Quế Bột
(Cinnamomum loureirii Nees)
Dược Liệu Quế Bột có tên gọi khác: Quế còn gọi là nhục quế, quế chi, quế thanh ….
Tên khoa học: Cinnamomum loureirii Nees.
Mô tả Dược Liệu Quế Bột:
Quế là cây thân gỗ, cao khoảng 10 – 20m, vỏ bề ngoài nứt nẻ, thân phân nhiều nhánh. Cành non có 4 cạnh, dẹt, nhẵn, lá hình trứng nhọn, dài, có 3 đường gân nổi rất rõ từ cuống đến đầu lá. Hoa màu trắng mọc thành chùy ở kẽ lá hay đầu cành. Quả hạch hình trứng dài khoảng 1cm, lúc đầu xanh lục, khi chín mầu tím.
Phân bố:
Cây quế được trồng nhiều ở nước ta. Vào những năm 1995 phong trào trồng quế xuất khẩu ở nước ta phát triển mạnh nhất là ở các tỉnh trung du miền núi phía bắc như: Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hòa Bình và Thanh Hóa.
Thu hái và chế biến Dược liệu:
Quế được thu hái vào tháng 4, tháng 5 hàng năm, vì lúc này vỏ quế lắm nhựa và nhiều dược tính nhất. Vỏ quế được chia làm 2 loại:
– Vỏ bóc ở những cành quế to gọi là quế thượng biểu.
– Vỏ bóc ở cành nhỏ gọi là quế chi.
Vỏ quế thu hái về được ủ qua nhiều công đoạn rất cầu kỳ mới tạo thành một thanh quế hoàn chỉnh để dùng làm thuốc.
Bộ phận dùng: Quế thượng biểu được đánh giá cao hơn về dược tính. Được dùng làm bột quế.
Thành phần hóa học Quế Bột:
– Ngoài những chất như tinh bột, chất nhầy, tanin, chất màu, đường, trong quế Việt nam có tới 1-5% tinh dầu (các loài quế khác thường chi có 1-2%).
– Trong tinh dầu quế Việt Nam có chứa khoảng 95% andehyt xinnamic (theo Roure Bertrand). Tinh dầu quế của ta được quốc tế đánh giá cao về hàm lượng các chất.
Tính vị: Vị cay, ngọt, tính đại nhiệt.
Quy kinh: Vào 2 kinh can và thận.
Tác dụng của Quế:
– Giảm nhức đầu và loại bỏ chứng đau nửa đầu, bổ não, tăng cường lưu thông máu, chống nghẽn máu, đông máu.
– Giảm cholesterol.
– Ngừa sâu răng và sạch miệng.
– Giảm đau do viêm khớp.
– Trị sau khi sinh trong bụng kết cục, đau.
– Giảm ngứa, làm lành vết thương.
– Bảo quản thực phẩm.
Ngoài tác dụng dùng làm thuốc điều trị bệnh Quế( bột) còn có tác dụng làm đẹp:
– Giảm cân, tiêu mỡ đùi, mỡ bụng giúp chị em có một vóc dáng thon gọn.
– Giảm tiết dịch nhờn trên da, giúp làn da mịn màng.
– Giúp da trắng hồng.
– Điều trị mụn nhất là mụn trứng cá.
Lưu ý: Bột quế vốn được biết đến là một loại gia vị rất cay, nóng và có thể gây kích ứng, bỏng rát nếu được thoa trực tiếp lên da, đặc biệt là đối với làn da nhạy cảm.
Chủ trị, phối hợp:
+ Trị đau họng: Có thể thêm một thanh quế vào nước sôi. Sau đó tiếp tục đun sôi khoảng 2 phút. Vớt thanh quế ra và sử dụng nước quế cho vào bất kỳ loại trà thảo dược hay trà xanh bạn uống.
+ Trị đau vùng tim, buồn bực, phiền não: Nhục quế 20g nghiền nhỏ, dùng rượu 100ml sắc còn 50ml uống nóng.
+ Trị chứng bụng đau, phụ nữ có kinh đau bụng do hư hàn: Nhục quế tán bột mịn, mỗi lần uống 3 – 4kg với nước ấm hoặc rượu càng tốt.
+ Trị đau thắt lưng viêm cột sống do phong thấp, viêm cột sống dạng thấp, đau do chấn thương và đau lưng chưa rõ nguyên nhân: Dùng bột Nhục quế, mỗi lần uống 5g ngày 2 lần, liệu trình 3 tuần.
+ Trị hàn lạnh, eo lưng đau, miệng lưỡi xanh, âm nang co, người cảm thấy rét run, mạch huyền khẩn: Nhục quế 12g. Phụ tử 1g. Đỗ trọng 8g. Sắc uống nóng.
+ Trị bị ngã, bị đánh, bị thương trong bụng có máu ứ: Nhục quế 80g, Đương quy 80g. Bồ hoàng (cỏ nến) 100g. Tán nhỏ uống ngày ba lần, đêm 1 lần với rượu, mỗi lần 1 thìa cà phê.
+ Trị sâu răng: Quế đã được biết đến với tác dụng giúp giảm đau nhức răng. Đơn giản chỉ cần thực hiện một miếng dán sử dụng 5 muỗng cà phê mật ong trộn với 1 muỗng cà phê bột quế. Dùng hỗn hợp bột này đắp trực tiếp lên răng đau 2 hoặc 3 lần/ ngày cho đến khi cơn đau thuyên giảm.
+ Trừ mùi hôi chân do đi giầy: Dùng bột quế cho vào giầy, dùng miếng lót mỏng phủ lên, có tác dụng giảm và trừ được mùi hôi do đi giầy lâu ngày gây nên. Hiện nay đã có một số cơ sở sản xuất chế biến ra loại hài quế dùng để đeo ở chân vừa làm ấm chân vừa chống được mùi hôi do đi giầy gây ra.
+ Trị lạnh chân: Một số người về chiều tối thường bị lạnh chân, dẫn đến khó ngủ, dùng loại hài có tẩm bột quế giúp bớt hoặc hết lạnh chân, đêm về ngủ ngon giấc.