Kha tử là gì? Tác dụng của quả kha tử chữa bệnh gì: tiêu chảy, viêm họng, ho,… Cách dùng kha tử tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của kha tử. Cách sử dụng kha tử chế biến ngâm nấu uống, bảo quản. Giá kha tử bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh kha tử.
Kha tử là cây gì?
Kha tử còn được gọi là chiêu liêu hay kha lê. Tên khoa học của nó là Terminalia chebula Retz, thuộc họ cây bàng. Đây là loại cây thân gỗ mọc hoang và được trồng phổ biến ở miền Nam nước ta.
Đặc điểm của kha tử
Kha tử có chiều cao khoảng 15 – 20m, vỏ thân màu xám, cành non có lông. Tán cây nhiều tầng giống như hoa sữa hoặc bàng. Lá mọc so le, cuống ngắn. Hoa màu vàng, nhỏ, có mùi thơm. Quả kha lê hình trứng, thuôn dài, đường kính từ 2,5 – 3cm, màu nâu nhạt, thịt đen và nhọn ở 2 đầu.
Quả kha tử không có vẻ ngoài bắt mắt vì nó nhăn nheo, xấu xí, vỏ cứng. Mặc dù có vị đắng, chát và khó nuốt nhưng lại có tác dụng chữa bệnh hữu hiệu. Trong các bộ phận của cây, người ta thường sử dụng quả để làm thuốc.
Thành phần dược chất của kha tử
Quả kha lê chứa các hoạt chất có lợi cho sức khỏe như tamin, chebutin, terchebin,… Trong thành phần tamin lại bao gồm: Acid galic, luteolic, chebulinic, egalic,… có tác dụng kháng vi khuẩn gây bệnh.
Ngoài ra, các chất chebutin, terchebin còn có tác dụng trợ tim, chống ho hay co thắt dạ dày,… Quả kha lê chứa 30% chất săn da, 3 – 7% tinh dầu màu vàng ở nhân.
Tác dụng của kha tử
- Chiêu liêu có tính mát, hiệu quả đối với sát trùng đường ruột, làm ức chế các loại vi khuẩn, virus.
- Theo nghiên cứu, chiêu liêu có tác dụng chữa ho, khàn tiếng, ra mồ hôi trộm, lòi dom, trĩ,…
- Các triệu chứng như kiết lỵ kinh niên, tiêu chảy lâu ngày cũng được cải thiện nhờ sử dụng kha lê.
- Thịt quả chiêu liêu được dùng làm thuốc đánh răng, chữa loét lợi và chảy máu.
- Sử dụng kết hợp kha lê với các thảo dược khác có tác dụng điều trị táo bón, bệnh tim, rối loạn tiết niệu.
- Ở Ấn Độ, kha lê được dùng làm thuốc nhuận tràng, tốt cho tiêu hóa và giúp phục hồi sức khỏe nhanh.
Xem thêm:
Cách dùng kha tử
Kha lê có nhiều cách dùng trong chữa bệnh như giã nát, tán thành bột, sắc lấy nước uống hay ngâm. Dưới đây là một số bài thuốc bạn có thể tham khảo.
Cách dùng kha tử chữa bệnh viêm họng
Cách 1:
- Đem nướng hoặc rang một quả kha lê, sau đó đập giập rồi ngậm nuốt nước từ từ. Sau vài giờ, nếu chưa thấy đỡ khó chịu thì ngậm thêm một quả nữa.
- Nếu cảm thấy đau và khó nuốt ở cổ họng thì nên ngậm kha lê ngay, chỉ cần 1 quả là hết rát. Tuy nhiên, khi bệnh đã nặng, nên dùng với liều lớn hơn khoảng 3 quả mỗi ngày, dùng liên tiếp từ 2 – 3 ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Cách 2:
Dùng 8g kha lê, 6g cam thảo và 10g cát cánh sắc lấy nước uống mỗi ngày. Khi hết tình trạng ho, đau, rát họng thì ngừng sử dụng.
Cách dùng kha tử điều trị ho có đờm
- Sử dụng 1 quả kha lê đã nướng, bóc vỏ rồi cho vào cốc nước ấm pha với muối.
- Ngậm và nuốt nước từ từ cho đến khi hết vị chát. Đây là cách trị ho an toàn mà lại có hiệu quả nhanh chóng.
Cách dùng kha tử chữa bệnh ho lâu ngày
Nguyên liệu:
- 4g kha lê.
- 4g đảng sâm.
Cách tiến hành:
- Đem nguyên liệu bỏ vào ấm sắc với 400ml nước cho đến khi chỉ còn 200ml.
- Chia lượng nước thuốc này làm 3 lần uống mỗi ngày.
Cách dùng kha tử trị hoa khản tiếng do phế hư
- Sử dụng 8g thịt kha lê, 10g cát cánh, 6g cam thảo sắc làm 3 lần.
- Sau đó, đổ hỗ hợp nước vào với nhau và cô cạn chỉ còn khoảng 200ml.
- Chia thuốc làm 4 lần uống mỗi ngày. Nên kiên trì sử dụng đến khi khỏi bệnh thì dừng lại.
Cách dùng kha tử trị chứng khô cổ
Đem trộn thịt kha lê, mật ong và ô mai với nhau thành hỗn hợp. Sau đó, tiến hành ngậm để giúp họng không bị đau rát, khô cổ. Đặc biệt, với những người thường xuyên dùng giọng nói như giáo viên, ca sĩ,… nên sử dụng kha lê.
Cách dùng kha tử trị ngộ độc do thức ăn nhiễm khuẩn
- Dùng 8g quả kha lê nướng chín rồi bỏ hạt, 5g hoàng liên và 5g mộc hương tán thành bột mịn.
- Mỗi lần sử dụng hòa với nước sôi để nguội, chia thuốc làm 3 lần uống trong ngày.
Cách dùng kha tử trị tiêu chảy, kiết lỵ lâu ngày
- Đem kha lê nướng chín, bỏ hạt rồi tán thành bột.
- Sử dụng nước cơm để uống với 6g bột mỗi lần. Ngày dùng 2 lần cho đến khi hết bệnh.
Xem thêm: https://suckhoedoisong.vn/kha-tu-vi-thuoc-hang-dau-chua-tri-viem-hong-khan-tieng-n109245.html
Hình ảnh kha tử
Nguồn gốc của kha tử
Kha lê mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trên thế giới nhưng chủ yếu ở các nước Đông Nam Á và Ấn Độ.
Loại quả này thường thu hái vào mùa thu, từ tháng 9 – 11, sau đó phơi khô và để nơi thông thoáng. Khi sử dụng, chiêu liêu cần phải sao qua và bỏ hạt.
Tác dụng phụ của kha tử
Kha lê có nhiều công dụng chữa bệnh nhưng nếu không dùng đúng cách sẽ gây ra tác dụng phụ. Do đó, khi sử dụng kha lê, người dùng cần chú ý tới liều lượng. Nếu sử dụng khoảng 4 – 6 quả một ngày có thể gây tiêu chảy, trong đó quả già sẽ gây xổ mạnh.
Xem thêm: Video về tác dụng của quả chiêu liêu
Những người nên và không nên dùng kha tử
- Những người mà cơ thể thấp nhiệt thì không nên dùng kha lê.
- Phụ nữ mang bầu có thể dùng cách trị ho dân gian như ngậm kha lê.
- Ngoài ra, đối với trẻ em, tùy từng độ tuổi mà kha lê có thể sử dụng, đặc biệt là không dùng đối với trẻ sơ sinh bởi chúng có vị chát nên dễ gây ra niêm mạc họng.
Lưu ý: Nếu dùng kha lê để trị tiêu chảy nên dùng loại nướng, khi ho mất tiếng nên sử dụng loại còn xanh để phát huy tác dụng hiệu quả nhất.
Giá kha tử bao nhiêu tiền 1kg?
Với nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt vời, kha lê là loại quả cần giữ trong nhà khi cần dùng. Đây là loại quả khô nên thời gian sử dụng được rất lâu, có thể lên tới 2 năm.
Tuy nhiên, mua kha lê ở đâu và giá bao nhiêu tiền 1kg không phải là điều ai cũng biết. Để mua loại quả này an toàn và tốt nhất, người tiêu dùng nên tới các cửa hàng bán thuốc Đông y hoặc siêu thị lớn bởi sản phẩm ở đây đã được kiểm định chặt chẽ về chất lượng.
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều cơ sở buôn bán kha lê, do đó, giá cả mỗi địa điểm cũng khác nhau. Giá kha tử loại khô dao động khoảng 90.000 – 120.000 đồng/1kg.
Trên đây là những thông tin về tác dụng và cách dùng cây kha lê. Hy vọng bài viết này mang đến nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang