Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Qua lâu với tác dụng của quả và rễ cây dưa trời cách dùng chữa bệnh

Qua lâu là gì? Tác dụng của dưa trời chữa bệnh gì: Đái tháo đường, mụn nhọt, tắc sữa,… Cách dùng qua lâu tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của qua lâu. Cách sử dụng quả và rễ dưa trời nấu uống, bảo quản. Giá qua lâu bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh qua lâu và cách phân biệt qua lâu thật giả.

Qua lâu là gì cùng hình ảnh và cách dùng qua lâu chữa bệnh hiệu quả

Qua lâu là gì cùng hình ảnh và cách dùng qua lâu chữa bệnh hiệu quả

Qua lâu là gì?

Cây qua lâu hay còn được biết đến với các tên gọi khác như: Dưa trời, hoa bát, dưa núi, dây bạc bát, vương hoa.

Dưa trời có tên khoa học là Trichosanthes sp, thuộc họ Bí (Cucurbitaceae). Trong các bài thuốc, dưa trời thường được gọi với tên là Fructus Trichosanthes.

Đặc điểm của cây qua lâu

Dưa trời là loại cây thân thảo dây leo sống lâu năm. Trên thân cây có rãnh nhỏ, tua cuốn và phân nhánh (khoảng 3 – 5 nhánh). Lá cây mọc so le nhau, phiến lá rộng 3 – 5cm, dài 5 – 14cm, viền lá có răng cưa.

Hoa dưa trời có màu trắng, kích thước khá lớn, khoảng 7cm, cánh hoa cao 2,5cm. Hoa mọc đơn độc, có bầu cuống, nhị 3 và dài 3cm.

Bộ phận của cây được dùng chủ yếu để làm thuốc là quả và rễ. Quả dưa trời thuộc loại quả mọng, hình trứng, kích thước khoảng 9 – 10cm. Quả khi chín có màu cam, hạt tròn dẹp, bên trong có lớp vỏ lụa xanh, rộng 7 – 12mm và dài 11 – 16mm.

Cây dưa trời ra hoa đầu tháng 6 – 8 và kết quả vào tháng 9 – 10 hàng năm.

Rễ cây có vỏ màu vàng hoặc nâu nhạt, bên trong ruột màu trắng xen lẫn gân vàng. Rễ dưa trời khá cứng, vị nhạt, hơi đắng.

Thành phần dược tính của qua lâu

Các dược chất có giá trị tập trung chủ yếu ở phần quả và rễ của cây dưa trời, cụ thể như sau:

  • Trong quả dưa trời chứa saponin, acid hữu cơ, resin, triterpenoid, đường và dầu béo. Các hợp chất này có khả năng ức chế sự hình thành các khối u, ngăn ngừa ung thư, kháng khuẩn,…
  • Hạt dưa trời chứa nhiều tinh dầu, cholesterol.
  • Vỏ quả có nhiều loại amino acid và alkaloid.
  • Rễ dưa trời chứa hàm lượng lớn là tinh bột và khoảng 1% là saponozit.

Đặc điểm của cây qua lâu cũng như thành phần dược tính của qua lâu

Tác dụng của qua lâu

Trong Đông y, quả và rễ qua lâu được phân loại, có những tên gọi và công dụng khác nhau.

Quả: Toàn qua lâu

Quả dưa trời vị nhạt, tính mát, có tác dụng tả hỏa, nhuận phế, hạ khí, hạ đờm và nhuận táo.

Vỏ quả: Qua lâu bì

Vỏ quả có tác dụng lợi khí khoang hung, thanh phế hóa đàm. Phần vỏ này có khả năng điều trị chứng ho do phế nhiệt, kết hung, hung tý (đau ngực do tức khí hoặc khối u).

Nhân quả: Qua lâu nhân

Phần nhân quả chứa nhiều tinh dầu béo, có khả năng nhuận tràng thông tiện, nhuận phế hóa đàm. Các hợp chất trong nhân chữa trị các bệnh táo bón do trường táo, trường ung, nhũ ung, ung thư thũng độc.

Rễ: Thiên hoa phấn

Rễ cây có vị chua, tính hàn giúp nhuận táo, hạ sốt, giảm đau, đoản hơi, lở ngứa, khát nước, sưng tấy, trĩ rò. Đặc biệt, các hoạt chất có lợi trong rễ còn hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Tác dụng của qua lâu chữa các bệnh về đường hô hấp, giảm viêm, trị bệnh tiểu đường,…

Cách dùng qua lâu

Vị thuốc qua lâu có giá trị dược tính cao nên được sử dụng làm nguyên liệu chính cho rất nhiều bài thuốc Đông y chữa các bệnh về tiêu hóa, giảm viêm, giảm đau,…

Cách dùng toàn qua lâu chữa bệnh viêm tuyến vú cấp, viêm phế quản thể đàm nhiệt

Khi bị bệnh viêm tuyến vú cấp, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như: Ngực sưng tấy, đau, nóng đỏ và sốt.

  • Thành phần: Quả dưa trời, bồ công anh, kim ngân hoa mỗi loại 15g
  • Cách dùng: Sắc uống thay nước trà hàng ngày để rút ngắn thời gian điều trị.

Viêm phế quản đàm nhiệt sẽ có triệu chứng ngực đau tức hoặc bị áp xe phổi.

Cách 1:

  • Thành phần: 12g quả dưa trời, 10g bán hạ, 4g hoàng liên.
  • Cách dùng: Sắc uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang.

Cách 2:

  • Thành phần: 15g quả dưa trời, 10g cát cánh, 15g ý dĩ nhân, 10g kim ngân hoa, 12g bồ công anh.
  • Cách dùng: Sắc uống hàng ngày để trị áp xe phổi hiệu quả.

Cách sắc nấu qua lâu bì chữa bệnh ho có đờm, nôn ra máu, đau tức ngực và viêm họng

Ho có đờm, nôn ra máu, đau tức ngực

Dùng 9 – 12g vỏ quả dưa trời sắc với 1 lít nước. Đun thuốc trong khoảng 30 phút rồi lọc bỏ bã, uống trong ngày thay trà.

Trị viêm họng mất tiếng

  • Thành phần: 200g vỏ quả dưa trời, 10g bạch cương tằm, 4g gừng tươi, 10g cam thảo
  • Cách dùng: Cho các vị thuốc vào nồi cùng 500ml nước rồi đun sôi khoảng 20 phút. Khi thấy thuốc cạn còn 1/3 thì chắt lấy nước, bỏ bã. Thuốc cần uống hết trong ngày, 3 lần/ngày sau bữa ăn.

Cách sắc uống qua lâu nhân trị bệnh

Phế táo, họng khô rát

  • Thành phần: Nhân dưa trời, phục linh, bối mẫu, trần bì, cát cánh mỗi vị 4g.
  • Cách dùng: Sắc lấy nước uống trong ngày có tác dụng nhuận phế hóa đàm.

Trị đờm, huyết ứ trệ trong ngực

  • Thành phần: Nhân dưa trời, thông bạch, bán hạ.
  • Cách dùng: Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang. Uống liền trong vòng 1 tuần để cải thiện tình trạng bệnh.

Cách sử dụng rễ qua lâu chữa bệnh

Bệnh đái tháo đường

  • Thành phần: Thiên hoa phấn 8g, hoài sơn, thục địa mỗi vị 20g; kỳ tử, đơn bị, thạch hộc mỗi loại 12g, sa nhân 8g.
  • Cách dùng: Sắc nấu lấy nước dùng uống trong ngày thay nước trà.

Chữa sốt rét

  • Thành phần: 8g thiên hoa phấn, 12g mẫu hệ, 8g quế chi, 8g sài hồ, 6g cam thảo.
  • Cách dùng: Cho tất cả các vị thuốc vào sắc cùng 1 lít nước. Đun thuốc đến khi cạn còn 1 nửa thì chắt lấy nước uống giúp hạ sốt, giảm đau, cải thiện tình trạng bệnh.

Chữa thấp khớp mạn

  • Thành phần: Thiên hoa phấn, thạch cao, cốt toái bổ, thổ phục linh, kê huyết đằng, sinh địa, đơn sâm, rau má, uy linh tiên, khương hoạt, hy thiêm mỗi vị 12g, cam thảo 4g, bạch chỉ 8g.
  • Cách dùng: Sắc lấy nước uống giúp tiêu viêm, giảm đau. Dùng liên tục trong khoảng 2 – 3 tuần.

Trị tắc tia sữa, ít sữa

  • Thành phần: 8g thiên hoa phấn, 12g bạch thược, 8g đương quy, 8g xuyên sơn giáp, 6g cát cánh, 6g thanh bì.
  • Cách dùng: Sắc lấy nước uống trong ngày, dùng liên tục trong khoảng 5 – 7 ngày.

Trẻ em bị vàng da

Giã nhỏ thiên hoa phấn rồi hòa vào trong nước đun sôi để nguội. Gạn lấy phần nước trong, hòa thêm mật ong và uống ngày 2 lần.

Trị nám, sạm da

Nghiền thiên hoa phấn thành dạng bột, hòa với nước đun sôi để nguội và lọc lấy phần nước uống, bỏ bã.

Xem thêm: Các bài thuốc từ rễ cây dưa trời

Hình ảnh qua lâu

Hình ảnh toàn qua lâu

Qua lâu nhân chứa nhiều tinh dầu giúp nhuận tràng, thông tiện, thuận phế hóa đàm

Rễ qua lâu còn được gọi là thiên hóa phấn

Hoa qua lâu có màu trắng, mọc đơn độc

Tác dụng phụ của qua lâu

Khi sử dụng qua lâu sẽ có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:

  • Sốt cao, co giật.
  • Đau dạ dày, tiêu chảy cấp.
  • Gây mẫn cảm, tổn thương tim, tích dịch trong phổi và não.
  • Hoạt chất trong rễ và vỏ quả có thể gây sẩy thai.

Lưu ý:

Khi dùng, cần nghiên cứu kỹ về các thành phần dược tính và nên cân nhắc giữa lợi ích với nguy cơ của qua lâu. Tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng loại thảo dược này khi chưa có sự chỉ định và hướng dẫn sử dụng của thầy thuốc.

Xem thêm video về qua lâu:

Cây qua lâu 

Giá của qua lâu

Trước thực trạng thuốc Đông y kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ được bán tràn lan trên thị trường thì việc tìm mua qua lâu chất lượng ở đâu, bao nhiêu tiền 1kg là điều mà người dùng rất quan tâm.

Qua lâu là vị thuốc được sử dụng khá phổ biến nên có thể mua ở các cửa hàng đông dược, phòng khám Y học cổ truyền. Tuy nhiên, cần tìm hiểu kỹ thông tin về thuốc và mua ở những cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng.

Qua lâu hiện nay đang được bán trên thị trường với giá khoảng 500.000đ/kg. Tùy theo thời điểm mà giá có thể thay đổi.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về vị thuốc qua lâu. Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích cho bạn đọc và gia đình.

.

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version