Nhót là gì? Tác dụng của quả nhót chữa bệnh gì: Tiêu chảy, hen suyễn, ho ra máu,… Cách dùng cây nhót tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của cây nhót. Cách sử dụng cây nhót chế biến sắc uống, bảo quản. Giá cây nhót bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây, quả nhót.
Nhót là cây gì?
Nhót còn được gọi là cây lót, bất xá hay hồi đồi tử. Đây là loại cây quen thuộc được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta. Giống cây này thuộc họ Nhót (Elaeagnaceae), có tên khoa học là Elaeagnus latifolia L.
Đặc điểm của cây nhót
Nhót là loại cây bụi kích cỡ trung bình, cành trườn và thường có gai. Thân cây, mặt sau lá và quả đều được bao phủ một lớp vảy trắng hình tròn nhỏ xếp gần nhau. Khi quả còn xanh, lớp vảy này bám rất chắc, dày, đến khi chín thì mỏng dần và dễ bong nếu bị chà xát.
Mặt trên lá cây lót có màu xanh thẫm, mặt dưới màu bạc. Hoa lót có mùi thơm. Bộ phận thường dùng làm thuốc là lá, rễ và quả lót.
Quả lót có hình bầu dục, khi chín chuyển sang màu đỏ bắt mắt. Loại trái cây này có đặc tính là chua và ngọt. Nó có vị chua lúc còn xanh, non và ngọt khi đã chín đỏ.
Cây lót được trồng 2 vụ mỗi năm đó là vào tháng 2 – 4 (vụ xuân) và tháng 8 – 10 (vụ thu). Hiện nay, lót được trồng nhiều để làm cây cảnh, lấy quả và thuốc. Những năm gần đây, lót là loại cây trồng đem lại kinh tế cao.
Thành phần dược chất của quả nhót
Nhót là loại trái cây chứa nhiều dinh dưỡng, trong đó bao gồm các chất chống oxy hóa như tanin, saponosid, polyphenol,…
- Tanin trong cây lót có tác dụng sát trùng, giúp ức chế sự lên men của vi trùng trong đường tiêu hóa, cầm máu và giải độc các kim loại nặng.
- Trong quả lót chứa thành phần hóa học là saponosid rất tốt cho sức khỏe. Chất này có khả năng giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa ung thư và kích thích hệ miễn dịch.
- Hợp chất polyphenol có tính oxy hóa mạnh, bảo vệ các tế bào tránh khỏi những tổn thương từ gốc tự do gây ra, giúp ngăn ngừa ung thư, bệnh tim mạch và cải thiện trí nhớ.
- Ngoài ra, quả lót còn chứa các vitamin, khoáng chất, nước, acid hữu cơ, sắt, canxi,…
Tác dụng của cây nhót
Tác dụng của quả nhót chữa bệnh hiệu quả như thế nào là điều mà người dùng quan tâm. Dưới đây là một số công dụng chữa bệnh tuyệt vời của quả lót.
- Tất cả các bộ phận của cây đều có khả năng chữa bệnh. Lá cây có thể kháng khuẩn, đặc biệt là chủng vi khuẩn gram âm và dương. Thí nghiệm trên động vật chỉ ra rằng, lá cây lót có tác dụng chống viêm, trị ung nhọt và tăng cường khả năng co bóp của tử cung.
- Theo Đông y, quả lót mang vị chát, chua, tính bình, không độc, có tác dụng trị ho, hen, khó thở, trừ đờm tốt.
- Nhân hạt lót có thể dùng để trị giun và kháng khuẩn hiệu quả.
- Rễ cây thường sử dụng để cầm máu và giảm đau.
Xem thêm:
Cách dùng cây nhót
Cách dùng nhót đa dạng nhưng phổ biến là ăn tươi, hay sử dụng bằng cách sắc nước uống hoặc thêm gia vị cho món canh chua.
Cách dùng cây nhót trị ho, hen suyễn, nhiều đờm
Nguyên liệu:
- Lá lót sao vàng: 16g
- Lá táo ta sao vàng: 12g
- Hạt củ cải: 6g
- Hạt cải bẹ: 6g
Cách thực hiện:
- Đem hạt củ cải, cải bẹ sao vàng rồi giã dập, sau đó gói vào miếng vải sạch, sắc chung với lá táo và lá cây lót.
- Sau 2 – 3 lần sắc, gộp lượng nước thuốc lại và chia làm 3 lần uống hằng ngày.
- Nên uống trước bữa ăn 1,5 giờ và dùng liên tục khoảng 2 – 3 tuần để có hiệu quả tốt.
Cách dùng cây nhót trị bệnh tiêu chảy
- Sử dụng 20 – 30g lá lót tươi đem sao vàng rồi sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml, mỗi ngày chia làm 2 lần, uống trước bữa ăn 1,5 giờ. Nên dùng liên tục từ 1 – 2 tuần để bệnh được thuyên giảm.
- Bạn cũng có thể dùng bột lá lót khô uống với nước cơm, ngày 2 – 3 lần, mỗi lần sử dụng khoảng 8 – 12g. Khi áp dụng cách dùng này, cần kiêng ăn các loại thực phẩm tanh như cá, ốc, cua,…
Cách dùng cây nhót trị chảy máu cam, ho ra máu
- Dùng 16g rễ cây lót sao đen rồi sắc nước uống ngày 1 thang.
- Ngoài ra, có thể kết hợp với các thảo dược khác như nhọ nồi, trắc bách diệp, ngải diệp. Nên kiêng các loại thực phẩm cay, nóng như rượu, bia, ớt,… khi uống thuốc.
Cách dùng cây nhót trị kiết lỵ mạn tính
Nguyên liệu:
- 7 quả lót chín
- 25g lá mơ lông
- 10g lá khổ sâm
Cách tiến hành:
- Đem sắc nước uống mỗi ngày một thang, chia làm 3 lần uống.
- Nên sử dụng liên tục từ 6 – 10 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
Cách dùng cây nhót chữa phong thấp, đau nhức khớp
Nguyên liệu:
- Rễ cây lót: 120g
- Hoàng tửu: 60g
- Chân giò lợn: 50g
Cách làm:
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đổ nước hầm cho đến khi thịt lợn nhừ.
- Sau đó, ăn cả cái lẫn nước để thuốc phát huy công dụng tốt nhất.
Cách dùng lá cây nhót chữa vết thương
Lấy một nắm lá lót tươi, rửa sạch, sau đó giã nát và đắp lên chỗ vết thương. Phương pháp này giúp người bệnh cầm máu, giảm đau hiệu quả.
Cách dùng cây nhót chữa gan, lách sưng và đau
Sử dụng 10g hạt lót giã nhỏ, sắc với 8g nghệ đen làm nước uống hằng ngày.
Cách chế biến quả nhót thành món ăn vặt
Quả lót xanh dầm muối ớt
Nguyên liệu:
- Quả lót xanh
- Ớt tươi (hoặc ớt bột)
- Đường, mì chính, muối hột
Cách thực hiện:
- Đánh sạch vẩy lót, sau đó rửa và để ráo nước.
- Đem ớt rửa sạch, thái nhỏ hoặc có thể dùng bột ớt.
- Thái quả lót thành miếng nhỏ vừa ăn. Với lót xanh không cần bỏ hạt vì có thể ăn được.
- Nếu lót bị chát, có thể ngâm vào nước muối loãng cho bớt vị này.
- Cho đường vào lót, đợi đường ngấm rồi thêm muối, mì chính và ớt vào trộn đều. Khi gia vị ngấm, bạn có thể thưởng thức ngay.
Lót chín ngâm đường
Nguyên liệu:
- Quả lót chín: 2kg
- Đường: 800g
- Muối ăn
Cách tiến hành:
- Đem quả lót rửa sạch rồi để ráo nước.
- Đun sôi một nồi nước, thêm 2 thìa muối, sau đó đổ lót vào và tắt bếp.
- Sau 30 giây thì trút ra rổ và rửa qua với nước cho nguội.
- Lột hết vỏ quả lót và cho vào tô lớn.
- Tiếp theo, cho đường và 1 thìa muối vào trộn đều.
- Đợi cho đường ngấm là có thể sử dụng. Nếu muốn bảo quản được lâu có thể cho lên bếp sên nhỏ lửa. Khi nguội, để vào lọ thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Xem thêm: Tác dụng của quả lót
Hình ảnh cây nhót
Cách phân biệt quả nhót
Người tiêu dùng cần tránh nhầm với nhót tây khi sử dụng. Nhót tây còn gọi là tỳ bà diệp, mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc.
Đặc điểm để phân biệt với quả lót là tỳ bà diệp cao khoảng từ 6 – 8m. Lá hình mác, mọc so le, dài từ 12 – 30cm, có răng cưa. Mặt dưới lá có nhiều lông màu vàng hoặc xám. Lá cây này cũng được dùng làm thuốc trị ho, hen hiệu quả.
Tác dụng phụ của quả nhót
Tác dụng phụ của quả nhót sẽ xảy ra nếu dùng với liều lượng quá mức.
- Bên ngoài quả lót thường có một lớp phấn bao phủ, khi ăn nếu không cạo bỏ sẽ dễ gây ho, ngứa và viêm họng. Do đó, nên rửa sạch và chà lớp phấn nhiều lần trước khi ăn.
- Vì quả lót có vị chua, chát nên nếu ăn khi đói sẽ làm tăng axit khiến dạ dày bị tổn thương. Không nên tiêu thụ nhiều hơn 5 quả mỗi ngày và chỉ sử dụng sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Xem thêm: Video về cây lót
Những người không nên dùng quả nhót
- Những người bị đau và viêm loét dạ dày không nên sử dụng vì có thể làm cho tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.
- Ngoài ra, những người có hội chứng ruột kích thích (đầy hơi, đầy bụng) cũng nên hạn chế ăn lót.
- Rễ và lá lót không sử dụng cho phụ nữ mang thai.
- Trẻ nhỏ nên tránh ăn quả lót vì hệ tiêu hóa và dạ dày còn non nớt, dễ bị tổn thương, gây nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.
Giá quả nhót bao nhiêu tiền 1kg?
Giá quả nhót trên thị trường đa dạng tùy thuộc vào loại, thời điểm và nơi sản xuất. Với loại quả xanh đầu mùa, giá dao động khoảng 100.000 – 250.000 đồng/1kg. Trong khi đó, quả lót chín lại có giá rẻ hơn khoảng 50.000 – 80.000 đồng/1kg.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang