Những bệnh ung thư thường gặp ở Việt Nam là ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư gan và ung thư đại trực tràng. Theo Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe Đà Nẵng, để phòng bệnh ung thư hiệu quả nhất, mỗi người cần có lối sống lành mạnh, tích cực tập thể dục, khám sức khỏe định kỳ…
Những bệnh ung thư thường gặp ở Việt Nam
Những bệnh ung thư thường gặp ở Việt Nam theo thống kê của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư là:
- Ung thư phổi
- Ung thư vú
- Ung thư gan
- Ung thư dạ dày
- Ung thư đại trực tràng
Trong đó, ung thư phổi, ung thư đại dạ dày và ung thư đại trực tràng phổ biến ở cả nam và nữ.
Ung thư phổi – Bệnh ung thư thường gặp nhất
Đứng đầu trong danh sách những bệnh ung thư thường gặp ở Việt Nam là ung thư phổi. Bệnh xuất hiện trong mô phổi, khi một khối u ác tính được mô tả qua sự tăng trưởng tế bào không thể kiểm soát. Các tế bào này bắt nguồn từ lớp lót tế bào túi khí.
Những hình ảnh về bệnh ung thư. Các cách phòng bệnh hiệu quả
Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong thứ hai do ung thư ở nữ giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nam giới. Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận 19.500 bệnh nhân tử vong và khoảng 22.000 ca mắc mới.
Ung thư vú – Bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ
Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới. Ung thư vú được hiểu là tình trạng khối u ác tính phát triển ở tế bào vú. Khối u ác tính này gồm các tế bào ung thư sinh sôi rất nhanh ở các mô xung quanh. Chúng cũng có thể lan ra nhiều bộ phận trong cơ thể.
Ước tính mỗi năm nước ta có khoảng gần 15.000 người tử vong vì ung thư vú.
Ung thư gan – Bệnh ung thường gặp
Ung thư gan là bệnh ung thư mà các tế bào ác tính phát sinh từ mô ở gan. Một số đối tượng có nguy cao cơ mắc ung thư gan là:
- Người bị bị xơ gan, nhiễm viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan B, C
- Những người hay sử dụng thực phẩm mốc, uống nhiều bia rượu, chất cồn…
- Những người nhiễm chất độc dioxin.
Tại Việt Nam, trung bình có khoảng hơn 10.000 ca mắc mới mỗi năm, chiếm tỷ lệ cao nhất thế giới.
Bệnh ung thư thường gặp – Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là ung thư ở thành niêm mạc dạ dày. Đây là bệnh ung thư đứng đầu trong các bệnh ung thư về hệ tiêu hóa. Bệnh không có triệu chứng đặc biệt nên thường bị nhầm lẫn với viêm loét dạ dày, tá tràng, đau dạ dày.
Việt Nam có hơn14.000 ca mắc mới và hơn 11.000 bệnh nhân tử vong vì ung thư dạ dày mỗi năm. Tuổi càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Tuy nhiên, bệnh ở người già thường ít nguy hiểm hơn người trẻ.
Ung thư đại trực tràng – Bệnh ung thư phổ biến thứ 5 ở Việt Nam
Ung thư đại trực tràng hay ung thư ruột là tên gọi chung của ung thư ruột kết và ung thư trực tràng. Bệnh phát triển từ trực tràng hay ruột kết (những phần của ruột già) do sự tăng sinh bất thường của các tế bào ác tính.
Ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu không có nhiều dấu hiệu rõ ràng nên thường không được chú ý. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, không thể cứu chữa. Theo WHO, hơn một nửa trong khoảng 1,3 triệu ca mắc mới mỗi năm sẽ tử vong trong thời gian ngắn sau khi được chẩn đoán.
Nốt ruồi có gây ung thư không? Mẹo nhận biết nốt ruồi ung thư
Ở Việt Nam, ung thư đại trực tràng đứng thứ 5 trong danh sách những bệnh ung thư thường gặp. Mỗi năm, có hơn gần 9.000 ca mắc mới.
Cách phòng bệnh ung thư hiệu quả nhất
Các chuyên gia cho biết yếu tố bên ngoài như môi trường sống, thói quen ăn uống, sinh hoạt… là nguyên nhân gây ra trên 80% ca mắc ung thư. Yếu tố di truyền chiếm khoảng 5 – 10%. Số còn lại là do vi khuẩn, vi rút…
Theo Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe Đà Nẵng, để phòng những bệnh ung thư thường gặp, mỗi người cần có một chế độ ăn uống, luyện tập và sinh hoạt hợp lý.
Xây dựng lối sống lành mạnh là cách ngăn ngừa ung thư
- Không bỏ bữa sáng
- Không thức quá khuya
- Bỏ hoặc hạn chế uống bia rượu, thuốc lá
- Ngủ 7 – 8 tiếng/ngày
- Tránh tiếp xúc với các chất độc hại
- Quan hệ tình dục lành mạnh
Ăn uống hợp lý giúp phòng ngừa bệnh ung thư
Sử dụng thực phẩm sạch, ăn đủ chất là yếu tố quan trọng để cơ thể khỏe mạnh và phòng chống nhiều bệnh, bao gồm cả ung thư.
- Nên:
– Chọn thực phẩm tươi, sạch, có xuất xứ rõ ràng
– Ưu tiên các món hấp, luộc hơn là những món nướng, chiên, xào
– Ăn đa dạng các món và thay đổi món trong bữa thường xuyên
– Ăn nhiều rau quả, nhất là các loại chống ung thư như: bơ, bông cải xanh, bắp cải, cà chua, đu đủ, dứa, táo, nho, trái cây thuộc họ cam…
– Dùng các loại sữa chua giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng
– Cọ rửa sạch nồi, xoong sau khi sử dụng để loại bỏ phần dầu mỡ còn đọng lại
- Không nên ăn hoặc hạn chế
– Thực phẩm chứa nguy cơ ung thư: món nướng bị cháy khét, thức ăn phơi khô…
– Dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần
– Các loại thức ăn nhanh: xúc xích, gà rán, pizza, dăm bông, đồ hộp…
– Thực phẩm bị mốc
Tập thể dục thường xuyên để phòng chống ung thư
Theo Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản, nam giới vận động thường xuyên, liên tục sẽ giảm 13% nguy cơ mắc ung thư so với những người lười vận động. Con số này ở nữ giới là 16%.
Do vậy, mỗi người cần tập thể dục thể thao khoảng 30 phút mỗi ngày, 5 ngày trong tuần. Các bài tập được khuyến khích là:
– Chạy bộ, đi bộ, bơi lội…
– Erobic, gym, yoga…
Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện ung thư sớm
Khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm là cách tốt nhất để phát hiện ung thư, tăng khả năng chữa khỏi bệnh. Bên cạnh đó, mỗi người cũng cần tiêm vắc xin phòng viêm gan B, HPV… để phòng được các bệnh dễ phát triển thành ung thư.
Xem thêm: Làm gì để phòng tránh bệnh ung thư?
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang