Cây cứt lợn là cây gì? Tác dụng của cây cứt lợn: chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm đường hô hấp, trị sỏi tiết niệu, mụn nhọt… Cách dùng cây cứt lợn tốt, tránh tác dụng phụ, tác hại. Cách sử dụng cây cứt lợn chế biến, nấu uống, bảo quản. Giá cây cứt lợn bao nhiêu tiền 1kg. Hình ảnh cây cứt lợn và đặc điểm nhận biết cây cứt lợn.
Cây cứt lợn từ lâu chỉ được coi là cây dại mọc hoang ven đường. Rất nhiều người không biết giá trị to lớn của nó. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những tác dụng tuyệt vời của loài cây này.”Nam dược trị nam nhân”. Đừng để lãng phí những loại thảo quý giá tồn tại ngay xung quanh chúng ta
Cây cứt lợn là gì
Cây cứt lợn là gì?
Cây cứt lợn là loại cây dại rất quen thuộc, thường xuất hiện ở vùng quê Việt Nam. Cây còn có những tên rất dễ thương khác như hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị, cỏ cứt heo,…Cây thường mọc ở ven đường hoặc tại những bãi đất hoang.
Đặc điểm của cây cỏ cứt heo
Cây hoa cứt lợn rất dễ nhận biết. Đây là loại cây thân nhỏ, mềm với rất nhiều sợi lông li ti màu trắng mọc xung quanh. Chiều cao của cây chỉ tầm 30-50cm. Lá cây có hình dáng tương tự lá rau húng nhưng dài hơn. Mặt trên và mặt dưới của lá đều có lông như ở thân. Đặc biệt hoa mọc thành từng chùm nhỏ, như những bông cúc tím tí hon. Khi vò cây có mùi hôi khó chịu nên có cái tên như vậy.
Tác dụng của cây cứt lợn
Cây cứt lợn có tác dụng gì? Chữa bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng
Theo nghiên cứu khoa học, trong cây hoa ngũ sắc có khoảng 0,7-2% tinh dầu đậm đặc. Tinh dầu này có chứa các hoạt chất có tác dụng cực tốt trong điều trị viêm xoang, viêm mũi và các bệnh đường hô hấp khác. Các hoạt chất đó là caryophyllen, cadinne, demetoxygeratocromen… Hiệu quả dùng thảo dược này đã được chứng minh trên nhiều bệnh nhân.
Theo Đông y, cỏ cứt heo có vị đắng nhưng tính mát. Vì vậy khi dùng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Cây thường được sử dụng làm thuốc chống viêm, chống sưng, chống dị ứng. Do đó nó cực hiệu quả khi điều trị sổ mũi, viêm xoang cấp tính, mãn tính. Tác dụng này đã được nhiều người biết tới và được giá rất cao.
Cây cứt lợn có tác dụng chữa bệnh sỏi tiết niệu
Theo đông y, cây cỏ hôi có tác dụng tác dụng tiêu sưng, trừ sỏi. Nếu dùng bài thuốc phù hợp, tình trạng sỏi sẽ được cải thiện rõ rệt.
Hơn nữa cỏ hôi có tác dụng thanh nhiệt và giải độc. Do đó rất hiệu quả trong điều trị viêm tiết niệu do nóng trong hay do vi khuẩn gây nên.
Cây cứt lợn có tác dụng chữa bệnh mụn nhọt
Mụn nhọt hình do nhiều nguyên nhân. Chủ yếu là do sự tấn côn của các vi khuẩn khi da bị xây xát. Mụn cũng có thể xuất hiện do sự tích trữ các độc tố bên trong cơ thể. Hoặc do nóng trong người. Muốn loại trừ mụn không có cách nào tối ưu hơn loại bỏ các nguyên nhân gây mụn nhọt.
Trong hoa ngũ sắc có chứa một số kháng sinh tự nhiên. Các kháng sinh này giúp điều trị các vết lở loét do mụn gây nên. Hơn nữa nó sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn tấn công da. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc giúp làm mát cơ thể và giảm thiểu mụn.
Ngoài ra hoa ngũ sắc còn hỗ trợ điều trị các bệnh như đau xương, bệnh chốc đầu, hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung, trị cảm cúm, sốt rét,… Bài thuốc từ loại cây này có thể dùng lâu dài mà không có tác dụng phụ.
Xem thêm:
Cách dùng cây cứt lợn chữa bệnh tốt nhất
Cách sử dụng cây cứt lợn chữa bệnh viêm xoang, viêm mũi
Lá cây ngũ sắc ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút. Rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước. Dùng bông tẩm nước này và bôi vào bên trong mũi bị đau. Nếu tai đau, tẩm nước cốt này vào bông và ngoáy vào tai.
Có thể dùng 15-30g lá khô đun cùng nửa lít nước. Sắc nấu đến khi còn lại 200ml là được. Vừa uống trước bữa ăn vừa dùng để xông mũi rất hiệu quả.
Cách sắc nấu cây cứt lợn chữa bệnh sỏi tiết niệu
Dùng 20g cỏ cứt lơn với 16g kim tiền thảo, 16g cam thảo đất, 12g râu ngô, 16g kim tiền thảo, 20g mã đề nấu sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 2-3 lần.
Cách sử dụng cây cỏ cứt lợn chữa bệnh mụn nhọt
Sử dụng 20g cỏ cứt lợn khô hoặc 50g cỏ tươi sắc với nước uống hàng ngày. Với các nốt mụn, nhọt, giã nát cỏ và đắp lên. Đun loại cỏ này tắm có tác dụng chữa ghẻ rất hiệu quả.
Chế biến cây cứt lợn
Thu hoạch phần thân, lá, hoa cứt lợn. Đa số dùng tươi. Nếu dùng khô cần rửa sạch sau đó sấy hoặc phơi chỗ nắng to. Bảo quản trong túi bóng, để nơi khô thoáng.
Lưu ý sử dụng cây cứt lợn tránh tác dụng phụ
Khi mua cây hoa cứt lợn hoặc bất cứ thảo dược nào cần biết rõ nguồn gốc. Không nên sử dụng cây được phun thuốc hóa học. Sử dụng thảo dược sẽ không có kết quả nhanh như thuốc tây. Vì vậy, bệnh nhân cần phải kiên trì trong điều trị để đạt được kết quả tốt nhất.
Xem thêm:
Tác dụng chữa viêm xoang của cây cứt lợn – Báo sức khỏe và đời sống
Hình ảnh cây cứt lợn
Giá cây cứt lợn trên thị trường hiện nay
Với nhiều hiệu quả như vậy, hoa ngũ sắc được rao bán rất nhiều. Giá dao động từ 60.000 đồng/kg đến 150.000 đồng/kg. Cây được bán ở cả dạng khô và dạng tươi. Chất lượng thường đi đôi với giá cả. Rất ít khi giá bán rẻ mà sản phẩm có chất lượng tốt. Tốt nhất nên mua ở những địa chỉ có chứng nhận đầy đủ. Dù giá có cao hơn nhưng sẽ yên tâm hơn về chất lượng.
Với những công dụng tuyệt vời như vậy, cỏ cứt heo xứng đáng là một thảo dược quý. Cách sử dụng cũng rất dễ dàng. Kiên trì sử dụng và sử dụng đúng cách chúng ta sẽ điều trị được một số bệnh từ loài cây này.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang