Quả sấu là gì và tác dụng của quả sấu chữa bệnh gì: trị đau họng, trị mụn, giải rượu,… Cách dùng quả sấu như thế nào hiệu quả? Ngâm rượu với quả sấu. Hình ảnh nhận biết quả sấu. Giá quả sấu trên thị trường hiện nay là bao nhiêu?
Quả sấu là gì?
Quả sấu là gì? Quả sấu là một loại quả của cây sấu, có tên tiếng Anh Dracontomelon. Loài quả này còn có tên gọi khác là quả long cóc, quả sấu tía,… Quả long cóc sinh trưởng và phát triển ở vùng nhiệt đới châu Á như Việt Nam, Trung Quốc. Chúng ta rất dễ bắt gặp và nhận ra cây sấu ở dọc hai bên đường. Dựa vào những tiêu chí như sau:
- Cây sấu cao 10-30m.
- Cành nhỏ có cạnh, lông nhung màu xám tro.
- Lá mọc so le, hình trái xoan dài 5-10cm, rộng 2-4cm.
- Hoa sấu mọc theo chùm, có lông mềm.
- Quả sấu mọc theo chùm có nhánh dài.
Quả sấu tía là cách gọi thân thuộc của người miền Nam. Tuy nhiên, loài cây này mọc phổ biến ở khu vực các tỉnh phía Bắc và cao nguyên Trung Bộ; ít gặp ở vùng Nam Bộ. Ngoài việc lấy quả, cây sấu còn được trồng để lấy bóng mát và lá cây sấu dùng làm gia vị trong nhiều món ăn của Việt Nam.
Tác dụng của quả sấu
Tác dụng của quả sấu trong cuộc sống là gì? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Quả sấu tía chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người. Tầm quan trọng của quả sấu tía với cuộc sống của chúng ta rất lớn. Cụ thể là:
- Tác dụng trị các bệnh như chữa sốt, suy nhược cơ thể,…
- Chữa ho, ngứa cổ, đau họng bằng quả sấu tía.
- Quả sấu trị mụn nhọt, làm đẹp da hiệu quả.
- Tăng cường hệ miễn dịch, đề kháng cho cơ thể.
- Kháng khuẩn, hạn chế các nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng.
- Ổn định huyết áp, ngừa béo phì nhờ quả sấu tía.
- Quả sấu thanh lọc máu một cách tốt nhất.
- Ngăn ngừa các căn bệnh ung thư bằng sấu tía.
- Quả sấu chống ốm nghén ở bà bầu.
- Uống nước quả sấu giúp giải rượu, bia.
- Quả sấu dùng để nấu canh chua, om vịt,…
- Sấu chín làm nước giải khát, nước chấm, mứt, ô mai,…
Công dụng của quả sấu tía giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh một cách tích cực. Quả sấu được sử dụng với nhiều tác dụng bổ ích trong việc bồi bổ cơ thể. Các món ăn thêm đậm đà nhờ vào vị chua chua thanh thanh của loại quả này mang lại.
Xem thêm: https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/nhung-nguoi-khong-nen-an-qua-sau-va-uong-nuoc-sau-248178.html
Cách dùng quả sấu
Cách dùng quả sấu như thế nào hiệu quả? Đây là câu hỏi mà nhiều người muốn tham khảo. Quả sấu tía có nhiều tác dụng tích cực, cung cấp Vitamin C tối ưu đến với cơ thể. Và có nhiều cách để sử dụng quả sấu tía hiệu quả. Mọi người có thể tham khảo một số cách sử dụng như sau:
Chế biến nước sấu giải khát:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1kg sấu chín cây.
- 500g đường nâu hoặc vàng.
- 1 nhánh gừng.
- Cách thực hiện:
- Cho 1kg sấu vào ngâm với nước sôi trong vòng 15 phút.
- Gừng làm sạch và giã nhuyễn.
- Đun đường với nước trên ngọn lửa vừa nhỏ cho đến khi đường tan.
- Cho gừng vào nước đường và để nguội.
- Ngâm sấu với nước đường trong vòng 15-20 ngày.
- Dùng pha với nước ấm hoặc đá để uống.
- Bảo quản hỗn hợp dưới tủ lạnh nếu không dùng hết.
Chế biến ô mai sấu:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 kg quả sấu.
- 900g đường vàng.
- 2 lít nước vôi trong.
- 150g gừng tươi.
- Muối ăn.
- Cách thực hiện:
- Sấu cạo vỏ, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng.
- Vớt sấu, khía hình múi và ngâm vào nước vôi trong khoảng 30 phút.
- Vớt sấu ra rổ và rửa lại bằng nước sạch nhiều lần, để ráo.
- Gừng rửa sạch, cạo vỏ và băm nhuyễn.
- Ngâm sấu, gừng, 900g đường cho đến khi đường tan hết.
- Đun hỗn hợp trên đến khi nước đường keo lại.
- Có thể bảo quản ô mai sấu lâu hơn bằng sấy khô 1-1,5 giờ.
Phương pháp sử dụng quả sấu tía đúng cách mang lại nhiều lợi ích tích cực. Những món ăn được chế biến cùng với sấu, giúp kích thích vị giác của con người. Uống cốc sấu đá vào những ngày hè sẽ làm giảm cảm giác oi bức, giúp tinh thần tỉnh táo.
Quả sấu ngâm rượu
Quả sấu ngâm rượu như thế nào là câu hỏi mà nhiều người muốn tham khảo. Rượu sấu là một loại thức uống ưa chuộng đối với cánh mày râu, tốt cho sức khỏe. Những công dụng của rượu sấu giúp trị chứng đau rát họng, đau nhức chân tay, mẩn ngứa,… Ngâm rượu sấu sẽ là một bài thuốc hữu ích cho việc phòng bệnh và hỗ trợ sức khỏe. Việc làm sấu tía để ngâm rượu tại nhà được thực hiện theo những bước sau đây:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 kg quả sấu chín.
- 200g đường phèn giã nhỏ hoặc đường trắng.
- 2 lít rượu trắng.
- Bình ngâm rượu (bình thủy tinh).
Cách ngâm rượu quả sấu:
- Dùng dao cạo sạch vỏ sấu, cắt quả theo hình xoắn ốc.
- Rửa sạch với nước và để ráo.
- Cho 1kg sấu vào bình ngâm với 200g đường đã chuẩn bị.
- Ngâm trong 14 ngày để quả sấu ra nước.
- Cất lấy nước sấu để uống.
- Đổ rượu vào bình chứa quả sấu và đậy kín nắp.
- Ngâm rượu sấu trong vòng 3 tháng là có thể sử dụng.
- Bảo quản rượu sấu dưới 25 độ C.
- Uống rượu sấu 2 lần/ngày, mỗi lần 1 chén nhỏ.
- Không uống quá 100ml, sẽ gây phản tác dụng.
Quả sấu tía ngâm rượu giúp bồi bổ cơ thể một cách hiệu quả. Rượu sấu khi uống có vị chua chua ngọt ngọt và mùi thơm từ quả sấu. Ngoài việc trị đau họng, rượu quả sấu còn giúp lấy lại vị giác, kích thích cảm giác thèm ăn.
Tên gọi | Quả sấu. |
Chế biến | Ngâm đường, ngâm rượu, làm ô mai,… |
Công dụng | Trị bệnh và hỗ trợ sức khỏe. |
Loài cây | Thân gỗ. |
Sinh trưởng | Rừng, các khu dân cư, chung cư,… |
Hình ảnh | Hình ảnh cây sấu. |
Cách trồng | Cách trồng cây sấu. |
Xem thêm:
Hình ảnh quả sấu
Hình ảnh quả sấu như thế nào? Đây là câu hỏi được nhiều người tìm kiếm, tham khảo. Cây của quả sấu tía thường sinh trưởng tại các khu rừng thuộc loại bán rụng lá. Tuổi thọ trung bình của loài cây này lên đến hàng nghìn năm. Và để nhận biết loài quả này, có thể dựa vào những yếu tố sau đây:
Màu sắc:
- Thân cây màu xám đen, sần sùi.
- Lá cây sấu màu xanh thẫm, xanh quanh năm.
- Hoa sấu có màu trắng xanh.
- Quả sấu: còn xanh quả màu xanh, khi chín có màu vàng sẫm.
- Hạt sấu có màu trắng, khô ráp.
Mùi vị:
- Lá sấu: vị chua, chát, có chút đắng.
- Quả sấu: xanh có vị chua; khi chín có vị chua chua, ngọt ngọt.
Ảnh quả sấu tía giúp mọi người dễ nhận biết với các loại quả khác. Cây của quả sấu xuất hiện nhiều ở Việt Nam; được ưa chuộng trồng làm cây xanh tại các khu đô thị, chung cư,… Hình ảnh cây sấu trải dài hai bên dọc tuyến đường ở Hà Nội. Vào mùa sấu chín, loài quả này rất dễ tìm thấy trên những gánh hàng dong của các bác, các cô.
Giá quả sấu
Giá quả sấu bao nhiêu? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều giống cây sấu khác nhau. Vì vậy, giá cả của các loại sấu này cũng ở nhiều mức chênh lệch. Cụ thể là:
- Mức giá của quả sấu tươi dao động: 30.000-45.000 VNĐ/kg.
- Giá của quả sấu loại đặc biệt, xuất khẩu: 50.000-70.000 VNĐ/kg.
- Giá của ô mai sấu dao động: 100.000-300.000 VNĐ/kg.
Giá quả sấu tía ở nhiều mức khác nhau nhưng không hề quá đắt. Người tiêu dùng có thể tìm kiếm mua quả sấu ở chợ, các quầy, tạp hóa,… Quả sấu tía là một loài quả không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Cách trồng cây sấu
Cách trồng cây sấu như thế nào thì hiệu quả? Đây là câu hỏi được tìm kiếm bởi rất nhiều người. Việc trồng cây sấu mang lại nhiều công dụng hữu ích trong cuộc sống của con người. Và việc trồng sấu cũng không quá khó khăn, các bước thực hiện cụ thể như sau:
Cách trồng cây sấu:
- Cây sấu được lựa chọn theo phương pháp chiết cành.
- Cây con giống có chiều cao từ 80cm trở lên.
- Đào hố có kích thước tối thiểu là khoảng 50x50x50cm.
- Khi trồng bỏ phần bầu đất nilon rồi đặt vào trong hố.
- Vun đất đầy gốc và nén chặt đất quanh gốc cây sấu.
- Trồng xong tiến hành tưới nước đẫm cho cây giúp mau ra rễ.
Cách chăm sóc cây sấu:
- Cần cung cấp đủ nước cho cây trong thời gian mới trồng.
- Thường xuyên nhỏ cỏ xung quanh gốc cây.
- Bón phân lót: 5kg phân chuồng, 0,2kg phân Lân,vôi bột khử trùng.
- Cắt tỉa định kỳ tạo hình cho cây trong thời kỳ đầu.
- Loại bỏ cành úa, sâu bệnh cho cây.
Phương pháp trồng cây sấu giúp cây phát triển một cách hiệu quả. Ngoài việc, trồng cây sấu lấy quả, người trồng còn dùng làm bóng mát. Cây sấu mang lại không khí trong lành cho cảnh quan đô thị và không gian sống của gia đình.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang