Giỏ hàng

Nhân sâm

Nhân Sâm

(Panax ginseng)

Tên thuốc: Radix Ginseng.

Tên khoa học: Panax ginseng C.A.Mey. Họ Ngũ Gia Bì (Araliaceae).

Cây Nhân sâm

Mô tả cây thuốc: 

Nhân sâm là cây thảo sống lâu năm, cao 40-100 cm. Thân – rễ mọc bò ngang, đường kính từ 1-2 cm, dài 5 – 40 cm, có nhiều đốt mang những vết sẹo do thân khí sinh rụng hàng năm để lại, thân- rễ có nhiều rễ phụ. Thân khí sinh thẳng đứng, màu lục hoặc hơi tím, nhỏ, đường kính thân độ 4-8 mm, thường tàn lụi hàng năm, thỉnh thoảng cũng tồn tại một vài thân trong vài năm. Lá kép hình chân vịt mọc vòng, thường là 3 – 5 ở ngọn thân. Cuống lá kép dài 6 – 12 mm, mang 5 lá chét, lá chét ở chính giữa lớn hơn cả, dài 12 – 15 cm, rộng 3 – 4 cm. Lá chét phiến hình bầu dục, mép khía răng cưa, chóp nhọn, lá có lông ở cả hai mặt. Cây 4-5 năm tuổi, có hoa hình tán đơn, cuống tán hoa dài 10-20 cm có thể kèm 1 – 4 tán phụ hay một hoa riêng lẻ ở phía dưới tán chính. Mỗi tán có 60-100 hoa cuống hoa ngắn 1 – 1.5 cm, lá đài 5, cánh hoa 5, màu vàng nhạt, nhị 5, bầu 1 ô với 1 vòi nhuỵ, Quả nang màu đỏ thắm, có một chấm đen ở đỉnh, có 1 – 2 hạt hình thận, màu trắng ngà. Cây ra hoa tháng 4 – 6, kết quả tháng 7 – 9.

Củ Nhân sâm

Cách chế biến Dược liệu:

+ Theo Trung Y: Tẩm rượu, ủ mềm, thái lát, lót giấy lên chảo sao nhỏ lửa.

+ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Nếu cứng hấp trong nồi cơm cho vừa mềm, thái lát mỏng một ly (dùng sống). Tẩm nước gừng, sao gạo nếp cho vàng rồi cho nhân sâm vào đảo qua, bắc chảo, đảo thêm một lúc là được. Bào chế có thể tán bột mà uống hoặc uống với thuốc thang đã sắc.

Kiêng kỵ:

+ Phụ nữ mới sanh huyết xông lên, bệnh sơ cảm mới phát, mới thổ huyết đều không nên dùng.

+ Nhân sâm phản tác dụng của Ngũ linh chi, kỵ Lilu.

+ Khi dùng Nhân sâm, không nên uống Trà hoặc ăn Củ cải.

+ Phúc thống phục Nhân sâm tắc tử.

Bảo quản: Đậy kín, dưới lót vôi sống hay gạo rang, dễ bị sâu mọt ăn.

Tác dụng của  Nhân sâm:

+ Điều hòa và tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, làm tăng số lượng bạch cầu và tiểu cầu, đồng thời tăng hoạt tính tự nhiên của chúng để chống lại các bệnh nhiễm trùng, nhiễm virus,…

+ Tác dụng tăng cường thể trạng, tăng sức bền, giảm sự mệt mỏi, cải thiện suy nhược, phục hồi rất tốt cho người mới ốm dậy;
Chống lão hóa, giải tỏa căng thẳng, tăng cường tổng hợp các Glucocorticoides và Mineralocorticoides ở tuyến thượng thận, do đó giúp con người gia tăng khả năng chịu đựng sự kích thích từ bên ngoài

+ Tác dụng thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, tốt cho gan, thận; đồng thời ngăn ngừa các triệu chứng vàng da, chán ăn, đau đầu, đau dạ dày, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa,…

+ Tác dụng đối với hệ thần kinh: tăng cường trí nhớ, tăng trí thông minh trong tư duy, cải thiện thính giác, thị giác,…

Bài thuốc có Nhân sâm:

+ Độc sâm thang (đơn thuốc có một vị nhân sâm) chữa cá thể quá suy nhược sau khi mất máu nhiều, thần kinh suy nhược: Nhân sâm 40g. Nước 400ml (2 bát) sắc còn 200ml (1 bát), cho uống từng ít một, không kể thời gian. Uống xong cần nằm yên.

+ Sâm phụ thang chữa những trường hợp mạch suy, kiệt, mồ hôi ra nhiều, chân tay lạnh: Nhân sâm 40g (có thể 20g), chế phụ tử 20g (có thể dùng l0g), sinh khương 3 nhát, táo đen 3 quả, nước 3 bát (600ml) sắc còn 200ml (1 bát) chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Ghi chú:

– Sâm có tác dụng làm hưng phấn hệ thần kinh và tăng nhịp tim, không nên dùng quá liều.

– Nhân sâm là tên gọi chung cho nhiều loại sâm có hình dáng tựa như hình người như Sâm Cao Ly, Cát Lâm sâm, Dã sơn sâm, Tây dương sâm, Bạch sâm. Dã sơn sâm và nhân sâm Trung Quốc được coi là có chất lượng tốt nhất và có dược tính đúng theo như nhân sâm trong các tài liệu cổ và đắt hơn các loại sâm khác rất nhiều.

Nguồn:

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button