Giỏ hàng

Cây mơ tam thể có tác dụng gì?-Những bài thuốc hay từ cây mơ tam thể

Cây mơ tam thể có vị đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, giải nhiệt, mạnh tỳ vị, tiêu thực, sát khuẩn, chữa phong tê thấp, tẩy giun, giải độc…

Tên khoa học: Paederia lanuginose.

Cây mơ tam thể, hay còn có các tên khác như: ngưu bì đống, mơ tròn, dây mơ lông, mẫu cầu đằng, ngũ hương đằng, thanh phong đằng, mao hồ lô…Là một loại cây leo mọc hoang hoặc được trồng làm hàng rào nhiều nơi ở nước ta để làm rau gia vị.

Ngoài công dụng như một loại gia vị, mơ lông còn có tác dụng chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, bộ phận dùng làm thuốc là lá mơ thường dùng tươi. Dược liệu có vị đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, giải nhiệt, mạnh tỳ vị, tiêu thực, sát khuẩn, chữa phong tê thấp, tẩy giun, giải độc… nhưng thông dụng nhất vẫn là chữa các bệnh về đường tiêu hóa.

Cây mơ tam thể

Thành phần hóa học:

Trong cây chứa một lượng tinh dầu nặng mùi carbon disulfid.

Tác giả Dymock, Warden và Hooper lấy được từ cây này 2 chất alkaloid: peaderin α và β, một chất tan trong ether kết tinh dưới dạng kim nhỏ, một chất vô định hình hơi tan trong rượu amylic, cloroform và benzen.

Theo đông y:

Theo dược học cổ truyền, mơ lông vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng. Thường được dùng để chữa các chứng phong thấp, đau nhức, đau bụng, kiết lỵ, phù thũng, đầy bụng, chậm tiêu, trẻ nhỏ suy dinh dưỡng (cam tích, gan, lách sưng to, trúng độc, thoát giang (sa trực tràng), mụn nhọt mọc ở lưng, bạch đới, tổn thương do trật đả…

Theo kinh nghiệm dân gian, lá mơ lông có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn và trị các bệnh về đường tiêu hóa rất tốt.

Liều dùng 20 – 30g/ngày, có thể dùng đến 50g vẫn an toàn.

Hoa của cây mơ tam thể

Một số bài thuốc từ cây mơ tam thể:

Bài 1: Chữa tiêu chảy do nhiệt: Với biểu hiện bụng quặn đau, đầy hơi, đại tiện mùi phân khẳm, nước tiểu vàng: Lá mơ 16g, nụ sim 8g, rửa sạch các vị thuốc cho vào ấm đổ với 500 ml, sắc còn 200 ml. Uống trong ngày mỗi lần 100 ml, dùng liền 5 ngày.

Bài 2: Chữa chứng bí tiểu tiện do nóng, có thể áp dụng cho cả trường hợp bệnh sỏi thận dẫn đến bí tiểu tiện: Lấy 1 nắm lá mơ lông, rửa sạch sắc uống ngày 2 – 3 lần rất hiệu nghiệm.

Bài 3: Chữa ăn khó tiêu, sôi bụng do thức ăn sống lạnh: Lấy một nắm lá mơ tươi, rửa sạch giã nát lấy nước uống hoặc có thể ăn cùng với thức ăn. Ăn liền 2 – 3 ngày.

Bài 4: Chữa kiết lỵ: Kinh nghiệm là thường dùng lá mơ tươi trộn đều với trứng gà sống. Sau đó, bọc hỗn hợp này bằng lá chuối, đem nướng chín hoặc dùng chảo (không dầu) đun vàng hai mặt. Lấy ra ăn ngày 3 lần, liên tục vài ngày. Ngoài ra có thể sử dụng một trong các bài thuốc sau:

– Lấy một nắm lá mơ, một nắm lá phèn đen rửa sạch, nhúng qua nước sôi, vảy khô, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, ngày 2 – 3 lần.

– Lá mơ lông, lá trâu cổ, mỗi vị 20g, lá lốt, nụ sim mỗi vị 10g.Tất cả cho vào ấm đổ 700ml nước sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

– Lá mơ lông 30g, thổ phục linh, bạch thược mỗi vị 5g, hạt cau khô, vỏ măng cụt mỗi vị 10 g, cỏ sữa 25g, rau sam 20g.  Sắc uống ngày 1 thang. Tất cả cho vào ấm đổ 750ml nước sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Mua bán dược liệu:

Giá bán tham khảo: Đang cập nhật.

Địa chỉ tham khảo: Bạn có thể mua ở các chợ hoặc siêu thị gần nhà.

Nguồn:

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button