Cây hạ khô thảo thường dùng trị đau mắt hay chảy nước mắt, tràng nhạc (lao hạch), bướu cổ, sưng vú, viêm tử cung và âm hộ, gan mật nhiệt…
Tên khoa học: Prunella vulgaris.
Cây hạ khô thảo có tác dụng lợi tiểu mát gan, sát trùng, tiêu độc, có tác giả cho là nó thanh hoả minh mục, tán kết tiêu thũng. Ở Pháp, người ta cho nó có các tính chất làm se, tiêu sưng, làm giảm đường huyết.
Thường dùng trị đau mắt hay chảy nước mắt, tràng nhạc (lao hạch), bướu cổ, sưng vú, viêm tử cung và âm hộ, gan mật nhiệt, huyết áp cao; viêm thần kinh da, lở ngứa mụn nhọt, hắc lào, vẩy nến, tiểu tiện ít không thông.
Ở Trung Quốc, dân gian dùng trị đái buốt, lao hạch, đau mắt phong sưng đỏ; cũng trị được cao huyết áp, giữ mức hạ áp được lâu, giảm bớt bệnh buồn rầu chủ quan.
Ở Pháp, người ta dùng uống trong trị đái đường, dùng ngoài chữa mụn nhọt, đau thắt, viêm họng, viêm lưỡi, viêm miệng.
Thành phần hóa học:
Hạ khô thảo chứa alcaloid tan trong nước, 3,5% muối vô cơ, tinh dầu. Trong các muối vô cơ có chủ yếu là kali chlorua. Tinh dầu chứa d-camphor (khoảng 50%) a- và D-fenchon, vết của alcol fenchylic. Chất đắng là prunellin (trong đó phần không đường là acid ursolic; còn có denphinidin cyanidin.
Ở Pháp, người ta đã xác định trong cây có nhựa chất đắng, tanin, tinh dầu, chất béo, lipase, một glucosid tan trong nước (0,70g/kg cây khô) và một saponosid acid (1,10g).
Theo đông y:
Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt. Thường dùng chữa tăng huyết áp, ngoài ra còn chữa đau mắt hay chảy nước mắt, mụn nhọt, hắc lào, vẩy nến, tiểu tiện ít không thông…
Ngày dùng 6 – 12g, dạng thuốc sắc; dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Một số bài thuốc từ cây hạ khô thảo:
Chữa tăng huyết áp: Hạ khô thảo 40g rửa sạch, phơi khô, sắc chia làm 2 lần uống trong ngày, sau hai bữa cơm. Uống liên tục 10 ngày, nghỉ 7 ngày, rồi uống tiếp tục như thế từ 2 – 4 đợt tuỳ bệnh nặng nhẹ. Hoặc hạ khô thảo, bồ công anh, hạt muồng ngủ sao, mỗi vị 20g; hoa cúc, lá mã đề, mỗi vị 12g, sắc uống. Hoặc đậu đen 50g, hạ khô thảo 30g, đường trắng 20g. Hạ khô thảo đem sắc lấy nước ninh với đậu đen cho nhừ, chia ăn vài lần trong ngày, có tác dụng hạ huyết áp.
An thần, hạ huyết áp, ổn định huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp: Cao khô hạ khô thảo, cao khô huyền sâm, cao khô địa long, cao khô hà thủ ô chế, cao khô câu đằng, cao khô táo nhân, mỗi vị 80mg, được bào chế thành 1 viên nang. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 4 viên, mỗi đợt dùng 1 – 2 tháng. Khi huyết áp đã ổn định liều dùng có thể giảm xuống một nửa.
Thông tiểu tiện trong trường hợp biến chứng của tăng huyết áp: Hạ khô thảo 8g, hương phụ 2g, cam thảo 1g, nước 300ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Uống 5 – 7 ngày.
Chữa đau mắt đỏ, làm sáng mắt: Hạ khô thảo 10g, hoa cúc trắng 12g, lá dâu 10g, gạo tẻ 50g, đường phèn (hoặc đường kính trắng) vừa đủ. Cúc trắng, lá dâu, hạ khô thảo rửa sạch, đun lấy nước, bỏ bã. Cho gạo tẻ, đường phèn vào, nấu thành cháo loãng. Mỗi ngày ăn hai lần cháo nóng. Bài thuốc có công dụng khu phong, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, chữa đau mắt đỏ, Những người vị hư hàn, tiêu chảy mạn tính không được dùng.
Dưỡng da, giảm nếp nhăn và vùng thâm quanh mắt: Hạ khô thảo 10g, lá dâu 30g, 10ml nước ép quả dưa chuột. Cho hạ khô thảo và lá dâu vào ấm sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Lọc lấy nước để nguội, đổ nước ép dưa chuột vào. Dùng nước đó bôi đắp lên mặt, 15 phút sau bỏ ra rửa sạch mặt.
Lưu ý:
Không dùng cho phụ nữ có thai.
Mua bán dược liệu:
Giá bán tham khảo: 130-200k/kg.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang