắt mắt, thon dài, có nhiều lông, chạm vào hơi ngứa. Lá cây an xoa tươi có màu xanh lục ở mặt trên, mặt dưới màu nhạt hơn, cả 2 mặt đều có lông và hơi nhám. Hoa an xoa có màu tím.

Đặc điểm thành phần hóa học của cây an xoa

Tuy chưa có công trình nghiên cứu khoa học cụ thể nào về cây thuốc này. Qua sơ bộ các nhà nghiên cứu chứng minh thành phần hóa học chính của an xoa là:

  • Hoạt chất alcoloid (một chất kháng ung thư, ngăn chặn sự phát triển của khối U).
  • Hoạt chất flavonoid (có tác dụng chống oxy, bảo vệ tế bào gan).
  • Ngoài ra trong cây có một số chất enzyme và nhiều hoạt chất quý khác.

Nhờ những đặc điểm này, cây an xoa có nhiều công dụng, tác dụng chữa bệnh giúp con người. Chính vì có nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe, cây an xoa thường bị nhầm với nhiều loại cây dại khác. Thậm chí, người bán có thể bán những loại cây thuốc an xoa giả hoặc cây dại không có tác dụng.

Phân biệt hình ảnh cây an xoa thật giả tránh nhầm lẫn với các cây dại khác

Cây an xoa thường dễ bị nhầm lẫn với các loại cây dại khác, điển hình là hai loại cây: Cây dó mốc và cây tổ kén tròn. Chính vì vậy, khi chọn mua tổ kén cái – an xoa, người dùng cần lựa chọn kỹ lưỡng. Bởi các loại cây khác không có tác dụng điều trị bệnh như an xoa. Bên cạnh đó, việc sử dụng phải an xoa giả cũng ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Phân biệt cây an xoa với các loại cây khác

Cây dó mốc: Loại cây này có tên khoa học gọi là Helicteres angustifolia, thuộc họ glaucoides Pierre.

  • Thân cây dó mốc cứng và nhỏ hơn cây an xoa.
  • Quả cây dó mộc tròn, không thon dài như quả của cây an xoa.
  • Lá cây dó mốc cứng, thon dài hơn cây an xoa, đặc biệt là không có răng cưa.

Cây tổ kén tròn: Là loại cây có tên khoa học là (Helicteres isora). Về hình thức bên ngoài, loại cây này khá giống cây an xoa.

  • Thân của loại cây này rất to và lớn hơn cây an xoa.
  • Lá của cây tổ kén to hơn, hình lại nhọn như mũi tên.
  • Quả hình tròn và mọc thêm cả chùm.
  • Hoa lớn hơn hoa cây an xoa và có màu đỏ.

Nếu không xem xét kĩ trước khi mua, người dùng có thể mua nhầm 2 loại cây trên. Nếu sử dụng 2 loại cây trên làm thuốc chữa bệnh sẽ không đạt hiệu quả. Ngoài ra, khi sử dụng, bạn có thể gặp những tác dụng phụ không mong muốn.

Cách nhận biết cây an xoa tươi thật giả

Hiện nay, do nhu cầu sử dụng cây an xoa ngày càng tăng cao nên trên thị trường đã xuất hiện sản phẩm cây an xoa giả. Nhiều người bày bán cây an xoa giả, kém chất lượng để thu lợi nhuận cá nhân. Do vậy, người dùng cần chú ý kiểm tra mặt hàng trước khi quyết định mua.

Video cách phân biệt cây an xoa thật giả

Hình ảnh cây an xoa thật có thể được nhân biết thông qua hình dáng bên ngoài. Người tiêu dùng nên chọn lựa kĩ để mua được những sản phẩm chất lượng nhất.
Phân biệt cây an xoa thông qua hình dáng bên ngoài
  • Lá an xoa thuôn nhọn, gân nổi phía dưới mặt lá. Thân an xoa nhỏ hơn thân cây dại.
  • Quả an xoa có lông nên còn gọi là thâu kén lông. Đây là đặc điểm rất dễ nhận biết, khi mua cây an xoa bạn yêu cầu người bán cung cấp cây an xoa vẫn còn nguyên quả dính vào cành thì 100% bạn mua được cây an xoa thật.
  • Lá cây dại thường có lá to gấp đôi lá cây an xoa, thân cây to lớn. Quả cây dại thường có màu vàng hoặc đỏ, không có lông.
Phân biệt cây an xoa thông qua màu sắc

Hình ảnh cây an xoa tươi có thể được nhân biết thông qua màu sắc.

  • Hoa an xoa có màu tím, quả an xoa có màu xanh có nhiều lông (Trông như tổ con sâu dóm).
  • Hoa cây an xoa giả: Hoa có màu vàng hoặc màu trắng, quả to lớn không có lông.
Phân biệt hình ảnh cây an xoa thông qua mùi vị
  • Nước sắc cây an xoa có vị ngọt nhẹ, mùi thơm của một vị thuốc.
  • Nước sắc cây dại (an xoa giả) có mùi hôi khó chịu.
Cách nhận biết cây an xoa khi đã phơi khô

Khi cây thuốc đã phơi khô, bạn yêu cầu người bán không băm nát lá an xoa, không tách bỏ quả an xoa để có thể nhận biết dễ dàng hơn. Với cây đã khô thì việc phân biệt trở nên khó khăn hơn hơn.

Một số người còn truyền tai nhau cách phân biệt cây an xoa dựa vào lá của nó. Do cây an xoa khi được cung cấp đến người dùng đã qua thái lát phơi khô nên những đặc điểm bề ngoài rất khó phân biệt. Do vậy, người ta phân biệt bằng cách lấy lá cho vào miệng nhai thử, nếu là tiết ra nhờn là cây an xoa thật.

Phân biệt cây an xoa thật, giả.


Video cách nhận biết cây an xoa

Cây an xoa có nhiều ở đâu?

Cây an xoa là một trong những thảo dược được dùng làm thuốc điều trị bệnh, tuy nhiên loại cây này không mọc phổ biến ở nhiều nơi. Cây an xoa mọc tập trung ở các địa phương có địa hình đồi núi, khí hậu thoáng, mát.

Cây an xoa thường mọc ở đâu?

Cây an xoa mọc hoang, thường sinh trưởng và phát triển ở điều kiện tự nhiên:

  • Các khu rừng thưa có nhiều ánh sáng, mọc dưới tán cây.
  • Khu vực bãi hoang, đồi cỏ, sườn núi, sườn đồi.
  • Khu vực ven suối ẩm và thoáng.
  • Đặc biệt mọc trên đất xám, đất cát thuộc khu vực Tân Uyên (Bình Dương) và Lộc Ninh (Bình Phước).

Loại cây này mọc ở độ cao từ thấp lên đến khoảng 1500m. An xoa đâm hoa, kết trái hầu như quanh năm. Hoa an xoa nở nhiều vào khoảng đầu mùa mưa (tháng 4, tháng 5). Chúng mọc thành từng bụi chứ không phát triển riêng lẻ.

Cây an xoa trồng ở đâu?

Cây an xoa mọc nhiều ở Campuchia và Lào. Tại Việt Nam, cây an xoa được trồng, thu hái chủ yếu ở các tỉnh sau:

  • Khu vực miền Bắc: Cây an xoa có nhiều ở Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang… Đây chủ yếu là các tỉnh có địa hình đồi núi.
  • Khu vực miền Trung: Người dân có thể tìm cây an xoa ở tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An.
  • Khu vực miền Nam: Cây an xoa có nhiều ở tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Lâm Đồng…

Ngoài ra, khu vực Tây Nguyên và các địa phương khác cũng có cây an xoa với số lượng ít.

Cây an xoa có mấy loại?

Cây an xoa là một trong 6 loại tổ kén, bao gồm:

  • Tổ kén hay còn gọi là dó hẹp
  • Tổ kén cái hay còn gọi là dó lông, cũng chính là cây an xoa.
  • Tổ kén hoa trắng
  • Tổ kén không lông
  • Tổ kén lá mác hay còn gọi là dó thon
  • Tổ kén tròn hay còn gọi là dó trĩn.

Vì cây an xoa – tổ kén cái thuộc loài tổ kén nên rất dễ bị nhầm lẫn.

Cách dùng cây an xoa

Cách dùng cây an xoa chữa bệnh, giải độc, thanh lọc cơ thể như thế nào? Sơ chế, sắc cây an xoa đúng cách, đúng liều lượng sẽ giúp các dược liệu trong loại cây này phát huy tác dụng. Một số phương pháp sơ chế, sao vàng, sắc, uống an xoa dưới đây người dùng nên tham khảo.


Video cách dùng cây an xoa

Hướng dẫn cách sử dụng cây an xoa hiệu quả

Cách sử dụng cây an xoa rất đơn giản. Có rất nhiều cách sử dụng cây an xoa chữa bệnh hiệu quả trong đó, sắc nước là phương pháp phổ biến nhất. Trước khi sắc nước cây an xoa, phải sơ chế để loại bỏ bụi bẩn và tăng cường dược chất trong cây.

Sơ chế cây an xoa trước khi sử dụng

Tất cả bộ phận của cây an xoa đều có thể sử dụng để chế biến thành thuốc. Các bộ phận bao gồm: Thân, cành, lá và trái. Cây an xoa chặt về bạn đem tách lá và cành nhỏ riêng, thân riêng. Lá cành dạng nhỏ đem phơi khô. Thân và cành lớn đem băm nhỏ sao vàng hạ thổ làm thuốc. Cây an xoa chỉ cần phơi 1 – 2 nắng là khô. Tuy nhiên, bạn nên phơi từ 3 – 4 nắng cho khô hẳn. Sau đó, cất vào túi nilon, buộc kín miệng để dùng dần.

Không sử dụng hoa an xoa bởi hoa an xoa có nhiều lông nhất. Nếu sử dụng sẽ gây khó chịu, ngứa cổ họng và gây ho cho người dùng. Cây an xoa cần sao vàng hạ thổ trước khi sử dụng mới phát huy được dược tính nhất. Nếu dùng an xoa không sao vàng hạ thổ, một số trường hợp có hiện tượng đầy bụng khó tiêu.

Cách sao vàng, hạ thổ cây an xoa

Bắt nồi (nếu là nồi đất hoặc gang thì càng tốt) lên bếp lửa, đợi cho bề mặt đáy nồi nóng đều rồi cho cây an xoa vào (nên sao thân và lá riêng). Để lửa nhỏ và đảo đều cây an xoa cho đến khi thấy cây có màu vàng và mùi thơm thì tắt bếp và nhắc xuống.

Sau đó, đổ cây an xoa ra nền đất sạch để hạ thổ, để khoảng vài phút rồi mới đem sắc nước. Bước này sẽ giúp phát huy dược tính của cây an xoa, đem lại hiệu quả chữa bệnh tốt hơn.

Cách sắc/nấu cây an xoa

Cây an xoa sắc theo truyền thống là sắc với nước, không dùng thêm bất kì một dược liệu nào đi kèm. Đối với bệnh nhân mới sử dụng hoặc người bình thường uống phòng bệnh thì chỉ sắc 100g để uống trong 3 – 5 ngày đầu. Khi nào cơ thể thích ứng được thì tăng liều lượng lên dần.

Cách sắc nước như sau: Lấy 100g cây an xoa đã được rửa sạch đem sắc với 1 lít nước. Đun cạn nước đến khi còn khoảng 1 bát cơm thì có thể dùng được. Khi đun, người dùng lưu ý cho lửa vừa phải. Không nên cho lửa to vì dễ làm cây an xoa không ra được hết chất.

Sau khi quen dùng, người bệnh có thể tăng liều lượng lên 150g an xoa đã phơi khô xắt lát. Đối với 150g cây an xoa thì sẽ sắc với 1,5 lít nước. Có thể đun uống nhiều nước, không cần cô đặc. Nước cây an xoa nên chia làm nhiều lần uống thay nước trong ngày.

Tác dụng phụ của cây an xoa. Cách dùng an xoa chữa bệnh tốt nhất

Cách uống cây an xoa

Cây an xoa rất dễ uống, nước có vị hơi ngọt, mùi rất thơm. Người bệnh và người bình thường có thể sử dụng hàng ngày thay nước vừa để chữa bệnh vừa tăng cường sức khỏe.

Không dùng quả để tránh gây cảm giác ngứa, khó nhịu. Lá có vị rất đắng nên khi nấu bạn có thể sử dụng thân an xoa nhiều hơn lá để cho dễ uống.

Có thể kết hợp với một số cây thuốc Nam khác như: Lá mãng cầu xiêm, nấm lim xanh, xáo tam phân để cho kết quả tốt nhất.

Không dùng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Trong thời gian sử dụng cây an xoa hỗ trợ điều trị ung thư gan, bạn nên kết hợp tham khảo ý kiến, lời khuyên của Bác sĩ và theo dõi tình trạng bệnh hàng ngày.

Cây an xoa là một cây thuốc Nam nên muốn có hiệu quả cao, bạn cần kiên trì sử dụng liên tục, đầy đủ đúng liệu trình.

Video cách sử dụng cây an xoa
Cách sử dụng cây an xoa chữa bệnh gan hiệu quả

Cây an xoa với những dược chất quý nên có công dụng chữa bệnh gan vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi loại bệnh về gan lại có cách sắc nước khác nhau với sự kết hợp nhiều dược liệu khác: Cây xạ đen, cây mật nhân, cây bán chi liên… Các bệnh về gan mà cây an xoa có thể chữa trị là: Ung thư gan, xơ gan, viêm gan B…

Cách dùng cây an xoa làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư gan

Cây an xoa kết hợp với xạ đen có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của khối u ác tính hiệu quả.

Nguyên liệu bao gồm:

  • Cây an xoa: 50g (Cả thân và lá, đã sao vàng hạ thổ)
  • Cây xạ đen: 50g (Cả thân và lá)

Cách dùng: Đem các vị thuốc đã sao vàng hạ thổ đem rửa sạch. Cho tất cả vào ấm sắc cùng với 1, 5 lít nước. Đun sôi trong thời gian 15 phút là có thể dùng được. Nước sắc từ cây an xoa với xạ đen có thể uống thay nước uống hàng ngày. Nếu bệnh nhân ăn uống kém, bạn nên sắc cạn thành một bát nước để người bệnh uống dễ hơn.

Cách dùng cây an xoa làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan

Liều lượng gồm:

  • Cây an xoa: 50g (Cả thân và lá, đã sao vàng hạ thổ)
  • Cây bán chi liên: 20g
  • Cây cà gai leo: 30g

Cách dùng: Đem tất cả nguyên liệu đem rửa sạch. Đem cây an xoa sắc với với 1,5 lít nước. Sắc khoảng tầm 15 – 20 phút là được. Lưu ý đun nhỏ lửa tránh nước cạn quá nhanh. Nước sau khi đun xong thì chia thành nhiều bữa uống trong ngày.

Cách dùng cây an xoa hỗ trợ điều trị viêm gan B

Liều lượng:

  • Cây an xoa: 30g (Cả thân và lá, đã sao vàng hạ thổ)
  • Cây cà gai leo: 30g
  • Rễ cây mật nhân: 10g

Cách dùng: Đem tất cả nguyên liệu đem rửa sạch. Đem cây an xoa sắc với với 1 lít nước. Sắc khoảng tầm 15 – 20 phút là được. Lưu ý đun nhỏ lửa tránh nước cạn quá nhanh. Nước sau khi đun xong thì chia thành nhiều bữa uống trong ngày. Người dùng có thể áp dụng cách hãm với nước sôi trong bình giữ nhiệt hoặc phích nước. Đây là cách dành cho những người không có nhiều thời gian.

Cách dùng cây an xoa chữa các bệnh khác

Ngoài việc chữa bệnh gan hiệu quả, cây an xoa còn hỗ trợ điều trị ung thư và giúp giảm cân an toàn. Cách dùng cây an xoa chữa ung thư và giảm cân cũng rất đơn giản.

Cây an xoa chữa ung thư hiệu quả

Mỗi ngày lấy khoảng 50g cây an xoa cùng với 50g cây xạ đen bỏ vào ấm, cho thêm khoảng 1 lít nước rồi đun sôi với lửa vừa phải cho đến khi lượng nước trong ấm cạn còn khoảng một nữa thì tắt bếp, đổ ra chén để uống trong ngày.

Cây an xoa giúp giảm cân, giữ gìn vóc dáng

Sử dụng 50g cây an xoa nấu với 2 lít nước, đun sôi với lửa vừa khoảng15 phút rồi tắt bếp, đổ nước ra bình cho nguội, dùng uống trong ngày. Dùng mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả mà lại an toàn cho cơ thể.

Liều dùng, thời điểm dùng cây an xoa hợp lý

Sử dụng cây an xoa mỗi ngày như thế nào phù hợp? Người dùng cần tuân thủ liều lượng và thời điểm uống nước an xoa. Bởi nếu uống sai thời điểm hoặc sử dụng không đúng liều lượng sẽ khiến tác dụng của an xoa không được phát huy hết.

Liều lượng uống cây an xoa mỗi ngày
  • Đối với người lần đầu uống nước an xoa: Chỉ nên sử dụng 100g an xoa khô mỗi ngày. Trong những ngày đầu tiên, nếu cơ thể người bệnh có các biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy liên tục thì nên dừng uống và tới gặp bác sĩ để được thăm khám. Đây là những biểu hiện của việc cơ thể không thích nghi với dược chất trong an xoa.
  • Đối với bệnh nhân đã và đang sử dụng an xoa để hỗ trợ điều trị bệnh: Nên sử dụng an xoa theo chỉ định của thầy thuốc hoặc dùng theo thang thuốc được kê.
Nên uống cây an xoa khi nào?

Thời điểm uống cây an xoa cũng ảnh hưởng tới kết quả điều trị. Bởi nếu uống an xoa cùng lúc với thuốc Tây sẽ có nguy cơ triệt tiêu tác dụng lẫn nhau. Vì vậy người dùng cần lưu ý:

  • Uống an xoa và thuốc Tây cách nhau khoảng 30 phút.
  • Nên uống an xoa sau khi ăn trưa, ăn tối khoảng 20 phút.

Sắc, nấu nước an xoa đúng cách sẽ giúp thảo dược này phát huy tác dụng.

Dùng cây an xoa sau bao lâu thì có hiệu quả

Cây an xoa giống như các loại dược liệu Đông y khác, có tác dụng chậm, điều trị dựa trên cơ chế phục hồi các tổn thương trong cơ thể do bệnh gây ra. Bởi vậy, khi uống an xoa chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh về gan rất cần thời gian để thảo dược này phát huy tác dụng.

Sau hơn 20 ngày uống an xoa chữa bệnh, người bệnh sẽ có cảm giác:

  • Ăn uống ngon miệng, ăn nhiều hơn.
  • Ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  • Da dẻ không còn xanh xao, vàng vọt mà trở nên hồng hào, có sức sống hơn.

Các dấu hiệu trên cho thấy tác dụng của an xoa đã phát huy. Để có kết quả điều trị như mong muốn, người dùng nên sử dụng cây an xoa từ 3 đến 6 tháng dưới sự chỉ định của thầy thuốc.

Cây an xoa chữa bệnh gì? Các bài thuốc chữa bệnh gan từ cây An xoa

Xem thêm: Cây an xoa có thể chữa được ung thư gan – Báo Mới

Trường hợp nào không nên uống cây an xoa?

Uống nước an xoa đem lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng cây an xoa.

Một số trường hợp sau đây không nên uống an xoa:

  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác hại của an xoa đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé thì không nên uống an xoa trong hai giai đoạn này.
  • Trẻ em dưới 10 tuổi do cơ thể của trẻ chưa phát triển hoàn toàn, khó thích nghi được với dược chất trong an xoa.
  • Người bị huyết áp thấp hoặc đang mắc các chứng bệnh về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy. Nhóm đối tượng này nếu uống nước an xoa sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Lưu ý khi uống cây an xoa chữa bệnh

Để tác dụng của cây an xoa phát huy tốt nhất, trong quá trình sử dụng an xoa hỗ trợ điều trị bệnh, người dùng cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Cây an xoa là thảo dược không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Vì vậy người bệnh không được tự ý bỏ thuốc và chuyển sang uống nước an xoa.
  • Tuân thủ theo chỉ định của thầy thuốc khi sử dụng an xoa, không được tự ý dùng quá liều lượng. Ngoài ra, người bệnh cần thăm khám và theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên.
  • Nước sắc từ an xoa không nên sử dụng quá một ngày vì khi đó nước đã bị hỏng.
  • Trong thời gian uống nước cây an xoa, người dùng nên uống từ 2 lít nước/ngày. Điều này giúp đào thải độc tố trong cơ thể ra ngoài.
  • Ngoài ra, người dùng cần có một chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý. Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y kết hợp với uống cây an xoa, người bệnh nên có chế độ dinh dưỡng giúp quá trình điều trị đạt kết quả tốt.

Địa chỉ mua bán cây an xoa

Cây an xoa mua ở đâu, địa chỉ nào bán cây an xoa uy tín, giá cây an xoa bao nhiêu tiền 1kg chính hãng? Tham khảo thông tin dưới đây để chọn lựa và mua được cây an xoa chất lượng nhất.

Cây an xoa mua ở đâu?

An xoa là loại cây mọc chủ yếu ở vùng núi nước ta. Cây phát triển tốt tại một số tỉnh miền núi như Bình Phước, Kiên Giang, Quảng Bình, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Tuyên Quang, Lạng Sơn, Yên Bái…Khách hàng có thể dễ dàng mua cây an xoa chất lượng ở các khu vực trên. Tại đây bạn có thể mua an xoa trực tiếp tại nhà dân. Cây an xoa được người dân hái trong rừng, chặt từng đoạn nhỏ và phơi khô.

Nếu không có điều kiện đến các tỉnh trên để mua an xoa, bạn cũng có thể tìm mua an xoa tại các nhà thuốc Đông y, nhà thuốc Nam trên toàn quốc. Cây an xoa hiện nay được bán online rất nhiều, trên các trang web và mạng xã hội. Có thể tìm mua an xoa tại các cơ sở uy tín thông qua mạng và đặt trực tiếp.

Địa chỉ bán cây an xoa?

Hiện nay, trên thị trường có không ít nơi bán cây an xoa giả. Vì thế, khách hàng nên tìm đến các địa chỉ uy tín, sản phẩm được kiểm định chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để mua cây an xoa. Dưới đây là địa chỉ bán cây an xoa chính hãng ở Bình Phước, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác trên cả nước.

Địa chỉ bán cây an xoa ở Bình Phước

Thảo dược an xoa có nguồn gốc từ Campuchia. Ở nước ta, loại cây này chủ yếu phân bố ở tỉnh Bình Phước. Bởi vùng đất này có điều kiện thổ nhưỡng thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây an xoa. Vì vậy, nếu muốn đến tỉnh Bình Phước để mua cây an xoa, bạn có thể tìm đến huyện Lư Lộc.

Nơi bán cây an xoa ở Hà Nội

Tại Hà Nội, cây an xoa đã được nhân giống thành công ở huyện Ba Vì và Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Vì vậy, bạn có thể đến những địa điểm này để mua an xoa. Tuy nhiên nên chọn những nhà thuốc uy tín, đảm bảo việc mua được an xoa chất lượng để bạn có thể an tâm sử dụng.

Nơi bán cây an xoa tại thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh khác

Tại thành phố Hồ Chí Minh, an xoa được nhập chủ yếu từ hai tỉnh Bình Phước và Kiên Giang. Bạn nên tìm những điểm bán cây an xoa uy tín, được nhập chính gốc, giá thành hợp lý và có giấy kiểm định chất lượng.

Mua giống cây an xoa ở đâu?

Hiện nay, do nhu cầu sử dụng cây an xoa rất lớn nên nhiều người tìm mua hạt giống an xoa về trồng. Một khu vườn nhỏ có thể trồng từ 20-50 cây. Hạt giống an xoa sau khi gieo dễ nảy mầm dưới điều kiện đất ẩm, đủ dưỡng chất và nhiệt độ vừa phải. Cây an xoa có thể phát triển từ cách gieo trồng tự nhiên, không ngại chi phí vì giá thành hạt giống rẻ, cây nhanh phát triển, ít tốn thời gian chăm sóc và thu hoạch.

Giống cây an xoa được bán tại các trung tâm giống cây trồng, dược liệu trên cả nước. Một số điểm bán giống an xoa uy tín như:

o Học viện Nông nghiệp Việt Nam;

o Hội Đông y tỉnh Bình Phước…

Mua cây an xoa ở đâu giá tốt, đảm bảo chất lượng? Giá 1kg an xoa?

Uống cây an xoa tác dụng gì? Cách sắc nước cây an xoa trị bệnh

Giá cây an xoa bao nhiêu tiền 1kg chính hãng?

Hiện nay trên thị trường có nhiều nơi quảng cáo bán cây an xoa. Tuy nhiên đa phần sản phẩm quảng cáo hiện nay có chất lượng thấp, chưa cân xứng với túi tiền người tiêu dùng bỏ ra. Nếu không biết đúng giá cây an xoa, bạn dễ dàng bị mua đắt hoặc mua sản phẩm kém chất lượng. Sau đây là bảng giá cây an xoa tại Bình Phước, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác giúp bạn mua được cây an xoa chất lượng với giá tốt nhất.

Giá bán cây an xoa tại Bình Phước bao nhiêu tiền 1kg?

Do Bình Phước là cây an xoa sinh trưởng và phát triển nhiều nên giá bán cây an xoa tại Bình Phước thấp hơn các tỉnh khác.

Giá bán cây an xoa tươi tại Bình Phước

Cây an xoa tươi có giá 30.000 – 50.000đ/ kg khi mua trực tiếp tại nơi trồng. Tuy nhiên, cây an xoa tươi thường khó để được lâu nếu chưa sấy khô. Nhưng không phải ai cũng biết cách sơ chế và sử dụng an xoa tươi. Vì vậy, đa số người tiêu dùng chọn mua an xoa đã qua sơ chế để dễ dàng sử dụng trong thời gian dài.

Giá bán cây an xoa khô tại Bình Phước

Giá cây an xoa khô mua tại Bình Phước dao động từ 100.000 – 150.000đ/ kg. Thảo dược này được dùng cả thân và lá. Một cân an xoa khô có thể sử dụng trong 1 – 2 tháng. An xoa khô có thể để được từ 6 tháng đến 1 năm. Thông thường, uống nước an xoa sẽ có tác dụng sau 3 – 6 tháng. Do đó, bạn nên mua khoảng 5 – 7 cân thảo dược này để tiện lợi khi sử dụng.

Giá bán cây an xoa bao nhiêu tiền 1kg tại Hà Nội?

Cây an xoa cũng đã được trồng thành công ở Hà Nội nên giá bán an xoa ở Hà Nội không quá cao so với mặt bằng chung.

Giá cây an xoa tươi tại Hà Nội

Cây an xoa tươi thường rất ít có ở Hà Nội. Do đó, giá cây an xoa tươi ở Hà Nội khoảng 50.000 – 70.000đ/ kg.

Giá mua cây an xoa khô tại Hà Nội

Giá cây an xoa khô tại Hà Nội dao động từ 150.000 – 200.000đ/ kg. Giá bán thảo dược này cao hơn so với Bình Phước do chi phí vận chuyển và bảo quản. Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng dược tính khi sử dụng, an xoa cần được trồng và sơ chế làm sạch theo tiêu chuẩn GACP của Tổ chức y tế thế giới. Chỉ có các công ty dược phẩm mới đảm bảo được quy trình này. Do đó, giá an xoa chất lượng cao có thể lên đến 300.000đ.

Giá bán cây an xoa tại thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh khác

Tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, giá cây an xoa khô dao động từ 150.000 đến 200.000đ/ kg.

Giá cây an xoa bao nhiêu tiền 1kg CHÍNH HÃNG? Nơi mua bán an xoa

Cách dùng cây an xoa: Cách nấu uống cây an xoa trị bệnh hữu hiệu

Cách chọn mua cây an xoa tốt

Để mua được cây an xoa chất lượng thì cần lưu ý một số điểm sau:

  • Không mua hàng ở những địa chỉ không có nguồn gốc rõ ràng, địa chỉ và tên tuổi cụ thể;
  • Phải kiểm tra kĩ hàng trước khi nhận;
  • Phải đảm bảo chất lượng, phải có mùi thơm và không bị nấm mốc;
  • Hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng cây an xoa chữa bệnh gan;
  • Không tự ý mua cây an xoa về chữa bệnh thay thuốc;
  • Chọn mua ở những địa chỉ uy tín, có nhiều người đánh giá tốt về sản phẩm.

Cách trồng cây an xoa

Cây an xoa là loại cây ưa nơi đất ẩm, không khó trồng và chăm sóc. Người dùng có thể mua hạt giống cây an xoa về trồng và chăm sóc tại nhà. Trồng cây an xoa không cần diện tích quá lớn, thích hợp với cả khuôn viên sân vườn nhỏ.

Video cách trồng cây an xoa

Cách chọn hạt giống cây an xoa

Hạt giống cây an xoa được bán ở các cửa hàng chuyên bán giống cây dược liệu. Ngoài ra, người dùng cũng có thể mua quả an xoa khô hoặc thu hái quả an xoa khô trong tự nhiên để lấy hạt.

Quả an xoa khô có đặc điểm:

  • Bên ngoài quả an xoa có nhiều lông chi chít.
  • Quả an xoa hình thon dài giống con sâu.
  • Quả khi khô có màu nâu đen.
  • Bên trong quả có nhiều hạt nhỏ li ti.

Cách trồng cây an xoa như thế nào?

Dưới đây là gợi ý cách trồng cây an xoa mà người dùng có thể tham khảo:

Bước 1: Xới đều tay khu vực đất nơi cần ươm sao cho đất tơi, xốp. Sau đó tưới nước vừa đủ ẩm đất. Không nên tưới quá nhiều sẽ khiến đất trở nên nhão, khó ươm cây.

Bước 2: Sử dụng 2 bao bã đậu, mỗi bao nặng 25kg, rải đều lên trên bề mặt đất rồi tưới nước lần 2.

Bước 3: Xới đất lần nữa cho tơi xốp, sau đó tiến hành gieo hạt. Người trồng nên vò nhẹ trái an xoa khô để hạt giống rơi ra. Ngâm hạt an xoa với nước rồi mới đem đi gieo.

Bước 4: Sau khi gieo hạt giống an xoa, sử dụng 1 gói Atonit pha với 8 lít nước. Tưới hỗn hợp này lên trên bề mặt đất đã ươm. Chú ý mỗi ngày tưới từ 2 – 3 lần.

Bước 5: Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây an xoa. Khi thấy cây non mọc cao khoảng 1 tấc thì tiến hành bứng ra để trồng theo bụi. Bởi đặc tính sinh trưởng và phát triển của cây an xoa là theo từng bụi từ 5 – 7 cây. Lưu ý trồng các bụi cây an xoa cách nhau khoảng 1m.

Lưu ý khi áp dụng cách gieo hạt cây an xoa

Trong quá trình trồng và chăm sóc cây an xoa, người trồng cần lưu ý:

  • Thường xuyên tưới nước cho cây bằng vòi hoa sen. Thời gian đầu cây còn yếu nên yêu cầu độ ẩm và ánh sáng đầy đủ.
  • Nên phân thành từng luống an xoa để cây có điều kiện phát triển tốt nhất và thuận lợi cho quá trình chăm sóc, theo dõi.
  • Đối với gia đình không có điều kiện về diện tích trồng trọt thì có thể trồng cây an xoa trong chậu cảnh hoặc thùng xốp.

Cách chăm sóc cây an xoa

Vì đặc tính ưa ẩm, trong quá trình trồng, bạn cần thường xuyên tưới nước cho các hạt giống cây. Một tuần tưới nước 3 lần cho cây an xoa. Cây an xoa không thường bị sâu bệnh nên quá trình chăm sóc tương đối dễ dàng.

Vì đây là một loại thảo dược, cây thuốc chữa bệnh, do đó, người trồng không nên phun thuốc trừ sâu nếu có hiện tượng lá bị sâu đục.

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version